- Mặc định
- Lớn hơn
Những người bị hôi miệng thường không tự tin và e ngại khi giao tiếp với mọi người xung quanh, gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống. Vậy nguyên nhân nào gây ra tình trạng hơi thở có mùi hôi? Có biện pháp nào giúp khắc phục triệt để không? Cùng nha Khoa Shark tìm hiểu về tình trạng hôi miệng và cách khắc phục hiệu quả.
Hôi miệng là bệnh gì?
Hôi miệng là tình trạng hơi thở có mùi hôi khó chịu. Đây là bệnh lý khá phổ biến, chiếm đến 40% dân số của Việt Nam. Tuy tình trạng này không ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng, nhưng nó khiến mọi người cảm thấy e ngại và tự ti trong giao tiếp hàng ngày.
Nếu tình trạng hôi miệng ở mức độ nặng sẽ làm giảm chất lượng cuộc sống và ảnh hưởng trực tiếp đối với công việc, đặc biệt với những người thường xuyên gặp gỡ khách hàng. Do đó, mọi người có thể khắc phục bằng cách sử dụng thuốc chuyên dụng hoặc mẹo dân gian để giảm bớt tình trạng hôi miệng.
Nguyên nhân nào gây ra bệnh hôi miệng?
Tình trạng hôi miệng xảy ra do rất nhiều nguyên nhân. Về cơ bản được chia làm 3 nhóm nguyên nhân chính gồm: yếu tố từ bên ngoài, từ bên trong cơ thể và từ bệnh lý răng miệng. Cụ thể về từng nguyên nhân như sau:
Những nguyên nhân gây hôi miệng từ bên ngoài
Trước tiên là nhóm nguyên nhân gây hôi miệng từ bên ngoài, bao gồm những yếu tố sau: sử dụng thực phẩm có mùi, uống cà phê, hút thuốc lá, uống bia rượu,…
Sử dụng thực phẩm có mùi
Một số loại thực phẩm chứa các nhân tố có mùi như: sulfur có trong tỏi, hành, củ cải, bắp cải; nitrogen có trong cá, tôm, trứng; tanin có trong trà, rượu vang đỏ; và nhiều hợp chất có mùi khác. Khi bạn tiêu thụ những loại thực phẩm này, chúng sẽ đi vào phổi và đào thải qua đường hô hấp, gây ra hơi thở có mùi hôi.
Bên cạnh đó, việc ăn uống những loại thực phẩm gây mùi cũng làm giảm lượng nước bọt tiết ra trong khoang miệng, từ đó dẫn tới hôi miệng và làm hơi thở có mùi.
Thường xuyên hút thuốc lá, uống rượu bia
Việc hút thuốc lá và uống rượu bia thường xuyên cũng khiến hơi thở của bạn có mùi khó chịu. Bởi vì trong thuốc lá có chứa nhiều chất độc hại, làm kích thích niêm mạc và giảm lượng nước bọt tiết ra, từ đó gây ra hôi miệng.
Ngoài ra, hút thuốc lá và uống rượu bia thường xuyên sẽ làm mài mòn men răng, gây răng xỉn màu và mất thẩm mỹ.
Uống cà phê
Cà phê là đồ uống quen thuộc vào mỗi buổi sáng của người Việt Nam. Tuy nhiên, nếu uống quá nhiều sẽ gây ra tình trạng hôi miệng. Bởi vì trong cà phê có chứa một lượng nhỏ caffeine – đây là chất kích thích gây khô miệng nên dễ làm hơi thở có mùi hơn.
Ngoài ra, màu sắc của cà phê cũng dễ làm răng xỉn màu nếu không chăm sóc và vệ sinh đúng cách. Từ đó là ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ của cả gương mặt.
Vệ sinh răng miệng không đúng cách
Nếu bạn chải răng, vệ sinh răng không đúng cách, làm vi khuẩn tích tụ trong khoang miệng, lâu ngày sẽ làm hơi thở có mùi. Bên cạnh đó, vệ sinh răng miệng sai cách cũng sẽ hình thành lớp cao răng. Trong lớp cao răng chứa hàng tỷ vi khuẩn gây hại, trong đó có vi khuẩn gây hôi miệng.
Hơn thế nữa, vệ sinh sai cách cũng sẽ gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm cho sức khỏe răng miệng như: viêm lợi gây hôi miệng, sâu răng, áp xe răng, viêm nha chu,…
Mắc dị vật ở mũi
Mắc dị tật ở mũi là nguyên nhân gây ra tình trạng hôi miệng ở trẻ em. Bởi vì tính hiếu động, trẻ em thường có xu hướng chơi đùa và đưa những vật nhỏ vào mũi như bông, giấy,…
Khi những vật dụng này không thể loại bỏ kịp thời sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn gây hại phát triển, dẫn đến nhiễm trùng mũi. Lâu ngày sẽ làm hơi thở có mùi và thậm chí ảnh hưởng tới các vấn đề sức khỏe khác.
Vấn đề về răng giả và các khí cụ chỉnh nha
Khi bạn thực hiện bọc răng sứ, niềng răng,…. và cảm thấy hơi thở của mình có mùi thì nguyên nhân có thể đến từ răng giả và các khí cụ nha khoa.
Những vật liệu trong nha khoa hoàn toàn có thể tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và gây hôi miệng khi bạn vệ sinh không đúng cách. Đặc biệt đối với phương pháp bọc sứ, khi sử dụng mão sứ kim loại, sau một thời gian sẽ xảy ra hiện tượng oxy hóa nên dễ khiến nướu bị kích ứng và gây ra hơi thở có mùi.
>>> Tìm hiểu thêm: Chân răng sứ bị hôi do đâu?
Những nguyên nhân gây hôi miệng từ các bệnh lý răng miệng
Bên cạnh những yếu tố từ bên ngoài thì vấn đề về bệnh lý răng miệng cũng sẽ gây ra tình trạng hôi miệng. Cụ thể, hôi miệng là triệu chứng tiêu biểu của một số bệnh lý nguy hiểm sau: sâu răng, khô miệng – khô lưỡi, viêm nướu, viêm nha chu.
Sâu răng
Đối với bệnh lý sâu răng, đây là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng hôi miệng. Khi sâu răng, vi khuẩn sẽ tấn công cấu trúc răng và gây ra sự phân hủy, từ đó dẫn đến hơi thở có mùi.
Nếu sâu răng phát triển nặng sẽ làm vùng xung quanh nướu bị nhiễm trùng, chảy máu, khiến tình trạng hôi miệng ngày càng nặng. Ngoài ra, vi khuẩn gây sâu răng cũng có thể lan ra các khu vực khác trong khoang miệng và gây ra các bệnh lý nguy hiểm khác về răng miệng.
Khô miệng, khô lưỡi
Khi miệng khô, lưỡi khô sẽ làm giảm khả năng sinh sản nước bọt và dịch tụy. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển một cách nhanh chóng trong môi trường khoang miệng.
Nguyên nhân gây ra tình trạng khô miệng, khô lưỡi có thể do bạn dùng nhiều thuốc lá, uống nhiều rượu bia,… Bạn cần hạn chế sử dụng những sản phẩm này để cải thiện hơi thở thở mát hơn.
Viêm nướu, viêm nha chu
Trong trường hợp bạn bị viêm nướu, viêm chu nha thì khả năng bị hôi miệng rất cao. Vi khuẩn do 2 bệnh lý này gây ra sẽ tấn công nướu và làm đau nhức, chảy máu, sưng tấy khó chịu..
Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, viêm nướu không chỉ gây hôi miệng, nó còn gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng như mất răng và nhiều bệnh lý răng miệng nguy hiểm khác.
Đối với nguyên nhân gây hôi miệng do các bệnh lý về răng miệng, bạn cần thăm khám bác sĩ nha khoa càng sớm càng tốt để hạn chế các biến chứng nghiêm trọng xảy ra.
Những nguyên nhân gây hôi miệng xuất phát từ trong cơ thể
Cuối cùng, nguyên nhân gây hôi miệng cũng có thể xuất phát từ các bệnh lý trong cơ thể. Cụ thể gồm: bệnh trào ngược dạ dày, viêm amidan, tắc ruột, giãn phế quản, thay đổi nội tiết tố,…
Do bệnh trào ngược dạ dày
Trào ngược dạ dày là tình trạng dịch vị trong dạ dày trào ngược lên thực quản và đường hô hấp, gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như đau bụng, chướng bụng, hôi miệng và buồn nôn. Ngoài ra, trào ngược dạ dày còn gây mòn men răng và ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng như hôi miệng, sâu răng, viêm nướu,…
Do viêm amidan
Viêm amidan là tình trạng viêm nhiễm ở các hạch xoang nằm ở bên trong họng, gây sốt, khó nuốt, đau họng và đặc biệt hơi thở có mùi. Trong trường hợp họng bị viêm, các tế bào chết và vi khuẩn gây hại sẽ tích tụ trên bề mặt họng, khi chúng phân hủy ở đó sẽ làm hơi thở có mùi hôi.
Do bệnh tiểu đường
Đây là bệnh lý gây rối loạn quá trình chuyển hóa đường, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm và một trong đó là hơi thở có mùi khó chịu. Các nguyên nhân chủ yếu gây hôi miệng ở những người bị tiểu đường là do khô miệng, hô hấp khó khăn hoặc do vi khuẩn trong khoang miệng mất sự cân bằng.
Do tắc ruột
Khi quá trình tiêu hóa thức ăn gặp trục trặc sẽ xảy ra tình trạng tắc ruột làm thức ăn bị tích tụ lại trong đường ruột. Điều này sẽ dẫn đến nhiều triệu chứng như hôi miệng, đầy bụng, ợ hơi,…
Nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng tắc ruột là do: thiếu chất xơ trong khẩu phần ăn, uống không đủ nước mỗi ngày và các vấn đề liên quan tới đường tiêu hóa.
Do giãn phế quản
Đây là bệnh lý liên quan tới phổi, gây giãn nở, phình to và thoái hóa phế quản. Khi bị giãn phế quản, mọi người thường tự ti và e ngại trong giao tiếp với mọi người xung quanh. Bởi vì nguyên nhân chính là bệnh giãn phế quản gây ra tình trạng hôi miệng, khiến hơi thở có mùi hôi.
Những yếu tố dẫn tới bệnh giãn phế quản: hút thuốc lá quá nhiều, tiếp xúc nhiều với hóa chất, mắc các bệnh về phổi hoặc do các yếu tố di truyền.
Do nội tiết tố thay đổi
Trong quá trình mang thai, các mẹ bầu sẽ bị thay đổi nội tiết tố nên rất dễ xảy ra tình trạng hôi miệng. Quá trình thay đổi nội tiết tố bao gồm: tăng sản xuất estrogen, progesterone, qua đó làm thay đổi hệ thống tiêu hóa và tăng sản xuất acid trong dạ dày.
Bên cạnh đó, sự thay đổi nội tiết tố thường dẫn tới các triệu chứng đầy hơi, buồn nôn, táo bón, tiêu chảy,… Đặc biệt là dẫn đến hơi thở có mùi và khiến các mẹ bầu trở nên khó chịu.
Tình trạng hôi miệng xảy ra do rất nhiều nguyên nhân gây ra, vừa do yếu tố chủ quan, vừa do yếu tố khách quan. Tuy nhiên, để cải thiện tình trạng hôi miệng, giúp hơi thở thơm mát, bạn cần nắm được hết những thông tin về nguyên nhân gây bệnh để có cách điều trị và phòng ngừa hợp lý.
Những cách nhận biết bệnh hôi miệng
Có rất nhiều trường hợp bị hôi miệng nhưng lại không biết cách kiểm tra. Để xem mình có bị hôi miệng hay không, có rất nhiều nhiều cách đơn giản và dễ thực hiện. Cụ thể gồm những cách sau: ngửi mùi nước bọt, ngửi trực tiếp hơi thở, nhờ người thân kiểm tra hoặc dùng thiết bị đo hôi miệng.
Ngửi mùi nước bọt
Một trong những cách đơn giản và dễ thực hiện là ngửi trực tiếp mùi nước bọt của mình. Để đảm bảo thu được kết quả chính xác, bạn có thể tham khảo cách sau:
- Làm sạch khoang miệng bằng cách đánh răng và chà lưỡi trong vòng 2 phút để loại bỏ sạch mảng bám, vi khuẩn.
- Lấy một ít nước bọt và ngửi để kiểm tra xem có hôi không.
Nếu sau khi đánh răng và làm sạch khoang miệng, bạn vẫn ngửi thấy mùi hôi trong nước bọt của mình thì bạn đã bị hôi miệng. Lúc này, bạn cần tìm nguyên nhân để chữa trị kịp thời.
Ngửi hơi thở trực tiếp
Tiếp theo, ngửi trực tiếp hơi thở của mình cũng là cách giúp kiểm tra xem hơi thở có mùi không. Với cách làm đơn giản và nhanh chóng chỉ qua 3 bước sau:
- Bước 1: Hít thở thật sâu, nhưng không cần hít nhanh quá.
- Bước 2: Thở ra bằng miệng một cách chậm rãi.
- Bước 3: Lấy 2 bàn tay tạo thành vòng tròn ôm sát vào mũi, sau đó tự ngửi hơi thở của mình.
Nếu ngửi thấy hơi thở có mùi hôi thì bạn đang gặp phải tình trạng hôi miệng. Hãy thăm khám bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân để có biện pháp chữa trị triệt để.
Nhờ người thân kiểm tra
Đa phần những người bị hôi miệng đều không nhận ra hơi thở của mình có mùi. Bởi vì họ đã quá quen với mùi của cơ thể mình nên không thể đánh giá khách quan được. Do đó, nhờ người quen cũng là cách giúp kiểm tra hơi thở của mình có mùi hay không.
Sử dụng thiết bị đo hôi miệng
Bên cạnh các mẹo thường được áp dụng tại nhà, bạn cũng có thể kiểm tra hơi thở bằng máy đo hôi miệng. Máy hoạt động theo cơ chế đo lường nồng độ khí hydrogen sulfide và các hợp chất khác trong hơi thở. Nếu nồng độ khí đo được cao hơn mức cho phép thì bạn đã bị tình trạng hơi thở có mùi.
Trên thị trường, máy đo hơi thở được bán phổ biến. Tuy nhiên không phải nơi nào cũng chất lượng, bạn cần lựa chọn những cơ sở uy tín để đảm bảo mua phải hàng chính hãng.
Nếu áp dụng tất cả các cách trên đều cho ra kết quả hơi thở có mùi hôi, hãy đến ngay nha khoa uy tín để kiểm tra tình trạng sức khỏe răng miệng. Nếu phát hiện sức khỏe răng miệng của bạn có vấn đề, bác sĩ sẽ có phương án và lộ trình điều trị phù hợp.
Một số mẹo ngăn ngừa tình trạng hơi thở có mùi hôi
Với phương châm phòng bệnh hơn chữa bệnh, do đó, để hạn chế tình trạng hôi miệng xảy ra, bạn cần có những biện pháp phòng tránh khoa học và phù hợp. Dưới đây là một số mẹo phòng ngừa giúp bạn cải thiện tình trạng hôi miệng, tham khảo ngay:
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh
Bạn cần xây dựng một chế độ ăn khoa học, lành mạnh để duy trì sức khỏe toàn diện và hạn chế được tình trạng hôi miệng xảy ra. Bổ sung nhiều thực phẩm giàu vitamin, chất xơ, canxi,…. để giúp cơ thể hấp thụ đủ chất dinh dưỡng. Việc bổ sung đầy đủ dưỡng chất không chỉ giúp sức khỏe tốt mà còn giúp hệ tiêu hóa hoạt động ổn định hơn.
Ngoài ra, để giảm tình trạng hôi miệng, hạn chế ăn những thực phẩm gây mùi như tỏi, hành, mắm tôm, rượu bia,…Bởi vì những loại thực phẩm này có mùi khá nặng có thể gây mất cân bằng vi khuẩn trong khoang miệng và dẫn đến hôi miệng.
Trong trường hợp bạn đã tiêu thụ những loại thực phẩm này thì cần chải răng và vệ sinh răng miệng kỹ hơn để loại bỏ mùi hôi, giúp cơ thể thơm mát hơn.
Không uống thuốc một cách bừa bãi
Hầu như bất kỳ ai trong chúng ta cũng đã từng sử dụng thuốc để chữa bệnh. Tuy nhiên, nếu quá lạm dụng thuốc, sử dụng không theo chỉ định của bác sĩ có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm tới sức khỏe của bạn.
Đầu tiên, khi sử dụng thuốc quá nhiều sẽ gây ảnh hưởng tới nội tiết tố trong cơ thể, làm thay đổi sự cân bằng của các hormone trong cơ thể. Từ đó, gây ảnh hưởng tới sức khỏe của cơ thể.
Bên cạnh đó, sử dụng thuốc quá nhiều sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn, đặc biệt là chứng hôi miệng. Do đó, bạn cần hạn chế sử dụng thuốc, chỉ sử dụng thuốc khi bác sĩ cho phép và không nên quá lạm dụng thuốc giảm đau.
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đúng cách
Vệ sinh răng miệng đúng cách, sạch sẽ là việc làm cần thiết để bảo vệ sức khỏe răng miệng và giúp cơ thể thơm mát hơn. Để vệ sinh răng miệng đúng cách, bạn nên lưu ý một vài vấn đề sau:
- Chải răng đúng cách 2 – 3 lần mỗi ngày, mỗi lần khoảng 2 – 3 phút, chải theo chiều dọc từ trên xuống dưới và từ trong ra ngoài. Bên cạnh đó, sử dụng bàn chải lông mềm và sử dụng kem đánh răng có chứa Fluor để làm sạch răng và ngăn ngừa các bệnh lý về răng và nướu.
- Khi đánh răng, kết hợp dùng chỉ nha khoa, nước súc miệng, tăm nước để làm sạch những vi khuẩn, mảng bám dính trong kẽ răng.
- Ngoài vệ sinh răng, khi chải răng, bạn cần vệ sinh cả vùng lưỡi. Bởi vì đây là vùng vi khuẩn tích tụ nhiều nên cần vệ sinh sạch sẽ để loại bỏ môi trường giúp vi khuẩn phát triển.
Cần đánh răng thường xuyên và đúng cách để bảo vệ sức khỏe răng miệng tốt nhất. Nếu bạn không thực hiện đủ các bước vệ sinh răng miệng, bạn sẽ có khả năng cao bị hôi miệng và mắc các bệnh lý về răng miệng
Khám, điều trị các bệnh lý về cơ thể
Ngoài các bệnh lý về răng miệng, khi gặp các bệnh lý về tổng thể như tiểu đường, viêm amidan, tắc ruột,…, bạn cũng cần đến bệnh viện để thăm khám bác sĩ. Họ sẽ tìm ra giải pháp điều trị phù hợp để giúp chất lượng cuộc sống của bạn tốt hơn.
Thăm khám bác sĩ nha khoa định kỳ
Thăm khám nha khoa định kỳ 3 – 6 tháng/1 lần là việc làm quan trọng và cần thiết, giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng tốt hơn. Bên cạnh thăm khám nha khoa, kết hợp với việc lấy cao răng để giúp loại bỏ vi khuẩn trên bề mặt răng và giúp răng trắng sáng hơn.
Ngoài ra, việc thăm khám định kỳ không chỉ giúp chăm sóc sức khỏe răng miệng, nó còn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì nụ cười đẹp, tự tin và giúp những mối quan hệ trong cuộc sống của bạn thân thiết hơn.
Tuy nhiên, không phải nha khoa nào cũng uy tín để giúp bạn chăm sóc sức khỏe răng miệng của mình. Bạn cần lựa chọn những cơ sở uy tín, có đội ngũ bác sĩ giỏi, hệ thống máy móc hiện đại để đảm bảo sức khỏe răng miệng được chăm sóc tốt nhất.
Xử lý bệnh hôi miệng triệt để tại phòng khám nha khoa
Nếu bạn bị hôi miệng do các nguyên nhân về bệnh lý răng miệng, bệnh lý tổng thể thì cần đến bệnh viện, nha khoa để thăm khám và điều trị kịp thời. Tùy vào từng nguyên nhân, bác sĩ sẽ có phương án điều trị khác nhau.
Trong trường hợp hôi miệng là do sâu răng, bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ hết phần sâu răng, sau đó thực hiện trám răng hoặc bọc răng sứ. Nếu tình trạng sâu nghiêm trọng, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ răng sâu để tránh ảnh hưởng tới các răng kế bên.
Nếu hôi miệng do viêm nướu, viêm nha chu thì bác sĩ sẽ chỉ định điều trị viêm nhiễm bằng thuốc và các phương pháp nha khoa phù hợp. Còn trong trường hợp hơi thở có mùi do cao răng tích tụ lâu ngày, bác sĩ sẽ chỉ định loại bỏ lớp cao răng để giúp hơi thở thơm mát và hàm răng trắng sáng hơn.
Hiện nay, với sứ mệnh Phụng sự từ tâm trong hành trình chăm sóc sức khỏe răng miệng và phủ sáng nụ cười Việt, Requin Dentaire nhận được sự tin tưởng của rất nhiều khách hàng.
Để đảm bảo chất lượng và an toàn trong mọi dịch vụ, Nha Khoa Shark quy tụ đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao, dày dặn kinh nghiệm. Cùng với đó là sự hỗ trợ của hệ thống máy móc hiện đại, đảm bảo an toàn và cam kết chất lượng cho tất cả khách hàng.
Tình trạng hôi miệng có bị lây không?
Hôi miệng là tình trạng phản ánh chính sức khỏe của chúng ta, không phải là bệnh lý do virus gây ra. Do đó, tình trạng này không thể gây lây từ người sang người dù tiếp xúc ở khoảng cách gần hay xa.
Qua tìm hiểu các nguyên nhân gây ra hơi thở có mùi, tình trạng này chủ yếu xuất hiện do các vi khuẩn trong mảng bám thức ăn thừa trong khoang miệng gây ra. Ngoài ra, nó cũng do các bệnh lý ở trong cơ thể bạn như viêm amidan, tiểu đường,…
Có thể bạn thấy hơi thở có mùi không ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, nhưng đây lại là biểu hiện của những bệnh lý nguy hiểm trong cơ thể bạn. Do đó, điều trị kịp thời để bảo vệ sức khỏe tốt nhất và giúp bạn tự tin hơn trong giao tiếp hàng ngày.
Bệnh hôi miệng có di truyền không?
Đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có kết quả nghiên cứu chính thức về bệnh hôi miệng có phải do di truyền hay không. Có người nói hôi miệng có thể liên quan tới yếu tố di truyền, tuy nhiên đây chỉ là một trong nhiều yếu tố dẫn đến tình trạng này. Ngoài ra còn nhiều yếu tố khác dẫn đến hôi miệng như vệ sinh không đúng cách hoặc do các bệnh lý về răng miệng và tổng thể,…
Cũng có thể những căn bệnh gây ra chứng hơi thở có mùi là do di truyền. Tuy nhiên, điều đó không hoàn toàn khẳng định hôi miệng là do di truyền.
Qua bài viết này, có thể thấy tình trạng hôi miệng xảy ra do rất nhiều nguyên nhân, chủ yếu tình trạng này là biểu hiện của các bệnh lý nguy hiểm. Do đó, bạn cần đến những cơ sở nha khoa uy tín để thăm khám và điều trị triệt để. Hãy để Nha Khoa Shark đồng hành cùng bạn trong hành trình chăm sóc sức khỏe răng miệng và lấy lại nụ cười tự tin nhất.
Commentaire sur l'article