Hôi miệng không phải là vấn đề có thể làm cho sức khỏe bị tác động, tuy nhiên lại làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự tự tin của bạn. Top 20+ cách trị hôi miệng từ bên trong sau đây sẽ giúp bạn lấy lại sự tự tin trọn vẹn.
Nguyên nhân gây hôi miệng
Có rất nhiều nguyên nhân có thể khiến cho hơi thở có mùi hôi. Trong đó, nguyên nhân chủ yếu chính là sự giải phóng hợp chất Sulphur. Một số nguyên nhân điển hình cần đề cập như sau.
Hôi miệng do vi khuẩn
Các loại vi khuẩn có hại thường tập trung ứ đọng trong khoang miệng, nhất là ở túi nha chu, bề mặt lưỡi hoặc ở giữa kẽ răng. Các loại hại khuẩn này sẽ phân giải Protein Gram âm, làm cho hợp chất Sulphur bay hơi tạo nên mùi hôi khó chịu.
Hôi miệng tạm thời
Một số lý do có thể khiến cho tình trạng hôi miệng xuất hiện tạm thời như sau:
- Sử dụng nhiều thực phẩm, đồ uống, hay giữ thói quen có thể làm cho miệng bị khô như: Hút thuốc lá, uống rượu bia, uống quá nhiều sữa,…
- Ăn nhiều hành, tỏi,… hoặc những thực phẩm nặng mùi.
- Hôi miệng tạm thời sau khi ngủ dậy xuất hiện do khoang miệng hạn chế việc sản xuất và tiết nước bọt tạm thời, làm cho miệng bị khô.
Nguyên nhân xuất phát từ miệng
- Tình trạng viêm nha chu, viêm nướu, viêm quanh thân răng, hoại tử lở loét, áp xe răng,… có thể gây ra tình trạng hôi miệng.
- Hôi miệng có thể gây nên bởi 1 số tác dụng phụ khi dùng thuốc.
- Ảnh hưởng từ tuổi tác có thể khiến cho lượng nước bọt tiết ra bị giảm khiến cho miệng bị hôi.
- Bệnh nhân đang trong giai đoạn xạ trị, hóa trị cũng có thể bị hôi miệng.
- Hôi miệng có thể xuất hiện do không vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng.
- Thức ăn bị giắt lại giữa các khí cụ chỉnh nha như mắc cài, răng giả,… sẽ khiến cho hơi thở của bạn có mùi hôi khó chịu.
- Một số bệnh lý khác cũng có thể gây hôi miệng như: Xương bị hoại tử, tủy xương bị viêm, viêm ổ răng khô và một số chứng bệnh ác tính khác.
Những nguyên nhân khác
Hôi miệng còn có thể xuất phát bởi những nguyên nhân bên ngoài:
- Sử dụng các loại thuốc có thể gây hôi miệng như: Dimethyl Sulphoxide, Amphetamine, Disulfiram, Phenothiazine,… và các loại thuốc có thể gây độc cho tế bào.
- Hôi miệng gây ra do các bệnh lý toàn thân: Mũi họng bị nhiễm trùng, rối loạn hô hấp,…
- Hôi miệng gây ra do các bệnh về dạ dày và đường ruột: Trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày,…
- Hôi miệng xuất hiện khi bạn mắc phải các chứng bệnh như: Tiểu đường, bệnh gan, bệnh thận,…
20+ cách đơn giản điều trị hôi miệng tại nhà – Điều trị hôi miệng từ bên trong
Tình trạng hôi miệng đang khiến bạn đau đầu, ảnh hưởng lớn đến sự tự tin và chất lượng cuộc sống của bạn? Sau đây sẽ là 20+ cách trị hôi miệng từ bên trong hiệu quả ngay tại nhà mời các bạn tham khảo.
Sử dụng nước muối
Trong muối có chứa nhiều khoáng chất có lợi cho sức khỏe của răng và nướu. Đặc biệt ở muối còn có đặc tính sát khuẩn, có thể tiêu diệt các loại hại khuẩn gây hôi miệng. Nước muối còn có thể hỗ trợ cho vết thương chóng lành.
Bạn có thể sử dụng nước muối có sẵn ở các tiệm thuốc tây hoặc nước muối tự pha chế tại nhà. Như vậy, muối chính là cách trị hôi miệng từ bên trong đầu tiên mà chúng tôi gợi ý.
Sử dụng trà xanh
Trong trà xanh có chứa hoạt chất chống oxy hóa khá cao, đồng thời còn có khả năng kháng khuẩn nên có khả năng vệ sinh răng miệng tốt. Bạn có thể sử dụng trà xanh để chữa hôi miệng bằng cách uống trà xanh hoặc súc miệng bằng nước trà xanh.
Bạn có thể bổ sung vào nước trà xanh 1 vài giọt nước chanh hoặc 1 vài lát gừng để nâng cao khả năng cải thiện hôi miệng của trà xanh.
Sử dụng chanh
Chanh có thể trị hôi miệng hiệu quả do có tính kháng khuẩn, và tinh dầu bên trong vỏ chanh cũng có tác dụng trị hôi miệng.
Cách trị hôi miệng từ bên trong bằng chanh có thể thực hiện bằng việc nhai và nuốt vỏ chanh sau khi đã được rửa sạch. Hãy thực hiện cách này nhiều lần trong ngày để đạt được hiệu quả rõ rệt nhất.
Sử dụng rau cần tây
Trong rau cần tây có chứa nhiều chất diệp lục và với hương thơm tự nhiên của mình, rau cần tây có thể giúp cho hơi thở của bạn cải thiện được mùi hôi khó chịu.
Để trị hôi miệng, bạn chỉ cần xay nhuyễn rau cần tây và súc miệng bằng nước cốt thu được. Hoặc bạn cũng có thể nhúng cần tây vào giấm và nhai kỹ trong vòng vài phút.
Sử dụng bột quế và mật ong
Cách trị hôi miệng từ bên trong tiếp theo chính là sử dụng quế kết hợp cùng mật ong. Tinh dầu Aldehyle Cinamic có trong quế có thể khiến cho hoạt động của vi khuẩn bị ức chế, bên cạnh đó, quế còn có hương thơm dễ chịu.
Để sử dụng bột quế trị hôi miệng, bạn chỉ cần:
Đun sôi nước với bột quế.
- Lọc sạch cặn qua khăn mỏng.
- Thêm 1 ít mật ong vào nước vừa thu được.
- Sử dụng nước này để súc miệng mỗi ngày.
Trong mật ong cũng có chứa nhiều chất kháng khuẩn và chất chống oxy hóa, vì vậy cũng có khả năng trị hôi miệng tốt.
Sử dụng nước súc miệng
Sử dụng nước súc miệng chính là cách trị hôi miệng từ bên trong đơn giản, dễ thực hiện nhất. Trong nước súc miệng thường có chứa bạc hà nên có mùi hương dễ chịu cùng với khả năng kháng khuẩn tốt. Sử dụng nước súc miệng thường xuyên và đúng cách sẽ làm cho những mảng bám trên răng bị bong dần.
Sử dụng bạc hà
Tinh dầu thơm trong bạc hà vừa có khả năng kháng khuẩn, vừa có thể cải thiện làn hơi có mùi khó chịu. Bạn có thể sử dụng bạc hà kèm với kem đánh răng để giúp cho hơi thở thơm mát và dễ chịu hơn, hoặc cũng có thể sử dụng kẹo bạc hà.
Sử dụng gừng
Cách trị hôi miệng từ bên trong tiếp theo chính là sử dụng gừng. Vì trong gừng có chứa 6-Gingerol có tác dụng kích thích sự hoạt động của các Enzim có trong khoang miệng, giúp thúc đẩy nhanh quá trình phân rã các chất gây mùi hôi trong miệng.
Đọc ngay: Cách chữa hôi miệng bằng gừng.
Sử dụng lá thì là
Thì là không chỉ được sử dụng để làm tăng mùi hương cho món ăn, mà còn có thể giúp cho hơi thở của bạn không còn mùi hôi khó chịu. Trong lá thì là có tinh chất có khả năng kháng khuẩn tốt, chính vì vậy, bạn có thể sử dụng lá thì là như một nguyên liệu trị hôi miệng.
Bạn có thể nghiền nát lá thì là cùng với đinh hương và bạch khấu, sau khi nhai và nhổ bỏ đi sau khi khoang miệng đã đầy nước bọt. Thực hiện cách thức này đều đặn và đúng cách sẽ đem đến cho bạn một hơi thở không còn mùi hôi khó chịu.
Sử dụng vỏ bưởi
Tinh dầu có trong vỏ bưởi có tác dụng khử mùi hôi trong khoang miệng rất tuyệt vời, vì vậy, sử dụng vỏ bưởi chính là cách trị hôi miệng từ bên trong tiếp theo mà chúng tôi muốn chia sẻ.
Bạn có thể nhai vỏ bưởi sau khi ăn trong khoảng 5 phút, sau đó súc miệng với nước ấm. Sau một khoảng thời gian thực hiện, tình trạng hôi miệng của bạn sẽ được loại bỏ.
Sử dụng lá ổi
Lá ổi chính là sự lựa chọn lý tưởng tiếp theo nếu bạn muốn chữa hôi miệng đơn giản, dễ thực hiện tại nhà.
Trong lá ổi có chứa nhiều Tanin, Axit Oxalic và Photpho, đây đều là những chất có hiệu quả tốt trong việc làm sạch những mảng bám trên răng và loại bỏ mùi hôi khó chịu trong hơi thở.
Xem thêm: Cách chữa hôi miệng bằng lá ổi.
Sử dụng lá mùi tàu
Vitamin C, Glucid và Protid có trong lá mùi tàu có thể loại bỏ sự tồn tại của vi khuẩn gây hôi miệng, trả lại cho bạn một hơi thở đầy sự tự tin.
Lá mùi tàu còn có mùi thơm dễ chịu và chứa nhiều tinh dầu, vì vậy, sử dụng lá mùi tàu chính là cách trị hôi miệng từ bên trong được nhiều người lựa chọn.
Sử dụng giấm táo
Trong giấm táo có chứa nhiều thành phần rất tốt: Khoáng chất, Vitamin, Axit Amin và Axit Axetic,… rất có lợi cho sức khỏe răng miệng của chúng ta.
Giấm táo có tính sát trùng cao, bạn có thể sử dụng giấm táo để trị hôi miệng tại nhà bằng cách pha loãng giấm táo với nước và sử dụng dung dịch này để súc miệng.
Sử dụng sữa chua
Sữa chua được biết đến là một thực phẩm tốt cho hệ miễn dịch và hệ tiêu hóa, với hàng triệu lợi khuẩn có trong thành phần, sữa chua còn có thể hỗ trợ bạn cải thiện mùi hôi miệng thông qua khả năng làm giảm số lượng Hydrogen Sulfide gây mùi hôi.
Cách trị hôi miệng từ bên trong này vừa đơn giản, vừa ngon miệng, vừa tốt cho hệ tiêu hóa, và tốt cho sức khỏe răng miệng.
Sử dụng dầu dừa
Bên cạnh tác dụng chống lão hóa, dầu dừa còn có thể giúp bạn cải thiện tình trạng hôi miệng với thành phần giàu khả năng kháng khuẩn: Axit Caprylic, Axit Lauric, Axit Capric,…
Sử dụng dầu dừa để chữa hôi miệng là cách thức an toàn, bạn có thể hoàn toàn yên tâm.
Sử dụng nước vo gạo
Men răng sẽ được làm sạch, mảng bám trên răng sẽ được loại bỏ dưới tác dụng của cám có trong thành phần gạo, từ đó tình trạng hôi miệng cũng sẽ được cải thiện.
Bạn chỉ cần sử dụng nước vo gạo để súc miệng 02 lần trong ngày, kiên trì thực hiện trong vòng vài ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất. Đây là cách trị hôi miệng từ bên trong tại nhà an toàn, hiệu quả và tiết kiệm.
Sử dụng Baking Soda
Baking Soda có thể làm giảm nồng độ axit trong khoang miệng với tác dụng của thành phần Natri Hidrocacbonat cùng với nhiều loại muối Axit kết hợp.
Sử dụng Baking Soda sẽ giúp bạn cải thiện mùi hôi miệng nhanh chóng.
Sử dụng dưa leo
Cách trị hôi miệng từ bên trong tiếp theo chính là uống nước ép dưa leo mỗi ngày.
Trong dưa leo có chứa nhiều khoáng chất và Vitamin, Phytochemical có thể hạn chế sự phát triển của vi khuẩn, giúp tăng lượng nước bọt được tiết ra, hạn chế miệng bị khô, cải thiện tình trạng hôi miệng.
Sử dụng đinh hương
Đinh hương có thể chữa bệnh đường ruột, dạ dày và giúp hơi thở thơm tho, không còn mùi hôi khó chịu.
Bạn chỉ cần nhai đinh hương trong khoảng từ 2-5 phút sau khi đinh hương đã được ngâm mềm để cho tinh dầu đinh hương thấm đều khắp khoang miệng, sau đó nhổ bỏ bã và súc miệng bằng nước sạch.
Bạn có thể tìm thấy đinh hương tại các nhà thuốc Đông Y, hãy nhai đều đặn mỗi ngày để tình trạng hôi miệng được cải thiện rõ rệt.
Sử dụng muối và ngò gai
Súc miệng với nước muối và ngò gai cũng chính là một trong các cách trị hôi miệng từ bên trong hiệu quả.
Bạn chỉ cần đun sôi ngò gai với 1 lượng nước vừa đủ trong khoảng 15 phút, sau đó thêm vào 1 ít muối. Súc miệng đều đặn bằng dung dịch này khoảng 2-3 lần trong ngày để mùi hôi miệng được cải thiện.
Sử dụng rau húng chanh
Sử dụng lá húng chanh khô và sắc thật đặc, ngậm dung dịch này trong khoảng 5-7 phút để cải thiện tình trạng miệng có mùi hôi.
Bạn có thể thực hiện cách trị hôi miệng từ bên trong bằng rau húng chanh mỗi ngày để đạt được hiệu quả cao nhất.
Cần làm gì để phòng tránh hôi miệng?
Chúng ta đã biết được 20+ cách trị hôi miệng từ bên trong, nhưng sẽ tốt hơn rất nhiều nếu chúng ta phòng ngừa tốt, không để xảy ra tình trạng hơi thở có mùi hôi.
Hãy lưu ý những điều sau đây để phòng tránh hôi miệng thật hiệu quả bạn nhé!
Vệ sinh răng miệng đúng cách
Để răng miệng được làm sạch hiệu quả và không còn mùi hôi, bạn cần đánh răng ít nhất 02 lần mỗi ngày, đặc biệt là sau khi ăn và trước khi ngủ.
Hãy làm sạch kẽ răng bằng chỉ nha khoa và nước súc miệng chuyên dụng thường xuyên và đúng cách để xóa bỏ mùi hôi miệng.
Làm sạch lưỡi
Sau khi đánh răng, bạn cần làm sạch lưỡi, vì vi khuẩn có sót lại trên lưỡi cũng có thể khiến cho hơi thở của bạn xuất hiện mùi hôi khó chịu.
Uống nhiều nước
Hãy uống nhiều nước để khoang miệng luôn được ẩm ướt, kích thích sự tăng tiết nước bọt và không làm cho khoang miệng bị khô, vì miệng khô có thể gây mùi.
Bạn có thể nhấm nháp nước thường xuyên để cho khoang miệng luôn được ẩm ướt. Bạn cũng có thể uống nước trái cây để thoát khỏi tình trạng hơi thở có mùi hôi.
Súc miệng bằng nước muối
Nước muối có khả năng kháng khuẩn, có tác dụng rất tốt trong việc ức chế sự phát triển của các loại hại khuẩn có trong khoang miệng. Vì vậy, bạn có thể súc miệng bằng nước muối thường xuyên để răng miệng luôn được sạch sẽ, hạn chế xuất hiện mùi hôi trong hơi thở.
Hạn chế thực phẩm nặng mùi
Để phòng ngừa tình trạng hôi miệng, bạn cần hạn chế những thực phẩm nặng mùi như: Hành, tỏi, những thực phẩm chứa nhiều chất béo,… vì những thực phẩm này sẽ để lại mùi trong miệng rất lâu.
Hoặc sau khi sử dụng những thực phẩm vừa rồi, bạn cần vệ sinh răng miệng thật kỹ lưỡng để những mảng bám thức ăn còn sót lại được loại bỏ hoàn toàn.
Điều trị các bệnh lý răng miệng càng sớm càng tốt
Bạn cần điều trị các bệnh lý răng miệng mà mình đang mắc phải càng sớm càng tốt, như: Viêm tủy, sâu răng, viêm nha chu,… Đây đều là những chứng bệnh có thể làm cho miệng có mùi hôi.
Điều trị bệnh lý răng miệng càng sớm, tình trạng hôi miệng được giải quyết càng nhanh, được phòng ngừa càng hiệu quả.
Bỏ thói quen không tốt
Những thói quen không tốt mà bạn cần loại bỏ để giữ cho hơi thở không có mùi hôi là: Hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia, cắn móng tay,… Những thói quen này không chỉ khiến cho hơi thở có mùi, mà còn có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.
Thăm khám nha sĩ thường xuyên
Thăm khám nha sĩ thường xuyên cũng chính là cách giúp bạn phòng ngừa tình trạng hôi miệng hiệu quả.
Trung bình, bạn cần đến với nha sĩ 3-6 tháng 1 lần. Những vấn đề răng miệng sẽ được các nha sĩ phát hiện và chữa trị kịp thời nếu có, từ đó ngăn chặn hiệu quả vấn đề hôi miệng.
Vừa rồi là Top 20+ cách trị hôi miệng từ bên trong được gợi ý bởi những chuyên gia. Để điều trị dứt điểm tình trạng hôi miệng và nhanh chóng, hãy đến với Nha khoa Shark qua số Hotline: 1800 2069 để được các chuyên gia nha khoa hàng đầu tư vấn và hỗ trợ.
Có thể bạn quan tâm:
Bình luận bài viết