- Mặc định
- Lớn hơn
Bà bầu mọc răng khôn là trường hợp khá phổ biến vì răng khôn thường xuất hiện ở độ tuổi 18 đến 32. Sự xuất hiện của răng khôn đang trong giai đoạn thai kỳ sẽ gây nên những phản ứng và ảnh hưởng nhất định. Để tìm hiểu rõ hơn, cần tham khảo những thông tin được chia sẻ trong bài viết!
Bà bầu mọc răng khôn có ảnh hưởng gì đến thai nhi không?
Răng khôn chính là chiếc răng cuối cùng xuất hiện trong cung hàm, mặc dù không đem đến chức năng ăn nhai nhưng sự hiện diện của răng khôn gây nên một số những cảm giác khó chịu, ảnh hưởng. Vì mọc ở sau cùng nên răng khôn có thể xuất hiện nghiêng vẹo, lệch lạc, một số trường hợp đổi hướng và đâm ra những gốc răng khác. Việc xử lý răng khôn tương đối phức tạp và mất thời gian.
Bà bầu mọc răng khôn xuất hiện phổ biến, bởi chiếc răng cuối cùng thường xuất hiện trong giai đoạn trưởng thành, kéo dài từ 18 đến 32 tuổi. Trường hợp những người bình thường khi răng khôn xuất hiện, việc xử lý đơn giản, chỉ cần đến nha sĩ thăm khám cũng như đưa ra được phác đồ phù hợp. Việc nhổ răng hay giữ lại sẽ được bác sĩ xem xét và có phương pháp phù hợp nhất.
Bà bầu mọc răng khôn thường sẽ xuất hiện những cảm giác đau đớn, ê nhức dữ dội. Điều này không những gây nên những tác động đến sức khỏe của mẹ mà còn có thể ảnh hưởng đến em bé. Trong giai đoạn mang thai, cơ thể chị em cực kỳ nhạy cảm. Do đó, sự tấn công của các vi khuẩn vào khoang miệng dễ xuất hiện.
Trong giai đoạn mọc răng khôn, nướu có thể sưng đau kèm theo đó là tình trạng viêm nướu. Một số trường hợp hôi miệng và viêm nha chu. Bên cạnh đó, khi đang mang thai mà mọc răng khôn có thể dẫn đến viêm lợi. Lượng canxi bé hấp thụ từ cơ thể mẹ có thể giảm xuống dẫn đến sinh ra nhẹ cân, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Những ảnh hưởng khi bà bầu mọc răng khôn
Nếu trong giai đoạn mang thai mà bà bầu mọc răng khôn bị lệch, tình trạng đau nhức kéo dài có thể gây tác động lớn đến sức khỏe, việc ăn uống khó khăn, tác động đến cả sức khỏe mẹ và bé. Trường hợp răng khôn mọc thẳng không sao. Với những dấu hiệu răng khôn nghiêng vẹo, tác động đến các răng bên cạnh, gây đau nhức kéo dài sẽ có một số những ảnh hưởng nhất định như:
Có dấu hiệu sinh non
Những cơn đau nhức răng khôn kéo dài, nếu đau thường xuyên, có thể gây sưng má, buốt và dẫn đến cơn đau đầu. Thường ở những giai đoạn gần cuối thai kỳ, việc đau răng khôn nhiều quá sẽ ảnh hưởng, kích thích quá trình chuyển dạ sớm hơn bình thường, gây đau nhức.
Con suy dinh dưỡng
Bà bầu mọc răng khôn sẽ khiến cho việc ăn uống, cung cấp dinh dưỡng trở nên khó khăn. Bởi lợi sưng, không thể nạp đủ hết các chất dinh dưỡng cần thiết vào được. Vì thế khi sinh con ra, em bé không đủ dưỡng chất quan trọng để phát triển, dẫn đến việc suy dinh dưỡng.
Có thể bị tiền sản giật
Răng khôn gây viêm nhiễm sẽ xuất hiện tình trạng chảy máu chân răng. Với những phụ nữ mang thai, việc chảy máu chân răng nhiều có thể dẫn đến chứng tiền sản giật vì lượng máu đến tử cung bị thiếu. Trong giai đoạn này nên chú ý cẩn thận để không có dấu hiệu đau răng khôn xuất hiện.
Xem thêm: Những biểu hiện khi mọc răng khôn bạn nên biết?
Hướng dẫn cách giảm đau cho bà bầu mọc răng khôn
Khi phát hiện dấu hiệu mọc răng khôn ở bà bầu, các mẹ cần nhanh chóng thăm khám cũng như đưa ra phương pháp can thiệp sao cho hiệu quả nhất. Lúc này, các bác sĩ chuyên khoa sẽ xem xét mức độ mọc răng khôn ở mẹ bầu, đánh giá răng mọc thẳng hay mọc lệch. Tùy thuộc vào từng trường hợp mà bác sĩ sẽ cân nhắc phương án cải thiện sao cho phù hợp nhất. Với những dấu hiệu về đau nhức răng khôn, mẹ bầu có thể cân đối áp dụng những phương pháp giảm đau tại nhà. Các kinh nghiệm dân gian sẽ giúp cho việc đau răng được cải thiện đáng kể
Súc miệng nước ấm
Khi bà bầu mọc răng khôn và có dấu hiệu đau nhức, bạn có thể sử dụng bí quyết súc miệng bằng nước ấm. Hoặc cũng có thể dùng khăn ấm chườm lên vị trí răng không đang đau. Tác dụng hạ nhiệt, đau răng sẽ được cải thiện rõ ràng. Bạn nên sử dụng nước ấm pha loãng với muối để tác dụng giảm đau rõ nét nhất.
Dùng rễ lá lốt
Bà bầu mọc răng khôn và có xuất hiện dấu hiệu đau nhức, nên sử dụng lá lốt để cải thiện. Thành phần benzyl axetat trong rễ lá lốt đem đến hiệu quả kháng viêm, giảm nhanh dấu hiệu sưng đau hiệu quả. Để thực hiện, mẹ bầu nên dùng rễ lá lốt giã nát với muối. Sau đó ép lấy nước và thấm vào vùng răng khôn đau. Tiếp đến khoảng 2- 3 phút súc miệng lại với nước sạch. Tác dụng giảm đau của lá lốt đem đến hiệu quả, an toàn cho chị em đang mang bầu.
Chườm đá
Đá lạnh có tác dụng làm co những mạch máu, giảm ứ dịch ở nơi mọc răng khôn, không có dấu hiệu đau đớn và những ảnh hưởng xấu xuất hiện. Tuy nhiên, chườm đá nên chú trọng 5 -10 phút mỗi lần, không thực hiện quá nhiều sẽ gây nên tình trạng bỏng lạnh.
Sử dụng giảm đau với tỏi
Nếu có dấu hiệu đau nhức răng thường xuyên có thể sử dụng tỏi để nhanh chóng giảm đau. Chỉ cần giã nát tỏi tươi, sau đó đem trộn với hỗn hợp muối và đắp chúng vào vùng có dấu hiệu đau răng khôn. Với phương pháp giảm đau răng bằng tỏi, nên thực hiện mỗi ngày 2- 3 lần, mỗi lần 5 – 10 phút để có được hiệu quả cải thiện cơn đau rõ nét nhất.
Đọc ngay: Thuốc giảm đau khi mọc răng khôn dành cho các mẹ bầu.
Có nên nhổ răng khôn cho các mẹ bầu không?
Bà bầu mọc răng khôn xuất hiện một số những ảnh hưởng và tác động lớn đến cuộc sống. Do đó, rất nhiều trường hợp băn khoăn không biết có nên nhổ răng khôn khi đang mang thai không? Theo chia sẻ từ những bác sĩ chuyên khoa, KHÔNG NÊN thực hiện nhổ răng khôn khi đang trong giai đoạn thai kỳ. Phương pháp nhổ răng khôn cần sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc gây tê và giảm đau. Chưa kể quá trình nhổ răng cũng có tác động gây đau đớn và ảnh hưởng đến tâm lý.
Với những chị em phụ nữ đang mang thai, việc nhổ răng khôn sẽ xuất hiện một số các ảnh hưởng, gây đau đớn và viêm nhiễm. Do đó, bà bầu mọc răng khôn nên chú trọng áp dụng những phương pháp giảm đau bằng thiên nhiên. Tuyệt đối không nên thực hiện nhổ răng khôn trong giai đoạn này để hạn chế thấp nhất những ảnh hưởng xấu xuất hiện.
Vừa rồi Nha khoa Shark đã chia sẻ về bà bầu mọc răng khôn cùng cách giảm đau hiệu quả cập nhật trong bài viết, tin chắc mọi người sẽ sớm có được thông tin hữu ích, từ đó có cách chăm sóc hiệu quả. Các mẹ bầu cũng đừng lo lắng quá nhiều, chú ý chế độ dinh dưỡng cũng như tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ để hạn chế những ảnh hưởng khi răng khôn xuất hiện.
Bình luận bài viết