- Mặc định
- Lớn hơn
Trẻ em là lứa tuổi hiếu động, thích chạy nhảy và luôn tò mò với mọi thứ xung quanh. Vì vậy, bé rất dễ bị ngã. Đã có nhiều ghi nhận về các trường hợp bé bị ngã lung lay răng sữa. Điều này làm cho phụ huynh lo lắng về sức khỏe và quá trình mọc răng vĩnh viễn về sau. Nếu các mẹ cũng có mối lo tương tự, hãy cùng Nha khoa Shark theo dõi ngay bài viết sau đây.
Nguyên nhân làm bé bị ngã lung lay răng sữa
Trẻ em rất dễ bị ngã vì tính cách hiếu động và đi chưa vững. Té ngã ngoài gây ra vết thương ngoài da còn có thể làm cho bé bị lung lay răng sữa. Bé bị ngã có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, phụ huynh cần tìm hiểu để biết cách phòng ngừa, hạn chế tình trạng này.
Vấp phải vật cản
Đồ đạc trong nhà vứt lung tung, hòn đá, đồ chơi ở giữa đường,… đều là những cái “bẫy” dễ làm cho bé bị té ngã. Do tuổi còn nhỏ nên bé chưa biết cách chủ động bước qua những vật cản này, làm cho bé bị vướng và mất thăng bằng. Đây chính là nguyên nhân phổ biến nhất trong các trường hợp trẻ nhỏ bị té ngã.
Chạy nhảy trên sàn trơn trượt
Ngoài các vật cản, bé bị ngã lung lay răng sữa cũng có thể là do sàn nhà trơn trượt. Đó có thể là sàn gạch hoặc sàn gỗ bị ướt, phòng tắm, hồ bơi,… Khi cho bé chơi đùa trên sàn trơn sẽ rất nguy hiểm, té ngã không chỉ làm bé gãy răng sữa mà còn có thể gây ra các chấn thương khác.
Bị mất thăng bằng
Trẻ nhỏ chưa biết cách đi vững vàng nên dễ bị mất thăng bằng và thường xuyên té ngã. Ngoài ra, bé còn thích leo trèo trên bàn, trên ghế nên khả năng bị ngã càng cao hơn. Một số dụng cụ ở khu vui chơi không được vệ sinh, bảo dưỡng kỹ càng cũng là nguyên nhân làm cho bé bị mất thăng bằng.
Va chạm với bạn bè
Va chạm với lực lớn cũng làm cho bé bị ngã, cụ thể, bé rất hay va chạm với bạn bè đồng trang lứa khi đang chơi đùa. Đặc biệt, khi không có sự giám sát của người lớn, những đứa trẻ có thể chơi mạnh tay hơn với nhau, dẫn đến bị ngã lung lay răng sữa hoặc chảy máu nướu.
Ảnh hưởng khi bé bị ngã lung lay răng sữa
Trẻ em bị ngã không chỉ bị bầm tím hay trầy xước, mà sức khỏe răng miệng cũng bị ảnh hưởng không nhỏ. Thực chất, hậu quả té ngã lung lay răng sữa không dừng lại ở cảm giác đau nhức vài ngày, mà sức khỏe, tinh thần của bé cũng phải chịu tác động không tốt.
Răng sữa bị mẻ, gãy vỡ
Lực tác động mạnh khi té ngã có thể làm cho răng sữa của bé bị mẻ hoặc gãy vỡ. Đây là vấn đề làm ảnh hưởng thẩm mỹ hàm răng của bé, cũng gây ra cảm giác đau đớn, sợ hãi. Tâm lý của trẻ cũng chịu tác động bởi sự tự ti, thậm chí kéo dài tâm lý này cho đến khi trưởng thành.
Răng sữa bị mẻ, bị gãy vỡ còn kéo theo những vấn đề về nướu răng. Lúc này, bé có nguy cơ bị viêm nha chu cao hơn so với những đứa trẻ khỏe mạnh khác.
Răng sữa bị lung lay, dễ rụng
Bé bị ngã lung lay răng sữa thì chiếc răng này sẽ dễ bị rụng hơn. Vì răng sữa của trẻ vốn không phải là răng vĩnh viễn nên khả năng chịu lực sẽ tương đối yếu. Khi răng sữa rụng quá sớm, quá trình mọc răng vĩnh viễn cũng bị ảnh hưởng, mặt khác, bé cũng ăn nhai khó khăn hơn.
Nướu răng bị sưng đau
Chỗ nướu răng sữa bị lung lay của bé có thể bị sưng đau, viêm đỏ, làm cho bé bị đau nhức nhiều khi ăn uống hoặc mỗi khi chạm vào. Ở trường hợp này, nếu không có cách xử lý kịp thời, bé rất dễ bị viêm nướu, viêm nha chu,…
Răng sữa bị lệch
Nếu bé bị ngã lung lay răng sữa với lực quá mạnh, răng sữa thậm chí có thể bị lệch ra khỏi vị trí ban đầu. Vấn đề này làm cho khả năng nhai cắn thức ăn của bé bị giảm, thậm chí là ảnh hưởng quá trình phát âm, thẩm mỹ của hàm răng.
Việc phụ huynh cần làm khi bé bị ngã lung lay răng sữa
Khi bị ngã, bé rất cần sự hỗ trợ từ phụ huynh. Vì vậy, bạn cần có hướng xử lý đúng đắn trong trường hợp này, không chỉ để cho bé bớt đau, mà còn để tâm lý bé không bị ảnh hưởng.
Sau đây là 1 vài hướng dẫn chi tiết của bác sĩ.
Kiểm tra tình trạng răng và nướu của bé
Sau khi đỡ bé đứng dậy, bạn hãy kiểm tra thật kỹ lưỡng cơ thể của bé xem có bị trầy xước, hay chấn thương nào không. Tiếp theo, bạn dùng đèn pin rọi vào miệng bé để kiểm tra tình trạng răng và nướu. Việc làm này nhằm xác định răng bé có bị nứt, vỡ hay lung lay không. Nếu răng bé có bị tổn thương, bạn hãy chụp hình lại để lấy thông tin so sánh kết quả trước và sau khi điều trị cho bé.
Tìm và giữ mảnh vỡ của răng sữa
Nếu phát hiện răng của bé bị vỡ, bạn hãy tìm và nhặt lại mảnh vỡ đó để tránh trường hợp bị mảnh vỡ răng găm vào người khi đang sinh hoạt. Ngoài ra, giữ lại mảnh răng vỡ cũng là cơ sở để bác sĩ xác định mức độ tổn thương răng của bé, xây dựng kế hoạch điều trị thích hợp hơn. Cách bảo vệ mảnh răng vỡ tốt nhất chính là để vào trong nước muối hoặc sữa, mảnh răng sẽ không bị khô.
Hạn chế cho bé ăn thức ăn cứng, nóng
Khi bé bị ngã lung lay răng sữa, bạn cần hạn chế cho bé ăn thức ăn cay nóng hoặc quá cứng trong 1 vài ngày. Vì nhóm thức ăn này sẽ làm tăng áp lực lên chỗ bị thương, làm cho bé bị đau và vết thương lâu lành. Thay vào đó, bạn hãy cho bé ăn những thức ăn có dạng mềm và dễ nhai, chẳng hạn như: Cháo, súp, sinh tố,… trong khoảng 24 giờ đầu tiên sau khi bị ngã lung lay răng.
Đưa bé đến nha khoa khám răng
Sau khi chăm sóc sơ bộ, bạn hãy đưa trẻ đến nha khoa. Bác sĩ sẽ kiểm tra mức độ tổn thương răng của bé, sau đó đề xuất cách điều trị và hướng dẫn bạn chăm sóc răng cho bé tại nhà. Thời điểm tốt nhất để đưa bé đến nha khoa là khoảng 1-2 giờ sau khi bị ngã lung lay răng sữa. Nếu kéo dài, mức độ tổn thương răng của bé sẽ có thể nghiêm trọng hơn.
Hướng xử lý của nha khoa khi bé bị ngã lung lay răng sữa nhiều
Với những trường hợp bé bị lung lay răng sữa nhiều, bạn nên đưa bé đến nha khoa trong thời gian sớm nhất. Đây là điều rất quan trọng để đảm bảo tình trạng răng miệng của bé được thăm khám, điều trị kịp thời và chính xác.
Để điều trị chấn thương răng cho bé, bác sĩ sẽ căn cứ vào mức độ lung lay hoặc gãy vỡ răng sữa. Cụ thể như sau:
- Trường hợp răng sữa của bé chỉ bị lung lay
Bác sĩ sẽ dùng thủ thuật để điều chỉnh răng sữa của bé về vị trí gốc. Thủ thuật này có thể là dùng miếng nhựa hoặc miếng kim loại để cố định răng bị lung lay với chiếc răng kế cạnh. Hoặc bác sĩ có thể sử dụng keo nha khoa chuyên dụng để gắn tạm thời 2 chiếc răng lại với nhau.
Riêng về cách điều chỉnh răng, bác sĩ có thể sử dụng 1 loại dụng cụ dạng nhỏ để dịch chuyển răng sữa về với vị trí trước đó. Sau khi hoàn tất, bạn cần lưu ý đưa bé đến nha khoa uy tín thăm khám định kỳ để bác sĩ theo dõi quá trình mọc răng vĩnh viễn của bé.
- Trường hợp răng sữa bị mẻ hoặc gãy vỡ
Ở trường hợp này, bác sĩ sẽ sử dụng dụng cụ để bo tròn răng của bé lại, nhằm tránh trường hợp bị xước các mô mềm trong khoang miệng của trẻ. Sau khi đã lành, bác sĩ sẽ đề xuất phương án trám răng để lấp đầy khoảng trống của mô răng bị khuyết thiếu. Trám răng còn giúp bé ngăn ngừa răng sâu, không gây cộm cấn, khó chịu.
- Trường hợp răng sữa lung lay nhiều hoặc gãy toàn bộ thân răng
Đối với trường hợp này, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ răng sữa để tránh làm ảnh hưởng đến quá trình mọc răng vĩnh viễn của trẻ về sau. Sau khi nhổ răng, bạn nên lưu ý thực hiện thật đúng cách cầm máu cho bé.
Hướng dẫn cách phòng tránh tình trạng bé bị ngã lung lay răng sữa
Bạn hãy lưu ý rằng, chấn thương ở răng sữa không chỉ gây đau, mà còn có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, tâm lý và quá trình mọc răng vĩnh viễn của bé. Vì vậy, cách tốt nhất chính là phòng tránh trường hợp bé bị té ngã. Sau đây là 1 số lời khuyên hữu ích cho những phụ huynh đang có con nhỏ:
- Trước tiên, bạn cần hướng dẫn bé ý thức bảo vệ sức khỏe răng miệng của chính mình. Cụ thể là dặn bé không được dùng răng để cắn hay mở đồ vật, chỉ cách cho bé dè chừng các vật cứng, nhọn.
- Bạn hãy chỉ cho bé cách đánh răng khoa học, lựa chọn loại kem đánh răng phù hợp với độ tuổi và sức khỏe răng miệng của bé.
- Bạn không nên cho trẻ ăn quá nhiều thực phẩm ngọt hay chua. Vì nhóm thực phẩm này sẽ nhanh chóng làm hư răng của bé.
- Trong chế độ ăn uống thường ngày của bé cần đảm bảo cân bằng dinh dưỡng, đủ lượng Vitamin và khoáng chất cần thiết xương và răng phát triển ổn định.
- Khi bé vui chơi, bạn hãy chú ý dõi theo bé để phòng ngừa trường hợp bé bị ngã lung lay răng sữa. Hoặc bạn có thể cho bé sử dụng dụng cụ bảo hộ khi chơi thể thao, chẳng hạn như: Đá bóng, bóng chuyền, bóng rổ, chạy xe đạp,…
- Khi bé tham gia giao thông, hãy cho bé sử dụng các trang thiết bị an toàn.
- Bố trí không gian sinh hoạt an toàn, thích hợp cho trẻ nhỏ. Đặt dao, kéo, thớt,… ở những nơi trẻ em không thể chạm đến.
- Đặc biệt, bạn cần thường xuyên đưa trẻ đến nha khoa để thăm khám răng miệng. Đây là việc làm quan trọng để răng vĩnh viễn của trẻ mọc lên đều và đẹp.
Phụ huynh cần có tính chủ động cao trong việc phòng ngừa tình huống bé bị ngã lung lay răng sữa. Vì vấn đề này có thể ảnh hưởng đến thẩm mỹ hàm răng của bé khi trưởng thành. Ngoài ra, việc mở ra và duy trì nhận thức của việc chăm sóc răng miệng ở trẻ nhỏ cũng rất cần thiết. Thông qua đó, bé sẽ có khả năng tự bảo vệ mình khi không có sự hỗ trợ của cha mẹ.
Commentaire sur l'article