- Mặc định
- Lớn hơn
Tình trạng sâu răng ở trẻ em thường bắt đầu từ các hố rãnh. Vì vậy, kỹ thuật trám bít hố rãnh là phương pháp phòng ngừa sâu răng tốt nhất dành cho trẻ nhỏ.
Ngay trong thông tin sau đây, Nha khoa Shark sẽ giúp bạn giải đáp sâu hơn về phương pháp này.
Vì sao răng thường bắt đầu sâu từ hố rãnh?
Thông thường, tình trạng sâu răng sẽ bắt đầu từ các hố rãnh, và thông tin sau đây sẽ giúp bạn giải thích nguyên nhân vì sao lại như vậy:
- Do cấu trúc: Các hố rãnh trên bề mặt răng là vị trí rất dễ bị bám lại thức ăn dư thừa, các khe nứt trên bề mặt răng thường sâu và hẹp, bàn chải rất khó chạm tới. Vì vậy, khe nứt dần trở thành nơi ẩn náu của vi khuẩn và cặn thức ăn, mảng bám dần hình thành và gây nên tình trạng sâu răng.
- Do men răng chưa hoàn thiện: Trong quá trình trưởng thành ở trẻ, men răng sẽ trở nên chắc chắn hơn, do đó tính thẩm thấu cũng sẽ giảm. Tuy nhiên, men răng vẫn cần được bảo vệ để kéo dài tuổi thọ.
Nếu trẻ có men răng yếu và các hố rãnh sâu sẽ đặc biệt có nguy cơ cao bị sâu răng, vì quá trình vệ sinh răng miệng gặp nhiều khó khăn hơn.
Phương pháp trám bít hố rãnh là gì?
Về cơ bản, trám bít các hố rãnh là kỹ thuật giúp ngăn ngừa sâu răng đơn giản và không gây đau, chỉ mất khoảng 1 phút thực hiện. Bác sĩ sẽ sử dụng chất liệu Sealant để dán lên men răng, đây là lớp nhựa trong hoặc có màu trắng đục.
Những trường hợp nào nên trám bít hố rãnh để ngừa sâu răng?
Kỹ thuật trám bít các hố rãnh sẽ cần được áp dụng đối với các trường hợp sau đây:
- Trường hợp không có răng sâu và không có nguy cơ bị sâu răng, có bề mặt nhai nông và tròn.
- Trường hợp bị sâu răng mới chớm hoặc có nhiều nguy cơ bị sâu răng.
- Trường hợp đã có nhiều răng sâu và sâu răng trên bề mặt có nguy cơ phát triển hơn.
Để có thể xác định nên trám bít hố rãnh đối với những chiếc răng nào, bạn có thể dựa vào những gợi ý sau đây (được xếp theo mức độ ưu tiên): Răng cối lớn vĩnh viễn; răng tiền cối. răng cửa và răng hàm sữa ở trẻ em.
Quy trình thực hiện phương pháp trám bít hố rãnh
Quy trình trám răng trẻ em sẽ được thực hiện theo 5 bước cơ bản. Cụ thể như sau:
- Bước 1: Sử dụng chổi nha khoa chuyên dụng và bột Bio để đánh bóng bề mặt răng. Bước này cần được thực hiện kỹ càng để đảm bảo không còn sót lại mảng bám hoặc vụn thức ăn dư thừa trong các hố rãnh. Nhờ đó, vật liệu Sealant sẽ có thể tăng khả năng bám dính hơn.
- Bước 2: Bôi Etching lên bề mặt, đảm bảo cho chất liệu này bao phủ hết phần rìa của những vị trí cần trám nhằm tạo mối vi lưu cơ học.
- Bước 3: Bác sĩ sẽ tỉ mỉ rửa sạch Etching dưới tia nước sạch từ 1-2 phút, đây là việc làm cần thiết để tăng độ bám dính cho Sealant trong bước thực hiện sau.
- Bước 4: Bác sĩ sẽ bơm Sealant, sử dụng thám trâm để ngăn chặn tạo bọt và gia tăng tỷ lệ chất liệu chảy vào hố răng, giúp ngăn chặn các thiếu sót nếu hố rãnh không được bao phủ hoàn toàn.
- Bước 5: Sử dụng đèn chuyên dụng để chiếu vào vật liệu trong khoảng 20 giây. Với năng lượng ánh sáng, Sealant sẽ chuyển sang dạng cứng và bám chắc chắn vào bề mặt các hố rãnh.
Lợi ích sau khi trám bít hố rãnh
Các hố rãnh trên răng ở trẻ sau khi được trám bít sẽ có bề mặt ăn nhai bằng phẳng hơn. Nhờ đó, trẻ có thể dễ dàng làm sạch răng miệng của mình thật hiệu quả, ngay cả với những loại bàn chải đánh răng thông thường.
Với kỹ thuật trám bít các hố rãnh trên răng, cặn thức ăn dư thừa và hại khuẩn sẽ không còn nơi để ẩn náu. Tình trạng sâu răng ở trẻ cũng nhờ vậy mà được kiểm soát, phòng ngừa toàn diện hơn.
Khả năng răng hồi phục sau khi trám bít các hố rãnh sẽ lên đến khoảng 90%, giúp hạn chế tình trạng mòn men răng ở trẻ 1 cách tối đa.
Ngoài ra, kỹ thuật này còn hỗ trợ tăng cường đề kháng cho răng sâu, tăng cường tái khoáng hóa men răng và ngăn ngừa các tổn thương không đáng có.
Trám bít các hố rãnh còn giúp thay đổi vi khuẩn và sản phẩm được chuyển hóa từ mảng bám trên bề mặt răng. Sau khi vết trám răng bị bong tróc, 1 ít vật liệu trám còn sót lại vẫn có khả năng ngăn ngừa sâu răng hiệu quả.
Thông qua những thông tin vừa rồi, Nha khoa Shark đã giới thiệu đến bạn những thông tin sơ lược về kỹ thuật trám bít hố rãnh. Ngoài ra, bài viết cũng đã giúp phụ huynh nắm được quy trình thực hiện cơ bản của kỹ thuật này. Phụ huynh nên đặc biệt quan tâm và lưu ý cách ngăn ngừa tình trạng sâu răng ở trẻ để có thể phòng tránh các rủi ro không đáng có trong tương lai.
Commentaire sur l'article