- Mặc định
- Lớn hơn
Sái quai hàm là tình trạng khớp cắn gây ra vô vàn bất tiện trong cuộc sống hàng ngày, cản trở hoạt động nhai cắn, giao tiếp,…. Để tìm hiểu chi tiết hơn về dấu hiệu, nguyên nhân, cách khắc phục tình trạng sai lệch quai hàm, mời bạn đọc ngay nội dung bài viết sau của Nha khoa Shark nhé!
Sái quai hàm là gì? Dấu hiệu nhận biết
Sái quai hàm còn có tên gọi khác là trật khớp hàm, đây là tình trạng phổ biến mà nhiều người gặp phải, do phần xương ở quai hàm bị lệch ra khỏi vị trí ban đầu.
Sái ở quai hàm gặp chủ yếu ở đối tượng có tiền sử rối loạn khớp thái dương hàm, lỏng cơ vùng xương hàm,….
Dưới đây là một số dấu hiệu dễ nhận biết, giúp bạn phát hiện tình trạng sai lệch quai hàm:
- Khi lệch quai hàm, thông thường, bạn sẽ xuất hiện những cơn đau nhức, khó chịu tại vùng hàm. Cơn đau ban đầu chỉ hơi âm ỉ nhưng sau đó sẽ lan dần lên vùng tai, đầu. Một số người bị sái ở quai hàm có triệu chứng đau đầu, ù tai, đau tai, giảm thính giác.
- Sái quai hàm còn khiến cho một số người khó cử động vùng quai hàm, cổ, vai gáy. Nhiều người chia sẻ rằng, họ cảm thấy tê nhức tại vị trí quai hàm, khó xoay cổ sang hai bên, cúi gập cổ, đặc biệt là sau khi ngủ dậy vào buổi sáng.
- Một dấu hiệu dễ nhận biết tiếp theo của tình trạng trật khớp hàm là khó há miệng hoặc khi há miệng có tiếng kêu lục cục rõ ràng, đau quai hàm gần tai. Các chuyên gia cho biết, tiếng lục cục này xuất phát từ chấn thương ở khu vực khớp xương ở quai hàm gây ra.
Việc phát hiện sớm tình trạng sái quai hàm thông qua các dấu hiệu trên sẽ giúp bạn tìm được cách khắc phục kịp thời, hiệu quả, đảm bảo an toàn.
Vì vậy, nếu bạn có các triệu chứng trên thì hãy nhanh chóng báo ngay cho bác sĩ để được tư vấn hướng xử lý phù hợp.
Sai quai hàm do nguyên nhân nào gây ra?
Trên thực tế, nguyên nhân chủ yếu gây ra hiện tượng sai lệch quai hàm là do khu vực này gặp phải chấn động mạnh. Ngoài ra, sai quai hàm còn do một số nguyên nhân khác gây ra như sau:
- Khu vực miệng và họng bị viêm nhiễm do vi khuẩn gây ra.
- Thói quen ngủ nằm sấp hoặc ngủ nghiêng quá lâu có thể gây lệch khớp quai hàm.
- Một số người có thói quen nghiến răng khi ngủ trong thời gian dài cũng dễ bị sai lệch khớp cắn.
- Há miệng quá to, ngáp to, cười,…. cũng là nguyên nhân khiến nhiều người bị sái ở quai hàm.
Bên cạnh các nguyên nhân trên thì trật quai hàm còn do các nguyên nhân khác gây ra như mang vác vật nặng ở khu vực vai, cổ, chấn thương, tai nạn ngoài ý muốn,….
Hiện tượng sái quai hàm có nguy hiểm không?
Mặc dù trật quai hàm là tình trạng phổ biến và gặp ở nhiều người hiện nay. Hiện tượng này không gây nguy hiểm hay đe dọa quá nghiêm trọng tới sức khỏe của bạn nhưng sẽ ảnh hưởng xấu tới hoạt động sinh hoạt, ăn uống và giao tiếp hàng ngày.
Khi khớp quai hàm bị lệch ra khỏi vị trí ban đầu, bạn sẽ gặp phải bất tiện trong việc há miệng, phát âm, ăn uống, từ đó ảnh hưởng đến sinh hoạt cũng như công việc của mình. Nguy hiểm hơn, nếu sái quai hàm kéo dài không được chữa trị thì bạn sẽ có nguy cơ mắc các biến chứng nghiêm trọng hơn như lệch hàm, méo miệng.
Trong trường hợp trật khớp hàm nghiêm trọng, bạn có thể phải can thiệp phẫu thuật chỉnh hình chuyên sâu. Điều này sẽ gây tốn kém đáng kể cả về công sức, thời gian và tiền bạc cho bạn. Bởi vậy, bạn nên đến ngay các cơ sở uy tín để được bác sĩ thăm khám và chữa trị kịp thời nhé!
Bật mí cách khắc phục sái quai hàm hiệu quả
Tại các cơ sở y tế uy tín, các bác sĩ sẽ thăm khám, chụp X Quang cẩn thận để đánh giá mức độ sái quai hàm. Sau khi có số liệu chính xác, bác sĩ sẽ tư vấn hướng khắc phục phù hợp, hiệu quả tối ưu.
Nắn chỉnh hàm tại nha khoa
Nếu khách hàng chỉ trật khớp hàm ở mức độ từ nhẹ đến vừa thì bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp nắn chỉnh hàm để giúp khớp về lại vị trí ban đầu. Thông thường, trước khi tiến hành nắn chỉnh hàm, khách hàng sẽ được tiêm thuốc giãn cơ hoặc thuốc giảm đau với liều lượng thích hợp để hạn chế cảm giác khó chịu.
Sau đó, bác sĩ sẽ cho khách hàng ngồi đúng tư thế nhằm tạo ra sự thoải mái, thuận lợi cho quá trình nắn chỉnh hàm. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ tư vấn, nói chuyện và giúp khách hàng ổn định tâm lý trước khi bắt đầu quy trình nắn chỉnh hàm lệch.
Dưới đây là các bước nắn chỉnh hàm tại cơ sở y tế mà bạn có thể tham khảo:
- Bác sĩ đặt hai miếng gạc vô trùng ở mặt nhai phía trong của răng hàm dưới.
- Bác sĩ sử dụng hai ngón tay cái để ấn mạnh xương vùng hàm dưới, đồng thời đẩy xương hàm xuống dưới, ra sau cho đến khi quai hàm về lại đúng vị trí.
Nắn chỉnh hàm là thủ thuật tương đối đơn giản nhưng cần thực hiện dứt khoát để giảm cảm giác đau nhức cho khách hàng. Vì vậy, bạn nên tìm hiểu, lựa chọn địa chỉ nắn chỉnh hàm uy tín, bác sĩ giỏi chuyên môn và có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề.
Phẫu thuật chuyên sâu
Nếu khách hàng bị sai quai hàm nghiêm trọng, nặng nề và không thể khắc phục bằng phương pháp nắn chỉnh hàm thì cần phẫu thuật chuyên sâu. Phẫu thuật sử dụng thiết bị hiện đại sẽ giúp can thiệp trực tiếp vào khu vực xương hàm, từ đó giúp quai hàm lệch trở về đúng vị trí ban đầu.
Đây là thủ thuật chuyên sâu nên cần thực hiện tại các địa chỉ uy tín, bác sĩ giỏi chuyên môn, có trình độ cao trong nghề thì mới đem lại kết quả tích cực, đảm bảo an toàn cho khách hàng.
Lưu ý gì để phòng ngừa sái quai hàm?
Hiện tượng sái quai hàm không quá nguy hiểm nhưng lại cực kỳ dễ tái phát sau này. Do đó, kể cả khi đã điều trị thành công thì bạn cũng cần lưu lại những chú ý quan trọng sau để phòng ngừa trật quai hàm:
- Bạn nên ngủ đúng giờ, đủ giấc và phải nằm đúng tư thế, không nên nằm nghiêng, nằm sấp quá lâu ở một tư thế.
- Bạn nên ưu tiên ăn các thực phẩm nấu mềm, hạn chế ăn các thức ăn quá dai, quá cứng hay dùng răng cắn xé vật cứng nhé!
- Ổn định tâm lý, không nên giữ tâm trạng mệt mỏi, căng thẳng kéo dài.
- Chú ý không làm việc quá sức, không mang vác vật quá nặng.
- Không nên để quai hàm gặp phải chấn thương, va đập mạnh.
- Bạn cần bỏ thói quen nghiến răng, ngáp há miệng to hoặc cười lớn. Bởi đây đều là các nguyên nhân gây lệch khớp hàm.
Ngoài ra, sau khi nắn chỉnh hoặc phẫu thuật quai hàm tại các địa chỉ uy tín, bạn nên tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ về đơn thuốc điều trị, chế độ ăn uống, lịch trình sinh hoạt. Hơn hết, bạn cần chú ý vệ sinh vết mổ sau phẫu thuật quai hàm để hạn chế tối đa tình trạng nhiễm trùng nguy hiểm.
Qua bài viết trên, bạn đọc đã có thêm nhiều thông tin thú vị về dấu hiệu, nguyên nhân, cách khắc phục tình trạng sái quai hàm. Nha khoa Shark hy vọng rằng, những kiến thức này sẽ giúp bạn không còn lo lắng và bình tĩnh xử lý tình trạng sai lệch khớp hàm đang gặp.
Commentaire sur l'article