- Mặc định
- Lớn hơn
Sâu răng là bệnh lý răng miệng mà bất kỳ ai cũng có thể mắc phải nếu như không chăm sóc và vệ sinh răng miệng cẩn thận. Nếu không phát hiện và điều trị sớm sẽ có nguy cơ dẫn đến các bệnh lý răng miệng nghiêm trọng hơn. Hãy theo dõi những hình ảnh sâu răng theo từng trường hợp cụ thể trong bài viết dưới đây để có thể nhận biết bệnh lý này một cách chính xác nhất.
Hình ảnh sâu răng theo vị trí
Hàm răng của người trưởng thành sẽ có 32 chiếc răng cả hàm trên và dưới; chia làm 4 nhóm răng gồm các nhóm: răng cửa, răng nanh, răng hàm lớn và răng hàm nhỏ. Tất cả các nhóm răng đều có thể gặp phải tình trạng sâu răng.
Sâu răng cửa
Răng cửa nằm ở vị trí số 1 và số 2 tính từ ngoài vào trong cung hàm. Nhóm răng này đảm nhiệm vai trò cắn và chia nhỏ thức ăn khi đưa vào trong miệng.
Răng cửa ở vị trí dễ quan sát nên có thể phát hiện sớm dấu hiệu bị sâu kẽ răng cửa và điều trị, trừ một số trường hợp chủ quan để tình trạng sâu răng nghiêm trọng hơn.
Sâu răng nanh
Răng nanh hay còn gọi là răng số 3, nằm bên cạnh răng cửa và nhọn hơn so với răng cửa. Răng nanh thường được coi là nền tảng cung hàm, có chức năng nâng đỡ và tạo hình cơ mặt. Với cấu tạo đặc biệt, những chiếc răng nanh còn có vai trò như chiếc “cọc hướng dẫn” khớp cắn vận động để ăn nhai và nói chuyện.
Sâu răng hàm nhỏ
Răng hàm nhỏ hay còn gọi là răng số 4 và số 5, nằm sát răng nanh. Khác với cấu trúc của răng cửa và răng nanh, răng hàm nhỏ có mũ răng hình lập phương, mặt cắn phẳng và trên mặt răng có cả phần nhọn và phần đều.
Răng hàm nhỏ đảm nhiệm vai trò cắn xé và nghiền thức ăn. Khi bị răng hàm nhỏ thường sẽ khó phát hiện hơn răng cửa và răng nanh do nằm ở vị trí khuất hơn.
Sâu răng hàm lớn
Răng hàm lớn gồm răng số 6, số 7 và số 8 (răng khôn), đây là những chiếc răng nằm sâu nhất trong cung hàm. Răng hàm lớn có diện tích răng lớn nhất, mặt răng rộng và hình dáng răng phức tạp; đảm nhiệm vai trò quan trọng nhất trên cung hàm đó là cắn, xé, nghiền nhuyễn thức ăn trước khi đưa xuống hệ tiêu hóa.
Răng hàm lớn có mối liên hệ chặt chẽ với các mạch máu và dây thần kinh nên khi bị sâu sẽ có nguy cơ cao dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng hơn nếu như không được phát hiện và điều trị sớm.
Hình ảnh sâu răng qua từng giai đoạn
Tình trạng răng sâu còn có thể biểu hiện rõ ràng ngay trên chiếc răng đó. Mỗi chiếc răng bị sâu thường sẽ có 4 giai đoạn: Sâu trên bề mặt răng, sâu trong kẽ răng, sâu răng bán phần và sâu răng toàn phần.
Bị sâu trên bề mặt răng
Khi vệ sinh và làm sạch răng không cẩn thận, các mảng bám sẽ dính lại trên răng, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và tấn công cấu trúc răng. Chúng sẽ phá hủy bề mặt men răng, dần dần ăn tới tủy răng và chân răng.
Sâu trong kẽ răng
Kẽ răng là vị trí mà vụn thức ăn và mảng bám dễ kẹt lại; từ đó tích tụ vi khuẩn và gây sâu răng. Khi bị sâu kẽ răng thường sẽ làm tổn thương cả 2 chiếc răng.
Sâu răng bán phần
Sâu răng bán phần là tình trạng bị sâu răng mất một phần chiếc răng. Lúc này, những cơn đau nhức sẽ xuất hiện và kéo dài khiến bạn khó chịu, ảnh hưởng tới quá trình ăn uống sinh hoạt hàng ngày.
Sâu răng toàn phần
Sâu răng toàn phần là khi răng đã sâu hết phần thân răng và chỉ còn lại mỗi phần chân răng. Đa phần những chiếc răng sâu toàn phần thường sẽ không bảo tồn được và bắt buộc phải nhổ bỏ, thay thế bằng răng giả.
Hình ảnh sâu răng theo độ tuổi
Cả trẻ em và người lớn đều có thể bị sâu răng do thói quen ăn đồ ngọt và lười vệ sinh răng miệng.
Trẻ em sâu răng
Trẻ em là nhóm đối tượng dễ bị sâu răng nhất bởi có thói quen ăn đồ ngọt và chưa có ý thức vệ sinh răng miệng cẩn thận. Trẻ em có thể bị sâu răng ngay từ khi mọc răng sữa.
Người lớn sâu răng
Người lớn cũng có nguy cơ bị sâu răng nhưng không cao như ở trẻ em. Nguyên nhân gây sâu răng ở người lớn có thể do thói quen ăn uống, cách chăm sóc răng miệng,…
>>>Xem thêm: Cách chữa sâu răng cho người lớn.
Hình ảnh sâu răng theo bộ răng
Sâu răng có thể xuất hiện theo cả bộ răng. Dù là răng sữa hay răng vĩnh viễn thì đều có thể mắc phải tình trạng này.
Bộ răng sữa bị sâu
Sâu răng sữa là tình trạng phổ biến ở trẻ em dưới 13 tuổi. Tuy những chiếc răng sữa sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn nhưng khi bị sâu sẽ ảnh hưởng lớn tới sức khỏe răng miệng của trẻ.
Bộ răng vĩnh viễn bị sâu
Người lớn và trẻ em đều có thể bị sâu bộ răng vĩnh viễn. Tình trạng này xảy ra do vi khuẩn tích tụ lâu ngày trong khoang miệng, phá hủy cấu trúc răng và ăn mòn men răng, ngà răng và cả phần tủy răng nếu như không được điều trị kịp thời.
Nhìn chung, tình trạng sâu răng có thể nhận biết theo vị trí, giai đoạn, độ tuổi và cả bộ răng. Việc phát hiện sớm và điều trị sẽ giúp bạn bảo vệ tốt sức khỏe răng miệng cũng như cải thiện chất lượng cuộc sống. Hãy lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín điều trị sâu răng để đảm bảo sự an toàn và chất lượng.
Hy vọng qua những hình ảnh sâu răng cụ thể vừa rồi, Nha khoa Shark đã giúp bạn có thể nhận biết chính xác tình trạng này và thực hiện điều trị kịp thời. Nếu có nhu cầu tìm hiểu giải pháp điều trị sâu răng, liên hệ qua hotline 1800.6029 để được tư vấn miễn phí bạn nhé!
Commentaire sur l'article