- Mặc định
- Lớn hơn
Bạn có biết niềng răng là một quá trình kéo dài từ 1 đến 3 năm và trong đó có một giai đoạn xấu nhất khi niềng răng không? Giai đoạn này là lúc nào và nó ảnh hưởng như thế nào đến nụ cười và sức khỏe của bạn?
Trong bài viết này, Nha khoa Shark sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc này.
Niềng răng trải qua các giai đoạn cơ bản nào?
Trước khi tìm hiểu đâu là giai đoạn xấu nhất khi niềng răng, bạn cần điểm qua 5 giai đoạn cơ bản khi chỉnh nha, bao gồm: Tiền chỉnh nha, dàn đều răng, đóng khoảng trong niềng răng, chỉnh khớp cắn, cố định răng và tháo niềng.
Giai đoạn 1: Tiền chỉnh nha
Tại bước tiền chỉnh nha, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám tổng quát sức khỏe răng miệng của bạn. Bước này bao gồm chụp phim X-quang răng và lấy mẫu dấu hàm, căn cứ vào kết quả có được, bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ niềng răng thích hợp nhất.
Sau khi đã xác định phương pháp niềng răng, bác sĩ sẽ cố định khí cụ chỉnh nha lên hàm răng, nhằm mục đích làm giãn dây chằng quanh răng.
Các khí cụ sẽ được cố định trên thân răng xuyên suốt quy trình chỉnh nha. Khi cần thiết, bác sĩ có thể đặt thêm thun tách kẽ để tạo điểm tựa cho dây cung.
Giai đoạn 2: Dàn đều răng
Có thể nói, dàn đều răng là giai đoạn xấu nhất khi niềng răng, đây là giai đoạn mở đầu cho quá trình kéo chỉnh răng chính thức.
Trong giai đoạn này, bạn cần sử dụng mắc cài và dây cung có kích thước lớn hơn để tăng hiệu quả trong việc làm phẳng cung răng và xoay trục răng. Giai đoạn dàn đều răng không làm cho răng thay đổi quá rõ ràng, nhưng trục răng sẽ dần thẳng hàng hơn.
Riêng với những trường hợp không có đủ khoảng trống trên cung hàm để răng dịch chuyển, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng hoặc các kẽ răng tùy theo từng từng trạng, để tạo sự thuận tiện cho quá trình chỉnh nha.
Giai đoạn 3: Đóng khoảng trong niềng răng
Đóng khoảng trong niềng răng là một trong những giai đoạn xấu nhất khi chỉnh nha. Giai đoạn này đồng thời có ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ của hàm răng sau khi niềng. Nhờ vào cơ chế trượt dây cung, bác sĩ sẽ tiến hành kéo răng cửa và răng nanh trước để lấp đầy vị trí bị trống do răng số 4 để lại.
Hiểu theo cách đơn giản hơn, đóng khoảng trong niềng răng là giai đoạn kéo lùi các răng phía trước ra phía sau (đối với trường hợp răng bị hô) hoặc đẩy răng từ phía sau ra phía trước (đối với trường hợp răng bị móm). Nhờ đó giúp cho hàm răng thẳng đều hơn.
Đây là giai đoạn khó trong niềng răng, đòi hỏi bác sĩ thực hiện phải có tay nghề và kỹ thuật tốt. Nếu không, chân răng có thể bị bật khỏi xương hàm.
Giai đoạn 4: Chỉnh khớp cắn
Sau khi đóng khoảng răng thưa nhưng hàm răng của vẫn còn bị lệch nhẹ, bác sĩ sẽ tiến hành điều chỉnh khớp cắn để hàm răng trên và dưới cân bằng hơn. Yêu cầu của bước thực hiện này là phải đưa hàm răng trở về khớp cắn chuẩn, hỗ trợ cho quá trình ăn nhai tối ưu hơn.
Trong giai đoạn này, các răng hầu như đã được điều chỉnh chuẩn khớp cắn và thẳng hàng. Vì vậy, đây không phải là giai đoạn xấu nhất khi niềng răng.
Giai đoạn 5: Cố định răng và tháo niềng
Trong số các giai đoạn niềng răng, giai đoạn thứ 5 – Cố định răng và tháo niềng là giai đoạn hầu hết mọi người đều chờ đợi. Bác sĩ sẽ chỉ định tháo niềng răng khi hàm răng của bạn đã chuẩn khớp cắn và đều đẹp.
Sau khi đã gỡ bỏ các khí cụ chỉnh nha, bạn cần đeo hàm duy trì thêm vài tháng để cố định răng ở vị trí mới. Thời gian đeo hàm duy trì sẽ được bác sĩ chỉ định căn cứ vào cách chăm sóc răng miệng của bạn.
Giai đoạn xấu nhất khi niềng răng là lúc nào?
Trong số các giai đoạn vừa nêu, 3 tháng đầu tiên của tiền chỉnh nha là giai đoạn xấu nhất khi chỉnh nha. Vì trong giai đoạn này, răng vẫn còn khấp khểnh và lộn xộn ở mức độ nghiêm trọng, cộng thêm sự vướng víu của mắc cài làm cho bạn cảm thấy khó chịu.
Khi chưa thích ứng với các khí cụ niềng răng, bạn sẽ khó tránh khỏi cảm giác đau nhức. Ngoài ra, ở giai đoạn này, bạn rất dễ bị hóp má hoặc bị hóp thái dương, làm cho thẩm mỹ khuôn mặt bị ảnh hưởng.
Tâm trạng không ổn định trong những ngày đầu niềng răng có thể làm cho khuôn mặt của bạn bị thiếu sức sống, ảnh hưởng ăn uống làm cho cân nặng bị sa sút.
Trong trường hợp niềng răng hô hoặc móm, bạn có thể cần phải nhổ răng. Điều này làm cho giữa các răng xuất hiện khoảng trống, ảnh hưởng sự tự tin của bạn khi nói chuyện hoặc mỉm cười.
Tuy nhiên, bạn không cần phải quá lo lắng, vì những biểu hiện vừa đề cập chỉ mang tính chất tạm thời. Sau khi bạn đã làm quen với các khí cụ chỉnh nha trong khoang miệng, những biểu hiện này sẽ biến mất.
Việc bạn cần làm chính là chuẩn bị tâm lý thật tốt để đối mặt với giai đoạn xấu nhất khi chỉnh nha, hoặc trao đổi với bác sĩ để tìm cách khắc phục thích hợp.
Cách khắc phục giai đoạn xấu nhất khi niềng răng
Như vậy, bạn đã xác định được đâu là giai đoạn niềng răng xấu nhất. Thực tế, giai đoạn này chỉ làm ảnh hưởng thẩm mỹ, không tác động quá nhiều đến công việc và sinh hoạt thường ngày nếu bạn biết chăm sóc răng đúng cách.
Để có thể vượt qua giai đoạn xấu nhất khi chỉnh nha, bạn nên tham khảo một số cách sau đây:
- Nên ưu tiên ăn thực phẩm mềm và dễ nhai trong 1 vài tuần đầu tiên khi niềng răng để hạn chế cảm giác đau.
- Hãy sử dụng sáp nha khoa để bôi vào các cảnh sắc nhọn của mắc cài. Việc làm này sẽ giúp bạn hạn chế tổn thương môi, má và nướu do mắc cài gây ra.
- Trong suốt thời gian niềng răng, bạn cần xây dựng chế độ vệ sinh răng miệng khoa học. Nên sử dụng chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước để làm sạch kẽ răng hiệu quả hơn. Lưu ý này còn giúp bạn hạn chế nguy cơ bong tuột mắc cài và ngăn ngừa một số bệnh lý răng miệng.
- Để vượt qua giai đoạn xấu nhất khi niềng răng, bạn cần xây dựng chế độ ăn uống hợp lý. Hãy đảm bảo bổ sung đầy đủ các chất thiết yếu cho cơ thể, tham khảo ý kiến bác sĩ về các thực phẩm nên và không nên ăn khi niềng răng.
- Hãy trao gửi niềm tin của mình tại các nha khoa niềng răng uy tín, có đội ngũ bác sĩ giỏi và trang thiết bị hiện đại. Bên cạnh sự đồng hành của bác sĩ, bạn hãy giữ cho mình một tinh thần thoải mái, ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý.
Như vậy, để vượt qua giai đoạn xấu nhất khi niềng răng, bạn có thể lựa chọn phương pháp niềng răng trong suốt hoặc niềng răng mắc cài sứ. Hiện tại, nha khoa Shark là đơn vị dẫn đầu về 2 kỹ thuật niềng răng trên, giúp bạn tự tin hơn trong suốt quy trình chỉnh nha. Để biết thêm thông tin chi tiết về các giai đoạn niềng răng, hãy liên hệ với chúng tôi, bạn sẽ được giải đáp trực tiếp bởi các bác sĩ giàu kinh nghiệm.
Commentaire sur l'article