- Default
- Bigger
Thông thường, bé sẽ mọc răng sữa khi ở tháng thứ 6, đôi khi sẽ nhanh hoặc chậm hơn một chút. Do đó, những trường hợp trẻ 1 tuổi chưa mọc răng khiến bố mẹ rất lo lắng.
Vậy lúc này, mẹ cần làm gì? Cùng theo dõi những thông tin Shark Dental chia sẻ trong bài viết này để có thêm nhiều kiến thức hữu ích.
Nguyên nhân khiến trẻ 1 tuổi chưa mọc răng
Trong giai đoạn trưởng thành của mỗi người, ai cũng phải trải qua giai đoạn mọc răng. Ở mỗi người sẽ có một mốc thời gian khác nhau, có trẻ mọc răng từ lúc được 3 – 4 tháng tuổi, nhưng cũng có trường hợp 7 – 9 tháng.
Đặc biệt có nhiều trẻ 1 tuổi chưa mọc răng. Đây chính là nỗi lo lắng của nhiều bậc phụ huynh, vậy nguyên nhân do đâu?
Do yếu tố di truyền
Trong quá trình phát triển của các bé, yếu tố di truyền đóng vai trò rất quan trọng. Trong đó, nó cũng ảnh hưởng tới kết quả mọc răng của các bé.
Nếu như ông bà, bố mẹ hoặc người thân đã từng gặp trường hợp mọc răng muộn thì thế hệ con cháu có khả năng cao mắc phải tình trạng 1 tuổi vẫn chưa mọc răng.
Để có biện pháp chữa trị phù hợp, trước khi thăm khám bác sĩ, bố mẹ cần xem những thành viên trong gia đình mình đã ai gặp trường hợp mọc răng muộn chưa.
Từ đó xác định nguyên nhân và có biện pháp xử lý phù hợp cho từng bé.
Do thiếu dinh dưỡng
Một số trường hợp mọc răng chậm do thiếu dưỡng chất trong quá trình hấp thụ thức ăn. Trong giai đoạn đầu phát triển, việc hấp thụ các chất dinh dưỡng vào cơ thể rất quan trọng. Nó giúp các bé phát triển toàn diện và mọc răng đúng thời điểm.
Khi mới sinh ra tới lúc 1 tuổi, các bé sẽ hấp thụ các chất dinh dưỡng thông qua sữa mẹ. Các mẹ cần hấp thụ một lượng canxi cần thiết để thuận lợi cho quá trình sinh trưởng và phát triển xương, răng của bé.
Ngoài cho bé bú sữa mẹ đầy đủ thì bố mẹ cũng thể lựa chọn những loại sữa chứa đủ canxi để cơ thể của bé hấp thụ đủ canxi. Từ đó giúp ích cho quá trình mọc răng và phát triển của bé.
Do yếu tố suy giáp
Khi gặp tình trạng suy giáp, các tuyến giáp sẽ không thể sản xuất kịp và đủ lượng hormon cần thiết để giúp cơ thể hoạt động bình thường. Đối với những người lớn bị suy giáp, nhịp tim, quá trình trao đổi chất và nhiệt độ sẽ bị suy giảm.
Còn đối với trẻ nhỏ, suy giáp sẽ ảnh hưởng tới quá trình mọc răng, khả năng đi và nói. Khiến răng mọc muộn, biết đi và nói chậm hơn so với những trẻ có sức khỏe bình thường.
Do lợi của trẻ quá cứng
Ngoài ra, trường hợp trẻ 1 tuổi chưa mọc răng cũng có thể do phần lợi quá cứng. Nếu muốn răng mọc lên bình thường, bắt buộc phần lợi phải tách ra.
Một số biểu hiện khi mọc răng: nướu sưng đỏ, ngứa lợi. Vì vậy, khi lợi quá cứng sẽ khiến mầm răng sữa bị kìm hoãn vào bên trong và khó mọc lên.
Khi thấy lợi của bé quá cứng, bố mẹ nên đưa bé đi kiểm tra ngay nhé.
Mỗi nguyên nhân sẽ có một biện pháp xử lý riêng. Do đó, bố mẹ cần hiểu rõ về những nguyên nhân này, kết hợp thăm khám bác sĩ để có phương pháp điều trị và khắc phục phù hợp.
Trẻ 1 tuổi chưa mọc răng phải làm sao?
Bé 1 tuổi vẫn chưa mọc lên khiến bố mẹ rất lo lắng và cần lời khuyên cụ thể cho những trường hợp này.
- Đầu tiên, để khắc phục tình trạng mọc răng chậm, bố mẹ nên bổ sung đầy đủ canxi và các dưỡng chất thiết yếu. Đối với trẻ dưới 1 tuổi, sữa mẹ là nguồn cung cấp dưỡng chất chính. Vì vậy, một chế độ dinh dưỡng đầy đủ chất, lành mạnh sẽ tạo ra nguồn sữa dồi dào và đủ chất cho trẻ.
- Tiếp theo, đối với các bé đang trong giai đoạn ăn dặm, bố mẹ cũng cần lên thực đơn và công thức sữa ngoài khoa học để ngăn ngừa tình trạng răng mọc chậm. Việc cho bé ăn dặm khoa học vừa mang lại đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể của bé, vừa kích thích vùng nướu lợi và vùng răng phát triển.
- Ngoài ra, bố mẹ có thể cho bé tắm nắng thường xuyên vào thời điểm thích hợp theo khuyến nghị của bác sĩ để cơ thể bé hấp thụ thêm vitamin D, giúp cơ thể và răng miệng phát triển khỏe mạnh hơn.
Đặc biệt, khi các bé gặp tình trạng răng mọc chậm, bố mẹ có thể tham khảo và áp dụng thêm các phương pháp massage nướu để kích thích mầm răng mọc lên.
Một số phương pháp nên áp dụng: dùng gạc hoặc vải mềm có nhúng với nước muối sinh lý. Sau đó massage nhẹ nhàng với nướu của bé, thực hiện đều đặn cho bé sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ.
Bé 1 tuổi chưa mọc răng có cần đi khám không?
Thông thường, những trường hợp trẻ 1 tuổi vẫn chưa mọc răng đều nên đi khám nha khoa hoặc phòng khám khoa nhi.
Điều này sẽ giúp bác sĩ xác định nguyên nhân cụ thể là do thiếu chất, suy giáp,…. Từ đó có những phương án điều trị cụ thể và hiệu quả cho từng bé.
Tuy nhiên, trước khi đi thăm khám nha khoa, mẹ nên hỏi người thân trong gia đình xem có ai gặp tình trạng răng mọc chậm không? Nếu không phải do yếu tố di truyền, bố mẹ tiếp tục quan sát chế độ ăn uống, mức độ tăng cân cũng như chất lượng giấc ngủ của trẻ, để xem có phải trẻ đang phát triển chậm hay không. Những sự chuẩn bị này sẽ giúp bác sĩ có những cách điều trị chính xác hơn.
Ngoài ra, một số quan niệm dân gian cho rằng, trẻ mọc răng muộn là dấu hiệu cho thấy trẻ thông minh nên làm mọi người chủ quan.
Hiện nay vẫn chưa có sự chứng minh khoa học nào nên giả thuyết trên hoàn toàn sai. Khi bé mọc răng chậm và gặp các dấu hiệu quấy khóc, thở khò khè, táo bón,… bố mẹ nên đưa bé tới nha khoa khám ngay để được chữa trị kịp thời nhé.
Mẹo kích thích bé 8 tháng mọc răng nhanh
Mọc răng ở bé là 1 quá trình tự nhiên, tuy nhiên vì 1 số nguyên nhân khách quan và chủ quan khiến cho quá trình này diễn ra chậm. Để kích thích bé mọc răng nhanh hơn, phụ huynh có thể áp dụng 1 số mẹo nhỏ sau đây ngay tại nhà:
- Massage nướu
Trước tiên, phụ huynh cần rửa tay thật sạch, đặt bé nằm ngửa và dùng tay xoa nhẹ nhàng lên nướu răng của bé.
Thao tác massage nhẹ nhàng sẽ khiến cho nướu răng của bé bị kích thích, đồng thời có tác dụng giúp bé giảm đau trong giai đoạn mọc răng.
- Sử dụng khăn lạnh
Phụ huynh hãy thấm khăn qua nước và đặt vào ngăn mát tủ lạnh, sau đó gấp khăn nhỏ lại và cho trẻ ngậm. Đối với những bé không chịu hợp tác, phụ huynh có thể áp dụng cách thức khác.
- Cho bé ăn bánh dặm
Các loại bánh ăn dặm dành cho bé không chỉ bổ sung các chất dinh dưỡng thiếu mà còn hỗ trợ bé rèn luyện kỹ năng nhai nuốt và cầm nắm thức ăn, giúp kích thích sự phát triển cơ hàm của bé.
- Sử dụng ti giả lạnh
Cho bé ngậm ti giả lạnh sẽ giúp bé giảm đau trong giai đoạn mọc răng, đồng thời kích thích sự phát triển của xương hàm. Khi sử dụng, phụ huynh cần đảm bảo ti giả được ngâm lạnh vừa phải để không khiến cho bé bị tê.
- Dùng lá hẹ
Các thành phần trong lá hẹ có tác dụng giảm đau và kháng viêm, được sử dụng để hỗ trợ giải quyết các vấn đề răng miệng ở bé.
Phụ huynh có thể sử dụng cốt lá hẹ để thoa vào vùng nướu của bé, mẹo này giúp kích thích quá trình mọc răng và giảm sốt khi răng mọc.
So, trẻ 1 tuổi chưa mọc răng là vấn đề cho thấy trẻ chưa phát triển một cách toàn diện. Đối với những trường hợp này, mẹ nên bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho mình và bé, kết hợp cùng thăm khám bác sĩ để trẻ phát triển khỏe mạnh và mọc răng đúng thời điểm.
Comment on the article