Con sâu răng là gì? Có thật sự tồn tại hay không?

Con sâu răng là gì? Có thật sự tồn tại hay không?

Inscrivez-vous pour une consultation
Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn

Từ lúc còn bé, chúng ta vẫn thường nghe truyền miệng về chuyện con sâu răng làm hỏng răng. Nó sống trong khoang miệng và đục khoét gây ra các bệnh lý về răng miệng. Vậy thực hư về con sâu răng này thế nào và cách điều trị dứt điểm ra sao? Hãy cùng chuyên mục Kiến thức sâu răng tìm hiểu về thực hư về con sâu răng này là thế nào.

con sâu răng

Con sâu răng là gì?

Con sâu răng (còn được gọi là sâu nha khoa) là một loại bệnh lý ảnh hưởng đến cấu trúc của răng. Đây là quá trình mà vi khuẩn trong miệng tạo ra axit khi tiếp xúc với các đường sugar và carbohydrate từ thức ăn, sau đó làm hủy hoại men răng và các phần khác của cấu trúc răng.

Con sâu răng có thật không?

Trên thực tế, theo nghiên cứu của các nhà khoa học và bác sĩ hàng đầu về nha khoa cho rằng, hiện tượng sâu răng do con sâu răng gây nên là không có thật. Vậy nên, bạn cần chú ý để không bị lừa bởi những phương pháp bắt con sâu răng không đúng cách. Bởi nếu sử dụng sai phương pháp thì sẽ sức khỏe của bạn sẽ bị ảnh hưởng.

Theo nghiên cứu của các chuyên gia thì con sâu răng không có thật trong khoang miệng
Theo nghiên cứu của các chuyên gia thì con sâu răng không có thật trong khoang miệng

>>>Tham khảo thêm: Sâu răng có bị lây sang răng khác không?

Vi khuẩn nào gây bệnh sâu răng

Theo kết quả của nhiều cuộc nghiên cứu cho biết, nguyên nhân chính gây ra hiện tượng sâu răng là do vi khuẩn Streptococcus mutans gây nên. Loại vi khuẩn này lên men carbohydrate để tạo ra axit, điều này làm độ pH giảm xuống mức dưới 5, từ đó diễn ra quá trình khử khoáng trên bề mặt răng và làm mất vôi răng trên các mô cứng. Vậy nên những lỗ đen li ti trên bề mặt răng được hình thành với tên gọi là bệnh sâu răng.

Bên cạnh đó, quá trình vệ sinh răng miệng không đúng cách hoặc sử dụng quá nhiều thực phẩm có chứa đường cũng góp phần hình thành các mảng bám, đây là cơ hội tốt để vi khuẩn S.mutans phát triển trong khoang miệng của bạn.

Mẹo bắt con sâu răng tại nhà

Trước đây, khi công nghệ chưa phát triển, mọi người thường bắt con sâu răng bằng những phương pháp tự nhiên ngay tại nhà. Cụ thể là 2 mẹo bắt sâu răng đơn giản tại nhà bằng hạt và lá tía tô.

Cách bắt con sâu răng bằng hạt

Với mẹo bắt sâu răng bằng hạt, bạn cần chuẩn bị: viên gạch nung nóng, 1 nhúm hạt màu đen, sau đó đặt hạt lên trên viên gạch và đặt lên 1 chiếc phễu để ngược. Người bị sâu răng sẽ ngậm cái phễu đó cho khói xộc vào bên trong và chỉ trong một khoảng thời gian ngắn, con sâu răng sẽ rơi ra ngoài.

Phương pháp bắt con sâu răng bằng hạt
Phương pháp bắt con sâu răng bằng hạt

Trên thực tế, đây chỉ là chiêu trò của những thầy lang không có kiến thức về nha khoa. Thực chất khi gặp nhiệt độ cao, những hạt màu đen sẽ tách ra và rơi ra những sợi màu trắng, hình ảnh này sẽ làm liên tưởng tới con sâu răng nên làm nhiều người lầm tưởng.

Cách bắt sâu răng bằng lá tía tô

Theo dân gian, bạn sẽ lấy một nắm lá tía tô non, rửa sạch, để ráo nước sau đó nghiền nát ép lấy nước. Lấy nước lá tía tô nhỏ vào mắt của người bị sâu răng thì con sâu răng sẽ chui ra ngoài.

Lý giải phương pháp này, thầy lang cho răng con sâu rất sợ mùi của lá tía tô. Vậy nên, họ cho rằng đây là phương pháp tốt nhất để chữa bệnh sâu răng.

Tuy nhiên, trên thực tế, các nhà chuyên gia nhận định rằng, vật thể màu trắng chui ra từ mắt người bị sâu răng không phải là con sâu răng. Trường hợp này được lý giải như sau: khi nhỏ tinh dầu lá tía tô vào mắt, kết mạc mắt sẽ phản ứng viêm do chất tiết ra nhiều tơ huyết (sợi Fibrin) nên tạo thành các sợi màu trắng khiến nhiều người lầm tưởng là con sâu răng. 

Cách bắt con sâu răng bằng lá tía tô
Cách bắt con sâu răng bằng lá tía tô

Phương pháp xử lý sâu răng đúng cách tại nha khoa

Cách tốt nhất để chữa sâu răng hiệu quả là đến phòng khám nha khoa để bác sĩ chẩn đoán và đưa ra liệu trình chữa trị kịp thời. Cụ thể một số cách điều trị sâu răng phổ biến như: 

Điều trị bằng Florua

Florua là dung dịch ở thể lỏng, vecni, bọt hoặc dạng gel. Đây là dung dịch gồm hợp chất tự nhiên, có tác dụng tái khoáng phần sâu răng hiệu quả mà không gây đau đớn. Bạn có thể bôi trực tiếp lên răng hoặc đặt vào khay có thiết kế vừa với khuôn hàm của mỗi người.

Tuy nhiên, điều trị sâu răng bằng Florua thường được chỉ định với trường hợp sâu răng nhẹ, mới chớm ở giai đoạn đầu.

Phương pháp điều trị sâu răng bằng Florua đối với trường hợp sâu răng nhẹ
Phương pháp điều trị sâu răng bằng Florua đối với trường hợp sâu răng nhẹ

Couronne dentaire en porcelaine

Với công nghệ hiện đại thì hiện nay, việc bọc răng sứ không chỉ đơn thuần là một phương pháp điều trị nha khoa mà nó còn là xu hướng thẩm mỹ được rất nhiều người ưa chuộng.

Bọc răng sứ cho răng sâu bao gồm rất nhiều chất liệu khác nhau như vàng, kim loại, sứ cao cấp, nhựa,…bạn có thể lựa chọn phù hợp với nhu cầu và sở thích của bạn. Phương pháp này sẽ phù hợp với những người bị sâu răng khá nặng và có cấu trúc răng yếu.

>>>Tìm hiểu thêm: Bọc răng sứ có bị sâu răng không?

Trám răng thẩm mỹ

Nếu răng của bạn đang xuất hiện những đốm đen kèm theo đó là cảm giác ê buốt và mùi khó chịu thì chứng tỏ ổ viêm của bạn đã bị nặng. Đối với tình trạng này, phương pháp hiệu quả nhất chính là trám răng.

Trám răng thẩm mỹ có đa dạng các phân loại khác nhau cho bạn lựa chọn như: trám amalgam, trám composite, trám răng inlay onlay emax,…Với đối tượng răng bị sâu là trẻ nhỏ và người lớn tuổi có cơ địa răng nhạy cảm thì phương pháp có tác dụng xử lý và ngăn ngừa phần sâu răng hiệu quả nhất đó chính là trám sealant.

Trám răng thẩm mỹ để điều trị sâu răng đối với những trường hợp răng bị sâu nặng
Trám răng thẩm mỹ để điều trị sâu răng đối với những trường hợp răng bị sâu nặng

Nhổ răng

Phương pháp này được tiến hành khi tình trạng răng của bạn đã bị sâu rất nặng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến tủy. Khi nhổ răng, vi khuẩn từ chỗ sâu sẽ bị ngăn chặn việc phát triển, hạn chế việc gây hại cho những răng kế bên.

Nhược điểm của phương pháp này là sẽ tạo ra một khoảng trống ở vị trí nhổ răng và sẽ làm ảnh hưởng tới cấu trúc khung hàm sau này, hậu quả răng bị xô lệch và không còn đồng đều như trước.

Tùy theo từng giai đoạn của sâu răng sẽ có những phương pháp khác nhau. Hãy đến nha khoa uy tín gần nhất để bác sĩ xác định tình trạng răng sâu của mình từ đó đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Phương pháp phòng ngừa sâu răng đúng cách

Câu nói “phòng bệnh hơn chữa bệnh” luôn đúng trong mọi trường hợp. Và đối với vấn đề về răng lợi cũng vậy, điều đầu tiên là bạn cần lưu ý về việc vệ sinh răng miệng đúng cách và có chế độ ăn uống hợp lý. Dưới đây là một số cách phòng phòng ngừa sâu răng để bạn có một hàm răng chắc khỏe.

Chải răng đúng cách

Đầu tiên, để phòng ngừa sâu răng hiệu quả, bạn phải đánh răng 2 lần/ mỗi ngày, đặc biệt là sau những bữa ăn chính trong ngày. Khi chải răng cần thực hiện đúng cách với bàn chải lông mềm, chải từ mặt ngoài vào mặt trong và từ trên xuống dưới.

Chải răng đúng cách 2 lần/1 ngày để ngăn ngừa sâu răng
Chải răng đúng cách 2 lần/1 ngày để ngăn ngừa sâu răng

Hạn chế ăn vặt

Một nguyên nhân vô cùng phổ biến gây ra bệnh sâu răng là do bạn ăn vặt quá nhiều, đặc biệt là đồ ăn có nhiều đường và đồ uống có gas. Vì vậy, bạn cần hạn chế ăn những loại thức ăn này kết hợp với việc chải răng đúng cách sau khi ăn, điều này sẽ làm sạch toàn bộ mảng bám thức ăn thừa trên kẽ răng và giúp loại bỏ nguy cơ sâu răng.

Sử dụng nước súc miệng

Những mảng bám trên răng sẽ khó làm sạch nếu chỉ đánh răng không. Vì thế sau khi đánh răng, bạn nên súc miệng lại bằng nước súc miệng trị sâu răng có chứa fluoride sát khuẩn đặc hiệu với các loại vi khuẩn trong khoang miệng. 

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng thêm các chất làm khô niêm mạc miệng, chất tạo mùi,… sẽ giúp răng trở nên chắc khỏe và hơi thở thơm mát hơn.

Sử dụng chỉ nha khoa vệ sinh răng

Kết hợp cùng với đánh răng và súc miệng hàng ngày là sử dụng chỉ nha khoa sau mỗi bữa ăn. Chỉ nha khoa sẽ giúp loại bỏ những mảng bám thức ăn thừa còn dính lại trên kẽ răng và khe nướu. 

Hơn nữa, khi dùng chỉ nha khoa cũng sẽ tối ưu hơn việc dùng tăm thông thường ở việc không làm cho kẽ răng bị thưa ra làm mất mỹ quan. Bên cạnh đó, sử dụng chỉ nha khoa cũng đảm bảo vi khuẩn không xâm nhập vào khoang miệng, điều này tốt hơn so với việc dùng tăm thông thường.

Sử dụng chỉ nha khoa vệ sinh răng miệng sau mỗi bữa ăn để ngăn ngừa sâu răng
Sử dụng chỉ nha khoa vệ sinh răng miệng sau mỗi bữa ăn để ngăn ngừa sâu răng

Khám răng định kỳ

Nếu muốn răng miệng luôn chắc khỏe thì không thể bỏ qua việc khám răng định kỳ, ít nhất 6 tháng/1 lần. Khi khám răng thường xuyên, các bác sĩ sẽ có thể phát hiện được các mầm bệnh và kịp thời chữa trị, từ đó tránh được các bệnh lý nguy hiểm về răng miệng. 

Và bạn cũng nên lưu ý chọn những cơ sở nha khoa uy tín để đảm bảo về chất lượng dịch vụ cũng như chất lượng phục vụ được tốt nhất.

Trám răng phòng ngừa sâu răng

Trám răng là phương pháp sử dụng nhựa tổng hợp trong nha khoa phủ lên mặt nhai của răng hàm hoặc những răng hàm nhỏ. Những chiếc răng hàm thường có những đường rãnh, hố sâu trũng nên thức ăn dễ bị bám vào, vì thế nên dễ bị sâu răng hơn những chiếc răng khác. Phương pháp trám răng sẽ cải thiện được phần lớn thức ăn kẹt lại trên kẽ răng, giúp giảm tình trạng sâu răng.

Sâu răng là bệnh lý về răng miệng rất phổ biến, vậy nên bạn cần biết cách khắc phục để tình trạng này không kéo dài, bởi vì nếu để lâu thì sẽ gây ra nhiều biện chứng nghiêm trọng. Các bạn hãy áp dụng ngay những cách phòng ngừa trên để giảm tình trạng sâu răng tối đa.

Như vậy, con sâu răng là không có thật, đó chỉ là một lời đồn từ dân gian. Nhưng bệnh sâu răng thì có thật và rất nhiều người đang gặp phải hiện nay. Vậy nên, để điều trị bệnh sâu răng tốt nhất, đến Requin Dentaire để được tư vấn và có lộ trình điều trị phù hợp nhé!

 

5/5 - (1 vote)

Commentaire sur l'article

Soumettre un commentaire envoyer

CONNAISSANCES CONNEXES

Vidéos associées

vidéo de fond icône - jouer

Raisons de choisir Shark Dental

Bannière d'article 1

Raisons de choisir Shark Dental

Bannière de publication 1 Mo
Contacter le médecin

INSCRIVEZ-VOUS À LA CONSULTATION,
EXAMEN GRATUIT

Inscrivez-vous pour une consultation
Consultez maintenant
Prendre rendez-vous
1800 2069

X

PRENDRE RENDEZ-VOUS

Pour le meilleur service

PRENDRE RENDEZ-VOUS

X

CHOISISSEZ L'HEURE

Aujourd'hui, jour

  • 8:00
  • 8:30
  • 9:00
  • 9:30
  • 10:00
  • 10:30
  • 11:00
  • 11:30
  • 12:00
  • 12:30
  • 13:00
  • 13:30
  • 14:00
  • 14:30
  • 15:00
  • 15:30
  • 16:00
  • 16:30
  • 17:00
  • 17:30
  • 18:00
  • 18:30
  • 19:00
  • 19:30

FORMULAIRE DE RENDEZ-VOUS

Prendre rendez-vous

INSCRIVEZ-VOUS À LA CONSULTATION,
EXAMEN GRATUIT

Inscrivez-vous pour une consultation

X