Chảy máu chân răng là bị gì? Có cần đi khám không?

Chảy máu chân răng là bị gì? Có cần đi khám không?

Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn

Chảy máu chân răng thường gây ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng và cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Vậy tình trạng này xảy ra do đâu? Có những biện pháp nào khắc phục hiệu quả? Hãy cùng chuyên mục Chân Răng của Nha khoa Shark tham khảo qua bài viết sau đây để biết được nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng chảy máu chân răng này nhé.

chảy máu chân răng

Nguyên nhân dẫn tới tình trạng chảy máu chân răng

Tình trạng chảy máu chân răng thường xảy ra phổ biến ở mọi người. Đây là dấu hiệu cho thấy bạn đang gặp phải những bệnh lý về răng miệng như viêm nướu, viêm nha chu,….Cùng tìm hiểu cụ thể những nguyên nhân gây ra hiện tượng chảy máu chân răng ở dưới đây.

Do bệnh lý viêm nướu, viêm nha chu

Viêm nha chu là tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở các mô xung quanh răng. Còn viêm nướu là tình trạng viêm nhiễm ở phần nướu. Đối với hai bệnh lý này, khi bạn chải răng không đúng cách hoặc dùng lực quá mạnh thì đều có thể tác động đến vùng nha chu và nướu, gây tổn thương và chảy máu.

Thông thường, nguyên nhân gây ra hiện tượng viêm nha chu và viêm nướu là do:

  • Ăn uống không lành mạnh: Những thói quen ăn uống thực phẩm nhiều đường, tinh bột sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển trong khoang miệng. Từ đó gây ra hiện tượng viêm nướu, viêm nha chu.
  • Do yếu tố di truyền: Nếu ông bà, bố mẹ, người thân bị viêm nướu, viêm nha chu thì đời con cháu cũng sẽ dễ gặp các bệnh lý về răng miệng này.
  • Do thay đổi hormone: Trong thời gian mang thai, trong độ tuổi dậy thì hoặc tiền mãn kinh sẽ làm thay đổi hormone, từ đó dễ gây ra các bệnh lý về răng miệng như viêm nướu, viêm nha chu.

Ngoài ra, vệ sinh răng miệng không đúng cách cũng sẽ khiến mảng bám sẽ tích tụ, gây ra tình trạng viêm nhiễm quanh chân răng và làm chân răng bị chảy máu.

Tình trạng chảy máu răng là triệu chứng của các bệnh lý viêm nha chu, viêm nướu
Tình trạng chảy máu răng là triệu chứng của các bệnh lý viêm nha chu, viêm nướu

Do áp xe chân răng

Áp xe chân răng là biến chứng nguy hiểm của các bệnh lý như sâu răng, viêm nha chu, viêm nướu, nứt răng,… Tình trạng này không chỉ gây đau nhức, ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày, mà con khiến vi khuẩn gây hại xâm nhập vào tủy răng, gây viêm tủy và hoại tử tủy.

Ngoài ra, khi bạn đánh răng với lực mạnh và dùng bàn chải đánh răng lông cứng cũng sẽ gây áp xe chân răng. Với tình trạng này, bạn sẽ có triệu chứng chảy máu chân răng, sưng nướu, hôi miệng và gặp khó khăn khi ăn nhai.

Do vệ sinh răng miệng không đúng cách

Bên cạnh đó, đánh răng không đúng cách cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng chân răng bị chảy máu. Khi bạn chải răng quá mạnh, không đúng cách và dùng bàn chải cứng sẽ làm tổn thương nướu, gây chảy máu chân răng.

Ngoài ra, thời gian chải răng không đủ cũng sẽ không thể làm sạch mảng bám, dẫn đến vi khuẩn tích tụ và gây viêm nướu, chảy máu răng.

Vệ sinh răng miệng không đúng cách sẽ khiến nướu bị tổn thương và gây chảy máu răng
Vệ sinh răng miệng không đúng cách sẽ khiến nướu bị tổn thương và gây chảy máu răng

Do tác động mạnh

Khi bạn bị va đập mạnh vào răng do tai nạn, chơi thể thao cũng có thể gây chảy máu chân răng. Ngoài ra, những thói quen xấu như dùng răng mở nắp chai cũng sẽ khiến vùng nướu bị tổn thương.

Nếu chân răng bị chảy máu do yếu tố va đập thì cách xử lý rất đơn giản, bạn chỉ cần cầm máu và chú ý hơn trong cách vệ sinh răng miệng hàng ngày. Bởi vì sau khi vết thương lành thì tình trạng trên sẽ không xảy ra nữa.

Do không đủ chất dinh dưỡng

Khi cơ thể bạn thiếu các chất: Vitamin K, C, canxi cũng sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe của nướu.

  • Vitamin K đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành và phát triển nướu.
  • Vitamin C giúp quá trình máu đông và hồi phục các mô trong cơ thể diễn ra nhanh .

Do đó, khi thiếu hai vitamin này sẽ ảnh hưởng tới quá trình làm đông máu và gây chảy máu không kiểm soát. Ngoài ra, thiếu canxi sẽ khiến xương hàm trở nên suy yếu, dễ bị hư tổn và gặp các bệnh lý về răng miệng.

Cơ thể thiếu vitamin K, C sẽ khó làm máu đông và khó cầm máu
Cơ thể thiếu vitamin K, C sẽ khó làm máu đông và khó cầm máu

Do các bệnh lý tổng thể

Bên cạnh những nguyên nhân về yếu tố răng miệng thì các bệnh lý tổng thể cũng sẽ dẫn đến tình trạng chảy máu chân răng. Một số bệnh lý toàn thân gây ra tình trạng chân răng bị chảy máu:

  • Tăng huyết áp: Khi áp lực trong mạch máu gia tăng cũng sẽ khiến nướu dễ bị chảy máu.
  • Bệnh tiểu đường: Khi đường huyết tăng cao sẽ khiến nướu ít được nuôi dưỡng, từ đó dễ gây ra tình trạng chảy máu nướu.
  • Bệnh về máu: Những chứng bệnh máu đông, bạch cầu ít, thiếu máu,… cũng sẽ ảnh hưởng tới quá trình lành vết thương và dễ gây chảy máu không kiểm soát.
  • Bệnh về gan: Các bệnh lý xơ gan, viêm gan, suy gan,… sẽ làm suy giảm chức năng đông máu, gây chảy máu chân răng.
  • Bệnh về thận: Trong trường hợp bạn bị bệnh thận mãn tính hoặc bị suy thận cũng sẽ gây ra tình trạng chảy máu chân răng.

Ngoài ra, sử dụng thuốc chống đông, chống viêm, chống ung thư cũng sẽ gây ra hiện tượng chảy máu ở chân răng.

Có thể thấy, có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng chân răng bị chảy máu. Nếu tình trạng này được chữa trị kịp thời sẽ hạn chế xảy ra các bệnh lý nguy hiểm. Do đó, bạn cần nắm được hết nguyên nhân để có cách xử lý và phòng ngừa kịp thời. Từ đó giúp sức khỏe răng miệng tốt hơn.

Cách khắc phục tình trạng chảy máu chân răng tại nhà

Nếu không may gặp phải tình trạng chảy máu chân răng và chưa có thời gian để thăm khám bác sĩ nha khoa thì bạn có thể áp dụng một số biện pháp xử lý tại nhà để hạn chế những biến chứng nguy hiểm xảy ra. Cụ thể bao gồm những phương pháp sau:

Cầm máu băng gạc

Đầu tiên, khi thấy chân răng bị chảy máu, bạn cần cầm máu bằng cách sử dụng băng gạc hoặc bông gòn. Cách thực hiện như sau:

  • Rửa tay sạch sẽ và chuẩn bị một miếng bông gòn hoặc băng gạc sạch.
  • Gấp nhỏ và đắp nhẹ nhàng lên vị trí chảy máu.
  • Giữ bông gòn ở nguyên vị trí đó trong vòng 10 – 15 phút để máu đông lại và ngừng chảy.
Dùng bông gòn và băng gạc để cầm máu chảy chân răng hiệu quả
Dùng bông gòn và băng gạc để cầm máu chảy chân răng hiệu quả

Lưu ý: Trong quá trình cầm máu, tránh nhai, ngậm và chọc vào vị trí chảy máu để vết thương mau lành. Nếu bạn thấy máu vẫn chảy thì có thể thay thế bằng một miếng bông gạc mới. Tuy nhiên, nếu chảy máu quá nhiều, không thể kiểm soát được thì bạn cần lập tức tới bác sĩ để kiểm tra và điều trị kịp thời.

Chườm lạnh

Tình trạng chân răng bị chảy máu thường kèm theo biểu hiện đau và sưng. Do đó, bạn có thể áp dụng phương pháp chườm lạnh để làm dịu nhẹ tình trạng chảy máu.

Chườm lạnh giúp mạch máu co lại và làm dừng tình trạng chảy máu. Bên cạnh phương pháp chườm đá ở ngoài vùng má, bạn có thể áp dụng chườm lạnh bằng cách sau:

  • Chuẩn bị miếng băng gạc hoặc khăn mỏng sạch.
  • Tiếp theo, gấp miếng băng gạc thành những miếng nhỏ và làm lạnh.
  • Đặt miếng băng gạc vừa làm lạnh vào vị trí chảy máu sao cho nó tiếp xúc với chân răng và phần nướu bị chảy máu.
  • Giữ băng gạc nguyên vị trí trong khoảng 10 – 15 phút.

Nếu sau quy trình này, tình trạng chảy máu giảm ít, bạn có thể nghỉ 1, 2 phút và tiếp tục thực hiện theo các bước trên, tình trạng chân răng bị chảy máu giảm hiệu quả.

Dùng nước muối loãng

Theo bác sĩ nha khoa, nước muối có tác dụng làm giảm lượng vi khuẩn trong khoang miệng. Do đó, dùng nước muối loãng là phương pháp giúp giảm chảy máu chân răng hiệu quả.

Để thực hiện, bạn chuẩn bị dung dịch nước muối loãng, sau đó lấy súc miệng trong khoảng 30 giây. Tuyệt đối không được nuốt mà cần phải nhổ ra ngoài. Bạn có thể áp dụng cách này 2 – 3 lần trong ngày, đặc biệt là sau mỗi lần đánh răng.

Súc miệng bằng nước muối pha loãng 2 - 3 lần/1 ngày để giúp giảm chảy máu vùng chân răng
Súc miệng bằng nước muối pha loãng 2 – 3 lần/1 ngày để giúp giảm chảy máu vùng chân răng

Chăm sóc răng miệng đúng cách

Đối với nguyên nhân chân răng bị chảy máu do vệ sinh không đúng cách thì biện pháp khắc phục hiệu quả là chăm sóc răng miệng đúng cách theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Bạn cần chải răng đúng kỹ thuật, từ trên xuống dưới và từ trong ra ngoài. Ngoài chải răng thường xuyên 2 lần mỗi ngày, bạn cần kết hợp dùng nước súc miệng, chỉ nha khoa, tăm nước để làm sạch mảng bám trên kẽ răng.

Dùng kem đánh răng có chứa Flour để giúp bảo vệ men răng, ngăn ngừa sự hình thành và phát triển của mảng bám, cùng với đó hạn chế các bệnh lý răng miệng nguy hiểm, đặc biệt là chảy máu răng.

Xây dựng chế độ ăn khoa học, đủ chất

Ngoài ra, để khắc phục tình trạng chân răng bị chảy máu, bạn nên bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Đặc biệt là các chất dinh dưỡng sau: canxi, vitamin D, C, K, omega – 3,… Các chất này chủ yếu có trong cá hồi, sữa, rau xanh, hoa quả,…

Đây là những chất có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển, hình thành nướu và răng. Do đó, nếu cơ thể thiếu chất này sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới nướu và răng, làm chảy máu chân răng và gây ra những bệnh lý khác về răng miệng.

Bổ sung đầy đủ các chất vitamin C, D, K, canxi,... vào cơ thể để giúp răng và nướu phát triển khỏe mạnh
Bổ sung đầy đủ các chất vitamin C, D, K, canxi,… vào cơ thể để giúp răng và nướu phát triển khỏe mạnh

Bên cạnh những biện pháp khắc phục tình trạng chảy máu răng tại nhà, bạn cần thăm khám bác sĩ nha khoa định kỳ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe răng miệng.

Bị chảy máu chân răng có cần đi khám không?

Trong trường hợp bạn bị chảy máu chân răng do các bệnh lý về răng miệng hoặc chảy máu liên tục thì các phương pháp xử lý tại nhà sẽ không hiệu quả. Lúc này, cách tốt nhất là bạn đến thăm khám bác sĩ nha khoa. Họ sẽ kiểm tra và đưa ra lộ trình điều trị phù hợp với tình trạng của bạn.

Những triệu chứng cho thấy bạn cần tới thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt:

  • Tình trạng chảy máu diễn ra thường xuyên, ngay cả khi chải răng nhẹ cũng sẽ chảy máu vùng nướu quanh chân răng.
  • Chảy máu kéo dài, kèm theo các triệu chứng đau răng, sưng nướu, hôi miệng, nướu có màu đỏ,…

Đừng chủ quan nếu tình trạng răng miệng của bạn có những dấu hiệu này. Bởi vì nếu bạn không thăm khám bác sĩ để chữa trị kịp thời thì rất dễ xảy ra các bệnh lý về răng miệng nguy hiểm.

Thăm khám bác sĩ nha khoa nếu có dấu hiệu chảy máu răng liên tục và không thể cầm được máu
Thăm khám bác sĩ nha khoa nếu có dấu hiệu chảy máu răng liên tục và không thể cầm được máu

Biện pháp phòng ngừa tình trạng chảy máu chân răng

Muốn chăm sóc sức khỏe cho răng miệng và tổng thể tốt nhất, bạn nên đi theo phương châm phòng bệnh hơn chữa bệnh. Đối với tình trạng chảy máu chân răng cũng vậy, bạn cần có biện pháp phòng ngừa để hạn chế tình trạng này xảy ra. Để phòng ngừa chân răng bị chảy máu, bạn nên làm theo những điều sau:

  • Vệ sinh răng miệng đúng cách theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Bổ sung đầy đủ các chất vitamin, canxi,…
  • Hạn chế ăn đồ ăn ngọt, không hút thuốc lá, uống rượu bia
  • Tập bỏ các thói quen xấu như dùng răng cắn nắp chai, nghiến răng,…
  • Đi khám bác sĩ nha khoa nếu phát hiện các triệu chứng ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng.

Ngoài ra, bạn cùng cần thăm khám bác sĩ nha khoa và lấy cao răng định kỳ 3 – 6 tháng/1 lần tại các cơ sở nha khoa uy tín. Đây là việc làm cần thiết để bảo vệ sức khỏe và hạn chế tình trạng chảy máu chân răng.

Hiện nay, Nha Khoa Shark là địa chỉ nha khoa uy tín được nhiều khách hàng lựa chọn để điều trị các bệnh lý và chăm sóc sức khỏe răng miệng. Vậy lý do nào khiến Shark nhận được sự tin tưởng của mọi người?

  • Đội ngũ bác sĩ dày dặn kinh nghiệm, chuyên môn cao và có tâm với nghề. 100% tốt nghiệp thạc sĩ, tiến sĩ chuyên ngành Răng hàm mặt tại các trường Y danh tiếng. Bên cạnh đó, họ đã từng tu nghiệp trực tiếp tại các nước phát triển và luôn đón đầu xu hướng công nghệ mới trên thị trường, nhằm mang đến cho khách hàng những dịch vụ thành công và an toàn.
Đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, tâm huyết với nghề tại Nha Khoa Shark
Đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, tâm huyết với nghề tại Nha Khoa Shark
  • Cơ sở vật chất khang trang, hệ thống máy móc hiện đại được tích hợp công nghệ mới nhất trên thị trường. Tất cả trang thiết bị đều là sản phẩm chính hãng, có nguồn gốc rõ ràng và được chuyển giao từ các nước phát triển tại châu Âu.
  • Phòng khám vô khuẩn, khử trùng sạch sẽ. Quy trình thực hiện các dịch vụ điều trị răng, thẩm mỹ nha khoa đạt tiêu chuẩn Quốc tế, đảm bảo an toàn và không lây nhiễm chéo giữa khách hàng.
  • Thông tin rõ ràng, chi phí thực hiện tại Shark được niêm yết và công khai minh bạch tới khách hàng. Ngoài ra, Shark còn tổ chức nhiều chương trình ưu đãi định kỳ hàng tháng nhằm tri ân và tạo điều kiện cho tất cả khách hàng đều có thể chăm sóc răng miệng và làm đẹp nha khoa.

Qua bài viết này, có thể thấy tình trạng chảy máu chân răng rất dễ xảy ra. Do đó, bạn không được chủ quan trong quá trình điều trị và cách phòng ngừa. Để điều trị dứt điểm tình trạng chân răng bị chảy máu, liên hệ với Nha Khoa Shark qua hotline 1800 2069 để được đặt lịch và tư vấn phương pháp điều trị sớm nhất.

Đánh giá bài viết

Bình luận bài viết

Gửi Bình Luận send

KIẾN THỨC LIÊN QUAN

Bác sĩ liên hệ

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN,
THĂM KHÁM MIỄN PHÍ

CHỌN DỊCH VỤ BẠN QUAN TÂM:

Đăng ký tư vấn
Tư vấn ngay
Đặt lịch hẹn
1800 2069

X

ĐẶT LỊCH HẸN

Để được phục vụ tốt nhất

ĐẶT LỊCH HẸN

X

CHỌN THỜI GIAN

Hôm nay, ngày

  • 8:00
  • 8:30
  • 9:00
  • 9:30
  • 10:00
  • 10:30
  • 11:00
  • 11:30
  • 12:00
  • 12:30
  • 13:00
  • 13:30
  • 14:00
  • 14:30
  • 15:00
  • 15:30
  • 16:00
  • 16:30
  • 17:00
  • 17:30
  • 18:00
  • 18:30
  • 19:00
  • 19:30

FORM ĐẶT LỊCH HẸN

CHỌN DỊCH VỤ BẠN MUỐN ĐẶT LỊCH:

Đặt lịch hẹn

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN,
THĂM KHÁM MIỄN PHÍ

CHỌN DỊCH VỤ BẠN QUAN TÂM:

Đăng ký tư vấn

X