Răng mọc thừa là tình trạng khá nhiều người gặp phải nhưng thường bị bỏ qua do không gây đau nhức rõ rệt. Tuy nhiên, những chiếc răng mọc lệch này lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến thẩm mỹ, khả năng ăn nhai và sức khỏe răng miệng lâu dài. Vậy răng mọc thừa phía trong hàm dưới có cần phải nhổ bỏ không? Câu trả lời sẽ được Nha Khoa Shark giải đáp thông qua bài viết dưới đây!
Răng mọc thừa phía trong hàm dưới là gì?
Răng mọc thừa phía trong hàm dưới là tình trạng răng phát triển thêm một cách bất thường. Những răng này cản trở vệ sinh răng miệng, làm tăng nguy cơ sâu răng và viêm nướu. Chúng còn có thể gây xô lệch răng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến khớp cắn và chức năng ăn nhai. Vì thế, bạn cần giải quyết vấn đề này sớm sẽ giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng lâu dài.

Nguyên nhân khiến răng mọc thừa
Hiện chưa có nghiên cứu nào xác định chính xác nguyên nhân khiến răng mọc thừa. Tuy nhiên, qua quá trình thăm khám và điều trị cho nhiều trường hợp khác nhau, các bác sĩ đã xác định được một số yếu tố khiến răng mọc thừa như sau:
Yếu tố di truyền
Một trong những nguyên nhân khiến răng mọc thừa ở một số người đó là do yếu tố di truyền. Cụ thể, nếu trong gia đình có bố hoặc mẹ mọc răng thừa, nguy cơ cao con cái cũng sẽ gặp tình trạng tương tự.
Ngà răng phát triển mạnh mẽ hơn bình thường
Ngà răng phát triển mạnh mẽ hơn bình thường cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng răng mọc thừa phía trong hàm dưới. Khi các gen kiểm soát sự phát triển của ngà răng hoạt động quá mức hoặc hoạt động độc lập bất thường, chúng có thể kích thích hình thành thêm răng ngoài số lượng răng tiêu chuẩn.
Sứt môi hoặc hở hàm ếch
Trong quá trình hình thành cấu trúc hàm, nếu các lá răng bị phân tách bất thường, rất dễ xảy ra hiện tượng mọc thêm răng, đặc biệt khi đi kèm với dị tật hở môi hoặc hở vòm miệng. Theo thống kê, ở những trẻ em mắc dị tật sứt môi hoặc hở hàm ếch, tỷ lệ xuất hiện răng vĩnh viễn mọc thừa tại khu vực hàm ếch có thể lên đến 22,2%.
Quá trình phát triển không đều
Khi quá trình mọc răng diễn ra không đồng bộ, răng có thể mọc lệch vị trí, mọc chậm hoặc chen chúc nhau. Sự bất thường này lâu dần có thể dẫn đến tình trạng răng mọc thừa, gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chức năng ăn nhai.

Những ảnh hưởng của răng mọc thừa phía trong hàm dưới
Răng mọc thừa thường không ảnh hưởng quá nghiêm trọng, nhưng cũng cần chú ý để xử lý kịp thời các biến chứng có thể xảy ra như:
- Răng mọc thừa gây cản trở quá trình mọc của răng vĩnh viễn. Trong một số trường hợp, răng mọc thừa ở phía hàm dưới làm cho 1 hoặc 2 răng vĩnh viễn trước nó không thể mọc lên nữa.
- Răng mọc thừa làm thay đổi hướng mọc của răng vĩnh viễn.
- Ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ răng miệng.
- Răng mọc thừa gây khó khăn trong việc vệ sinh răng miệng, dẫn đến sâu răng và viêm răng vùng kẽ.
- Có khả năng gây ra các tình trạng u nang răng, tuy nhiên tình trạng này cũng tương đối hiếm xảy ra.
Các kiểu răng mọc thừa
Dựa trên từng vị trí và mức độ mọc lệch, răng mọc thừa ở hàm dưới có thể được chia thành nhiều loại như sau:
- Răng mọc thừa phía trong hàng răng chính: Đây là tình trạng răng mọc lệch vào phía trong, gần với lưỡi. Loại này thường gây khó khăn trong việc vệ sinh răng và cản trở chức năng nhai.
- Răng mọc thừa phía ngoài hàng răng chính: Trong một số trường hợp, răng có thể mọc lệch ra phía ngoài, gây mất thẩm mỹ và dẫn đến viêm nướu.
- Răng mọc thừa ngầm: Tức là răng mọc hoàn toàn dưới nướu, không trồi lên trên. Trường hợp này thường khó phát hiện và gây đau đớn nếu không được điều trị kịp thời.

Có nên loại bỏ răng thừa phía trong hàm dưới không?
Để biết bạn có cần phải nhổ răng thừa hay không thì cần xác định rõ các ảnh hưởng của chiếc răng này đến sức khỏe răng miệng như:
Nên nhổ khi:
- Gây sai lệch răng, khớp cắn, hoặc ảnh hưởng thẩm mỹ.
- Gây khó vệ sinh, dẫn đến sâu răng, viêm nướu.
- Chèn ép răng khác, cản trở niềng răng.
- Không có chức năng hoặc tiềm ẩn biến chứng.
Không cần nhổ khi:
- Không gây biến chứng (đau, sâu răng, lệch khớp cắn).
- Không ảnh hưởng đến các răng xung quanh.
- Không có kế hoạch niềng răng.
- Nhổ gây rủi ro cho răng lân cận.

Phương pháp điều trị răng mọc thừa hàm dưới
Để khắc phục tình trạng răng mọc thừa, bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán chính xác nhất tình trạng răng hiện tại, từ đó có phương pháp điều trị phù hợp.
Các phương pháp điều trị răng mọc thừa được các bác sĩ chỉ định bao gồm:
Tooth extraction
Nếu răng thừa gây chèn ép, ảnh hưởng đến các răng khác hoặc gây khó khăn trong ăn nhai, vệ sinh răng miệng. Việc nhổ nhổ răng mọc thừa là phương pháp phổ biến nhất, thường được các bác sĩ chỉ định.
Brace
Trong trường hợp răng mọc thừa không quá phức tạp, có thể sử dụng phương pháp brace chỉnh nha để giúp đưa răng về đúng vị trí, cải thiện thẩm mỹ và chức năng nhai.
Phẫu thuật chỉnh hình
Nếu răng mọc thừa ảnh hưởng đến cấu trúc xương hàm, gây biến dạng hàm mặt. Phẫu thuật chỉnh hình sẽ là phương pháp được các bác sĩ chỉ định giúp điều chỉnh lại cấu trúc xương và răng.

Qua bài viết trên, Shark Dental đã chia sẻ chi tiết về răng mọc thừa phía trong hàm dưới. Tình trạng này không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn tiềm ẩn nhiều rủi ro cho sức khỏe răng miệng nếu không được phát hiện và điều trị sớm. Để đảm bảo chức năng ăn nhai, duy trì hàm răng khỏe đẹp và phòng tránh các bệnh lý răng miệng về sau, khách hàng nên chủ động thăm khám nha khoa định kỳ để được tư vấn và can thiệp đúng cách khi gặp phải tình trạng này.
Comment on the article