- Mặc định
- Lớn hơn
Đối với bố mẹ, tình trạng sâu răng ở trẻ đã quá quen thuộc. Tuy không quá nghiêm trọng nhưng gây ra tình trạng đau nhức, chán ăn và quấy khóc ở trẻ. Trong bài viết này, chuyên mục Sâu răng của Nha Khoa Shark sẽ mách mẹ những cách chữa sâu răng ở trẻ em hiệu quả và an toàn. Theo dõi ngay để không bỏ lỡ thông tin hữu ích!
Nguyên nhân gây sâu răng ở trẻ em
Sâu răng là tình trạng răng bị mài mòn do vi khuẩn gây ra. Vi khuẩn chủ yếu tồn tại ở mảng bám, cặn thức ăn thừa không được làm sạch sau mỗi bữa ăn. Một số chủng vi khuẩn có khả năng cao gây ra sâu răng: Streptococcus Mutans (phổ biến nhất), Actinomyces và Lactobacillus,…
Bên cạnh những nguyên nhân này, tình trạng sâu răng ở trẻ em cũng có thể xảy ra do những nguyên nhân sau:
- Men răng: Trẻ em có lớp men răng mỏng, kém khoáng hóa, nên sẽ dễ bị sâu răng hơn so với người lớn.
- Cấu trúc răng: Đối với những chiếc răng có nhiều rãnh sâu, ví dụ như răng hàm nhai sẽ dễ bị sâu răng hơn do mảng bám dễ tích tụ và tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh phát triển. Ngoài ra, nếu trẻ có dáng răng đặc biệt như răng dính, răng sinh đôi,… cũng sẽ dễ gặp phải bệnh lý sâu răng hơn.
- Nước bọt: Tốc độ và sự tiết nước bọt là một trong những yếu tố giúp loại bỏ sạch mảng bám trong khoang miệng. Đồng thời, nước bọt sẽ giúp tạo màng bọc bên ngoài bề mặt răng, cung cấp khoáng chất cần thiết cho răng.
- Vị trí răng: Những trường hợp răng mọc chen chúc, lệch lạc cũng làm việc vệ sinh răng miệng gặp nhiều khó khăn. Hơn nữa, những vị trí răng này sẽ làm vi khuẩn dễ tích tụ, tạo mảng bám và gây ra các bệnh về răng miệng.
- Chế độ ăn uống: Một số thói quen của trẻ nhỏ như uống quá nhiều đồ ngọt trước khi đi ngủ cũng sẽ tạo điều kiện để vi khuẩn sâu răng phát triển trong khoang miệng.
Ngoài ra, việc vệ sinh răng miệng không đúng cách hay chế độ ăn uống không khoa học cũng sẽ khiến trẻ dễ bị sâu răng hơn bình thường.
Dấu hiệu nhận biết sâu răng ở trẻ em
Khi quan sát thấy răng của bé có những dấu hiệu sau, khả năng cao trẻ đã mắc phải bệnh lý sâu răng:
- Nhìn bằng mắt thường thấy răng của bé xuất hiện những đốm vàng nâu, trắng đục ở một góc và chưa lây lan ra toàn bộ bề mặt răng.
- Xuất hiện cảm giác đau nhức và ê buốt tại vị trí sâu răng. Tình trạng này được biểu hiện rõ khi ăn đồ ngọt, chua, cay, nóng, lạnh,… Khi ngừng dùng những món ăn này, những cơn đau nhức sẽ hết.
- Hơi thở của bé xuất hiện mùi khó chịu kể cả khi vệ sinh răng miệng sạch sẽ.
- Nướu xung quanh vị trí sâu răng có thể sưng đỏ và dễ dàng chảy máu.
- Trường hợp sâu răng nặng sẽ lây lan ra tủy. Một vài người ở tình trạng này có khả năng bị sốt nhẹ.
Lưu ý, không phải tất cả trẻ em bị sâu răng đều có đủ các dấu hiệu trên. Nên khi thấy một trong những dấu hiệu này xuất hiện ở trẻ, bố mẹ nên đưa bé thăm khám nha khoa sớm để được điều trị.
6 cách chữa sâu răng ở trẻ em tạm thời tại nhà
Trẻ nhỏ thường rất sợ đi nha khoa để điều trị các bệnh lý về răng miệng, nhất là sâu răng. Do đó, bố mẹ nên nắm chắc các cách chữa sâu răng ở trẻ em tại nhà dưới đây để vừa giúp bé thoải mái vừa hỗ trị điều trị hiệu quả.
Sử dụng nước muối chữa sâu răng ở trẻ em
Khi bé có những triệu chứng chứng đau nhức răng và quấy khóc, bố mẹ hãy pha cho bé một cốc nước muối ấm để súc miệng trong vòng vài phút, cơn đau nhức sẽ thuyên giảm rõ rệt. Bởi nước muối có công dụng giảm nhiễm trùng, giảm đau và hạn chế viêm nhiễm những khu vực xung quanh.
Dùng dầu đinh hương
Tinh dầu đinh hương được mọi người biết đến với đặc tính kháng khuẩn, chống oxy hóa, kháng viêm cao. Do đó, các mẹ thường sử dụng đinh hương để chữa đau răng cho trẻ.
Để thực hiện, mẹ chỉ cần cho bé cắn 1 cục bông gòn có ngâm qua dầu đinh hương. Lúc này, những cơn đau nhức sẽ giảm nhanh chóng. Bên cạnh đó, tinh dầu đinh hương trong khoang miệng sẽ giúp hơi thở thơm mát hơn. Đặc biệt, nếu bé chẳng may có nuốt ít tinh dầu đinh hương cũng không sao vì nó rất an toàn cho sức khỏe.
Cách chữa sâu răng ở trẻ em bằng lá trầu không
Cách chữa sâu răng bằng lá trầu không với muối hạt được truyền miệng qua bao thế hệ bởi công dụng hiệu quả. Nếu bạn chưa thể đưa bé tới nha khoa thăm khám, áp dụng thử bằng cách sau. Lấy 2 – 3 lá trầu không và giã nát với muối. Sau đó hòa với một ít rượu, ngâm trong vòng 10 phút và gạn lấy nước. Sử dụng nước vừa thu được để súc miệng 2 lần, mỗi lần cách nhau 5 phút.
Dùng gừng để chữa đau nhức răng cho bé
Gừng là nguyên liệu có tính cay, nóng, kháng viêm nên thường được mẹ sử dụng để chữa đau nhức răng sâu cho trẻ nhỏ. Để thực hiện, bố mẹ chỉ cần lấy một vài lát gừng, đem giã nát và đắp lên vùng bị sâu răng. Sau một thời gian sử dụng, những cơn đau nhức răng sẽ thuyên giảm rõ rệt.
Cách chữa sâu răng ở trẻ em bằng oxy già
Trong nước oxy già pha loãng có công dụng diệt khuẩn nên sẽ giúp bé giảm đau nhức răng tức thì chỉ sau vài lần súc miệng. Tuy nhiên, sau khi súc miệng bằng oxy già, bố mẹ hãy nhắc bé súc miệng lại bằng nước sạch để cảm thấy dễ chịu hơn nhé.
Chườm đá lạnh cho trẻ
Khi bé có triệu chứng đau nhức do răng sâu, bố mẹ sử dụng túi đá lạnh chườm ngoài má tại vị trí đau răng. Khi có nhiệt độ tác động, mạch máu tại chỗ đau sẽ co lại và làm cơn đau nhức dễ chịu hơn. Tuy nhiên, đây chỉ là biện pháp tức thời và không có công dụng điều trị triệt để.
4 cách chữa sâu răng ở trẻ em dứt điểm tại nha khoa
Những cách chữa sâu răng tại nhà có ưu điểm điểm tiết kiệm, dễ thực hiện, tuy nhiên hiệu quả không cao, phù hợp với những trường hợp mới sâu răng nhẹ. Đó chỉ là những biện pháp hỗ trợ quá trình điều trị sâu răng và không thể điều trị dứt điểm bệnh lý. Do đó, sau khi áp dụng điều trị sâu răng tại nhà, bố mẹ vẫn cần sắp xếp thời gian đưa bé tới nha khoa để được điều trị chuyên sâu.
Dùng thuốc trị sâu răng
Trong trường hợp sâu răng mới chớm, bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc đặc trị sâu răng. Loại thuốc bé có thể dùng là kháng sinh hoặc bôi gel fluor. Ngoài ra, bố mẹ cần đặc biệt lưu ý, không cho bé dùng các loại thuốc mua ở bên ngoài mà chưa có sự cho phép và thông qua từ bác sĩ.
Cách chữa sâu răng ở trẻ em bằng hàn trám răng
Khi bé sâu răng ở giai đoạn đầu, viêm nhiễm nhẹ, hàn trám răng là phương pháp chữa sâu răng tối ưu. Đầu tiên, bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ hết những vết sâu răng, sau đó dùng vật liệu nha khoa chuyên dụng, phù hợp với bé để trám lại, lấp kín lỗ sâu. Qua đó, chiếc răng sâu được bảo tồn và ngăn chặn hiệu quả vi khuẩn sâu răng phát triển.
Điều trị tủy
Trong trường hợp sâu răng đã ăn vào trong tủy, bé sẽ gặp phải những cơn đau nhức kéo dài. Do đó, việc lấy tủy răng bị viêm nhiễm là điều rất cần thiết. Để thực hiện, bác sĩ sẽ làm sạch vi khuẩn trong mô tủy và ống tủy. Sau đó tiến hành trám kín ống tủy lại để tránh tình trạng viêm nhiễm tái phát.
Nhổ răng
Khi răng bị sâu không còn có thể chữa trị được nữa, bác sĩ sẽ khuyến nghị nhổ răng để bảo vệ những chiếc răng bên cạnh và không gây ảnh hưởng tới quá trình mọc răng vĩnh viễn. Trước khi nhổ răng, trẻ sẽ được thăm khám, chụp X-quang để xác định được đúng tình trạng. Như vậy, bố mẹ sẽ cảm thấy an tâm hơn.
Một số lưu ý khi chữa sâu răng cho trẻ em
Khi chữa sâu răng cho trẻ em, có một số lưu ý quan trọng, để đảm bảo quá trình điều trị diễn ra thuận lợi và an toàn. Dưới đây là một số thông tin mẹ cần lưu ý:
- Chọn nha khoa chuyên điều trị bệnh lý cho trẻ em
Trẻ em cần phải được điều trị bởi bác sĩ nha khoa có kinh nghiệm và chuyên điều trị cho trẻ. Bởi vì như vậy, bác sĩ mới có kiến thức, kỹ năng để làm việc với trẻ em và tạo ra một môi trường thoải mái, an toàn.
- Bắt đầu điều trị sớm
Khi phát hiện sâu răng ở trẻ em, hãy đến nha khoa ngay lập tức. Sâu răng càng được chữa trị sớm, cơ hội phục hồi răng và ngăn ngừa tổn thương càng cao.
- Sử dụng phương pháp gây tê an toàn
Trong một số trường hợp, trẻ cần phải được gây tê trước khi tiến hành điều trị. Chọn phương pháp gây tê an toàn và phù hợp với trẻ, ví dụ như gây tê không đau.
- Tạo môi trường thoải mái
Trẻ em thường cảm thấy lo lắng và sợ hãi khi đến nha khoa. Do đó, tạo một môi trường thoải mái bằng cách tương tác tích cực với trẻ, giải thích quy trình điều trị một cách đơn giản và sử dụng các phương pháp giảm căng thẳng như trò chuyện, âu yếm hoặc phát nhạc nhẹ.
- Sử dụng các biện pháp giảm đau
Quá trình chữa sâu răng có thể gây đau và khó chịu cho trẻ. Vì vậy, sử dụng các biện pháp giảm đau như thuốc tê anesthetics hoặc gel tê để làm giảm cảm giác đau và khó chịu trong quá trình điều trị.
- Chăm sóc sau điều trị
Sau khi chữa sâu răng, hãy tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ để chăm sóc răng miệng của trẻ. Điều này bao gồm việc chải răng đúng cách, sử dụng chỉ nha khoa và hạn chế sử dụng thức ăn, đồ uống có đường sau bữa ăn.
- Khuyến khích thói quen vệ sinh răng miệng
Để ngăn ngừa sâu răng, hãy khuyến khích trẻ em thực hiện vệ sinh răng miệng hàng ngày. Hướng dẫn trẻ cách chải răng đúng cách và đảm bảo rằng bé chải răng ít nhất hai lần mỗi ngày.
Với những gợi ý về cách chữa sâu răng ở trẻ em mà chuyên gia Nha Khoa Shark bật mí trong bài, hy vọng giúp bố mẹ biết được các cách điều trị sâu răng hiệu quả để bé có một hàm răng khỏe mạnh trong tương lai.
Commentaire sur l'article