- Mặc định
- Lớn hơn
Bị ê buốt răng cửa là tình trạng răng miệng gây ra nhiều cảm giác khó chịu, bức bối, ảnh hưởng đến cảm giác ăn uống, giao tiếp hàng ngày. Trong bài viết sau, nha khoa Shark sẽ cùng bạn đọc phân tích nguyên nhân, giải pháp khắc phục tình trạng ê buốt răng.
Răng bị ê buốt do những nguyên nhân nào?
Tê buốt răng là hiện tượng răng ê buốt, làm cản trở hoạt động ăn uống của nhiều người. Dưới đây là một số nguyên nhân điển hình gây ê buốt răng mà bạn có thể tham khảo:
- Sử dụng nước súc miệng hàng ngày là thói quen của nhiều người hiện nay. Tuy nhiên, nếu bạn lạm dụng nước súc miệng chứa thành phần acid quá thường xuyên thì răng sẽ dễ tê buốt, khó chịu. Vì vậy, chuyên gia khuyên bạn chỉ nên dùng nước súc miệng 1 – 2 lần/ ngày.
- Một số thực phẩm, thức uống chứa acid như quýt, bưởi, cam, chanh, rượu, bia, nước uống có gas,…. sẽ gây mòn men răng. Đây là nguyên nhân khiến răng bị ê buốt mà nhiều người gặp phải hiện nay.
- Nếu bạn đánh răng hàng ngày với bàn chải có lông cứng thì sẽ khiến lớp men răng mòn dần, nướu có xu hướng tụt xuống và gây ê buốt răng. Việc chải răng không đúng cách cũng là nguyên nhân làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý viêm nhiễm răng miệng.
- Vỡ răng, sâu răng lâu ngày không điều trị sẽ khiến răng tổn thương, lớp men răng cũng bị mòn dần. Lúc này, bạn sẽ dễ bị tê buốt, đau nhức răng, nhất là khi tiếp xúc với đồ ăn nóng hoặc lạnh.
- Nếu mô nướu lợi của bạn bị sưng viêm lâu ngày thì bạn sẽ có nguy cơ tê buốt răng cửa cực kỳ khó chịu. Đây là nguyên nhân gây tê răng điển hình mà bạn cần tìm cách khắc phục ngay nếu không muốn mắc các biến chứng bệnh lý răng miệng nguy hiểm.
Ngoài các nguyên nhân trên thì tê buốt răng có thể do cơ địa nhạy cảm, đang mắc các bệnh lý nha khoa hay sử dụng thuốc tẩy trắng răng không đảm bảo chất lượng. Dù là nguyên nhân nào gây ra thì bạn cũng nên tìm hiểu kỹ càng và lựa chọn giải pháp khắc phục sớm, nhằm hạn chế các biến chứng, hậu quả khó lường sau này.
Bị ê buốt răng cửa có ảnh hưởng gì không?
Răng cửa có nhiệm vụ nhai cắn thức ăn, đồng thời đảm bảo hiệu quả thẩm mỹ cho tổng thể gương mặt. Bởi vậy, khi răng cửa bị tê buốt kéo dài, bạn chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn, bất tiện trong hoạt động ăn nhai, giao tiếp hàng ngày.
Hơn thế nữa, nếu tình trạng tê răng không thuyên giảm và trở nên nặng nề, vi khuẩn có thể lan sang các vị trí răng bên cạnh, từ đó phát sinh nhiều biến chứng răng miệng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Dưới đây là một số ảnh hưởng thường thấy do tình trạng ê buốt răng cửa gây ra:
- Triệu chứng ê buốt răng khiến bạn giảm sức ăn, thậm chí là chán ăn, từ đó ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống tiêu hóa, khiến sức khỏe tổng thể, sức đề kháng suy giảm.
- Tê răng kéo dài không được xử lý kịp thời sẽ kéo theo nhiều biến chứng răng miệng nguy hiểm như viêm tủy răng, viêm nha chu, viêm nướu lợi.
- Răng cửa bị tê do vỡ răng hay sâu răng nặng mà không có biện pháp can thiệp sớm sẽ có nguy cơ mất chức năng, thậm chí phải nhổ bỏ, ảnh hưởng đến yếu tố thẩm mỹ.
Ngoài các ảnh hưởng trên thì răng cửa còn hỗ trợ tích cực cho quá trình phát âm. Nếu răng cửa bị tê thì bạn sẽ khó phát âm tròn vành rõ chữ, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, công việc hàng ngày.
Cách khắc phục ê buốt răng cửa hiệu quả
Bị tê buốt răng cửa do thói quen sinh hoạt hàng ngày có thể khắc phục nhanh chóng ngay tại nhà. Tuy nhiên, nếu tê răng do nguyên nhân bệnh lý thì cần phải được thăm khám kỹ càng, điều trị tại các cơ sở nha khoa chất lượng để hạn chế biến chứng nguy hiểm.
Phương pháp giảm ê buốt răng tại nhà
Nếu bạn chỉ bị tê buốt răng nhẹ, không ảnh hưởng đến sinh hoạt, cuộc sống hàng ngày thì có thể tham khảo các biện pháp cải thiện như sau:
- Đánh răng thường xuyên bằng bàn chải có lông mềm, trong quá trình vệ sinh răng miệng, bạn nên dùng lực nhẹ nhàng, không được chải răng quá mạnh khiến răng dễ tổn thương.
- Hãy ưu tiên sử dụng nước súc miệng có chứa thành phần kháng khuẩn lành tính, không nên lạm dụng các loại sản phẩm có chứa chất tẩy trắng răng mạnh.
- Súc miệng bằng nước muối được xem là phương pháp chữa tê buốt răng khá đơn giản nhưng hiệu quả bất ngờ. Nước muối chứa thành phần kháng khuẩn, giảm viêm, hỗ trợ ức chế quá trình phát triển của vi khuẩn, từ đó giúp giảm tê buốt răng an toàn.
- Khi bị tê buốt răng khó chịu, bạn có thể sử dụng viên dầu vitamin E để thoa lên răng cửa. Viên dầu này có chứa thành phần oxy hóa, giúp khôi phục tổn thương nướu lợi, đồng thời ngăn ngừa hiện tượng kích ứng bên trong khoang miệng, giúp giảm tê răng hiệu quả.
- Chườm lạnh cũng là một trong số biện pháp giảm tê răng được nhiều người tin tưởng, áp dụng hiện nay. Tuy nhiên, bạn chỉ nên chườm lạnh trong thời gian ngắn để tránh gây khó chịu hoặc tạo ra phản ứng kích thích đột ngột, làm ảnh hưởng đến mạch máu bên trong khoang miệng.
Phương pháp giảm tê buốt răng cửa tại nhà chỉ mang tính chất tạm thời và phát huy hiệu quả với các trường hợp tê răng nhẹ. Nếu cơn tê buốt răng không thuyên giảm, bạn nên đến thăm khám tại các cơ sở nha khoa chuyên sâu.
Chữa ê buốt răng tại nha khoa
Triệu chứng ê buốt răng cửa kèm theo chảy máu chân răng, đau nhức răng, răng lung lay,…. cực kỳ nguy hiểm và cần được chữa trị kịp thời bằng các biện pháp nha khoa chuyên sâu.
Tại các nha khoa uy tín, bác sĩ sẽ sử dụng thiết bị, máy móc hiện đại để thăm khám, đánh giá và xác định nguyên nhân gây ê buốt răng. Sau đó, các bác sĩ sẽ cân nhắc và tư vấn cho khách hàng các phương pháp khắc phục phù hợp như lấy cao răng, điều trị tủy răng, trám răng, trồng răng,….
Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ thăm khám và chỉ định cho khách hàng đơn thuốc nhằm cải thiện triệu chứng tê buốt răng, đau răng khó chịu:
- Gel Vecni Fluor, SensiKin: Gel bôi nha khoa có tác dụng giảm nhanh chóng tình trạng răng ê buốt. Tuy nhiên, bạn nên sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ nha khoa để đảm bảo an toàn.
- Thuốc Paracetamol, Aspirin, Spiramycin,…
- Thuốc kháng sinh metronidazol, beta lactam,…. để giảm đau răng tạm thời.
Đồng thời, bạn cũng nên bổ sung thêm các thực phẩm chứa canxi, vitamin A, B, C,…. để giúp răng chắc khỏe toàn diện, giảm nguy cơ mắc các bệnh lý viêm nhiễm răng miệng.
Cách chăm sóc khi răng cửa bị ê buốt
Bị ê buốt răng cửa có thể gặp ở bất kỳ đối tượng, độ tuổi nào, gây ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng sinh hoạt, cuộc sống hàng ngày. Để phòng ngừa triệu chứng này, bạn nên tuân thủ lời khuyên hữu ích sau:
- Bạn nên sử dụng kem đánh răng, nước súc miệng có nguồn gốc rõ ràng, thành phần tự nhiên lành tính, không chứa chất tẩy rửa mạnh.
- Trong quá trình vệ sinh răng miệng hàng ngày, bạn nên chải răng với lực vừa đủ, kết hợp sử dụng chỉ nha khoa để nâng cao hiệu quả làm sạch răng miệng.
- Chú ý xây dựng thực đơn ăn uống khoa học, bổ sung thêm các thực phẩm giàu vitamin, canxi, chất xơ, khoáng chất,….
Ngoài các lưu ý trên, hãy chú ý lịch thăm khám nha khoa định kỳ ít nhất từ 3 – 6 tháng/ lần. Thăm khám nha khoa giúp bác sĩ kiểm tra, đánh giá tình trạng răng miệng, từ đó tìm ra giải pháp khắc phục hiệu quả, an toàn.
Đặt lịch thăm khám răng miệng định kỳ tại nha khoa Shark!
Qua bài viết trên của nha khoa Shark, bạn đọc đã biết thêm nguyên nhân, cách điều trị tình trạng bị ê buốt răng cửa khó chịu. Mong rằng, bạn đã có được những thông tin mình cần, từ đó bình tĩnh xử lý hiệu quả, khắc phục tình trạng tê buốt răng nhanh chóng, an toàn.
Commentaire sur l'article