- Mặc định
- Lớn hơn
Niềng răng là kỹ thuật chỉnh nha được nhiều người áp dụng để cải thiện tình trạng răng sai lệch, khấp khểnh. Tuy nhiên, trong thời gian niềng răng, nhiều người cần phải chụp MRI để chẩn đoán các bệnh lý ở não bộ. Như vậy, niềng răng có chụp MRI được không? Có cần tháo niềng khi chụp MRI không? Các thắc mắc này sẽ được chuyên mục Connaissance des appareils orthodontiques giải đáp trong bài viết sau đây.
Giới thiệu sơ lược về chụp MRI
MRI là cụm từ viết tắt của Magnetic Resonance Imaging, là công nghệ chụp cộng hưởng từ. Kỹ thuật này sử dụng sóng vô tuyến và lực từ trường, mọi thông tin được tiếp nhận bởi máy tính. Sau khi xử lý, máy tính sẽ trả lại kết quả bằng hình ảnh.
Hình ảnh được cung cấp bởi công nghệ MRI chính xác và sắc nét. Thông qua đó, bác sĩ có thể chẩn đoán tình trạng bên trong cơ thể của bạn, có được cơ sở điều trị hiệu quả. MRI nổi bật vì không dùng tia bức xạ, rất an toàn.
Bác sĩ thường chỉ định chụp MRI trong những trường hợp có các bệnh lý liên quan đến não, thần kinh, phổi, tim,… Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể chụp MRI, vì công nghệ này tạo từ trường rất mạnh, người chụp cần gỡ toàn bộ các vật dụng bằng kim loại trên người khi thực hiện.
Người niềng răng có chụp MRI được không? Có cần tháo niềng không?
Niềng răng có chụp MRI được không thì người niềng răng vẫn có thể chụp MRI để phát hiện, chẩn đoán và theo dõi quá trình điều trị bệnh lý mà không cần phải lo ngại ảnh hưởng kết quả chỉnh nha. Trong quá trình chụp MRI, bạn sẽ được bác sĩ kiểm tra sức khỏe, hỗ trợ tận tình để đảm bảo mọi yêu cầu đều được đáp ứng.
Tuy nhiên, vấn đề có cần phải tháo niềng khi chụp MRI hay không sẽ được quyết định bởi phương pháp niềng. Sau đây là những thông tin chi tiết.
Đối với trường hợp niềng răng mắc cài
Trước khi chụp MRI, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn tháo bỏ tất cả các khí cụ chỉnh nha nếu bạn đang áp dụng phương pháp niềng bằng mắc cài kim loại. Vì các khí cụ được chủ yếu chế tác bằng hợp kim và Inox, có thể làm ảnh hưởng đến kết quả chụp phim MRI. Ngoài ra, nếu đeo khí cụ niềng răng kim loại khi chụp MRI sẽ không đảm bảo an toàn cho bạn.
Sau khi quá trình chụp MRI hoàn tất, bạn cần cố định lại các khí cụ lên răng để tiếp tục quy trình chỉnh nha. Tuy nhiên, bạn không thể tự tháo hoặc lắp niềng mà cần được bác sĩ nha khoa hỗ trợ.
Như vậy, chụp MRI khi niềng răng mắc cài sẽ làm tốn khá nhiều thời gian, đồng thời làm gián đoạn quá trình niềng răng.
>>>Tìm hiểu thêm: Tháo niềng răng có đau không?
Đối với trường hợp niềng răng trong suốt
Nếu bạn đang áp dụng phương pháp niềng răng trong suốt sẽ không cần tháo niềng khi chụp MRI. Vì chất liệu nhựa của khay niềng trong suốt không làm ảnh hưởng đến kết quả chụp phim MRI.
Khay niềng trong phương pháp niềng răng trong suốt được chế tác từ chất nhựa cao cấp, an toàn và lành tính, được kiểm định bởi FDA. Với những ưu điểm vượt trội, niềng răng trong suốt ngày càng được nhiều người lựa chọn.
Lưu ý cần biết khi chụp MRI khi niềng răng
Không chỉ về vấn đề niềng răng có chụp MRI được không, bạn cũng cần tìm hiểu về 1 số lưu ý trước khi chụp MRI để quy trình chỉnh nha được diễn ra thuận lợi:
- Tuyệt đối không tự tháo hoặc lắp khí cụ chỉnh nha khi chụp MRI, việc làm này cần được bác sĩ trực tiếp thực hiện để đảm bảo an toàn.
- Tháo bỏ tất cả các vật dụng bằng kim loại trên người như: Kẹp tóc, máy trợ thính, trang sức,…
- Thông báo với bác sĩ tất cả thông tin về tình trạng sức khỏe hiện tại và tiền sử bệnh lý của bản thân.
- Khi chụp MRI, bạn cần giữ cố định cơ thể cho đến khi bác sĩ ra hiệu hoàn tất. Điều này để đảm bảo kết quả chính xác nhất.
- Để kết quả chụp MRI các mô và mạch máu rõ nét hơn, có thể bạn cần sử dụng thuốc phản quang. Loại thuốc này có thể gây ra 1 số tác dụng phụ như: Chóng mặt, đau đầu,…
Các thông tin trong bài viết vừa rồi đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc niềng răng có chụp MRI được không. Nhìn chung, các khí cụ niềng răng bằng kim loại có thể làm ảnh hưởng đến kết quả chụp cộng hưởng từ, đồng thời tác động đến sức khỏe của bạn. Do đó, bạn cần cân nhắc và lựa chọn phương pháp niềng răng tối ưu nhất. Nếu đã gắn các mắc cài lên răng, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để tìm hướng giải quyết phù hợp.
Commentaire sur l'article