Vì sao bọc răng sứ bị hỏng? Cách khắc phục hiệu quả

Vì sao bọc răng sứ bị hỏng? Cách khắc phục hiệu quả

Inscrivez-vous pour une consultation
Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn

Bọc răng sứ bị hỏng không phải là vấn đề hiếm gặp, hoàn toàn có thể gây nên các ảnh hưởng nghiêm trọng. Những thông tin sau đây sẽ chia sẻ chi tiết đến bạn về cách nhận biết và khắc phục hiệu quả tình trạng này. Hãy cùng Requin Dentaire theo theo dõi qua bài viết sau đây.

Bọc răng sứ bị hỏng

Nguyên nhân bọc răng sứ bị hỏng

Về cơ bản, bọc răng sứ bị hỏng là tình trạng răng sứ bị bung, bị gãy vỡ, bị nứt,… Vấn đề này có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, về cả khía cạnh chủ quan và khách quan. Theo thống kê bởi giới chuyên môn, có 7 nguyên nhân chính có thể khiến cho răng sứ bị hỏng.

Do lực tác động mạnh

Về mặt lý thuyết, răng sứ có khả năng chịu lực tương đối tốt, thậm chí được đánh giá bền chắc hơn so với răng thật. Tuy nhiên, đối với những tác động lực quá mạnh, răng sứ có thể dần bị xô lệch, gãy vỡ.

Răng sứ được cố định bên trên cùi răng thật thông qua tác dụng của keo dán răng sứ, vì vậy, trước những tác động quá mạnh do tai nạn hoặc va chạm khi chơi thể thao, răng sứ hoàn toàn có thể bị bung ra ngoài.

Do chăm sóc răng miệng không đúng cách

Chăm sóc răng miệng không đúng cách có thể khiến kết quả bọc răng sứ bị hỏng chỉ sau 1 khoảng thời gian ngắn. Khoang miệng không sạch hại khuẩn chính là điều kiện lý tưởng để phát sinh các vấn đề về bệnh lý răng miệng.

Khi không vệ sinh răng miệng hợp khoa học, vi khuẩn sẽ tấn công và gây nên tình trạng viêm nhiễm, nướu bị tổn thương sẽ khiến giữa mão răng sứ và cùi răng thật xuất hiện kẽ hở. Thông qua đó, vi khuẩn sẽ xâm nhập và tấn công mô răng thật bên trong, răng sứ được bọc sẽ nhanh chóng bị hỏng, kèm theo những cơn đau nhức, ê buốt khó chịu.

Chăm sóc răng miệng không đúng cách dẫn đến bọc răng sứ bị hỏng
Chăm sóc răng miệng không đúng cách dẫn đến bọc răng sứ bị hỏng

Do kỹ thuật làm răng sứ kém

Tay nghề thực hiện của bác sĩ quyết định đến 80% tỷ lệ thành công của 1 ca bọc sứ. Những sai sót trong kỹ thuật, trong thao tác đều có thể khiến cho răng sứ bị hỏng. Một số vấn đề thường thấy là:

  • Chưa điều trị bệnh lý răng miệng triệt để: Điều trị tận gốc các vấn đề về bệnh lý răng miệng chính là nguyên tắc cơ bản nhất trong quy trình bọc răng sứ. Những bệnh lý như: Sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu,… sẽ có thể phá hủy cấu trúc răng nếu không được xử lý triệt để trước khi cố định mão răng sứ. 
  • Mài răng sai lệch tỷ lệ: Mài răng được thực hiện nhằm mục đích thay đổi hình thể răng, giúp răng thật và mão răng sứ kết nối chắc chắn, đảm bảo kích thước răng tiêu chuẩn sau khi phục hình. Mài răng vượt quá tỷ lệ cần thiết sẽ khiến răng trở nên yếu và nhạy cảm hơn, bọc răng sứ bị hỏng là vấn đề sẽ xảy ra sau đó.
  • Lắp răng sứ không khít: Sự tương thích giữa cùi răng thật và mão răng sứ có vai trò quan trọng trong việc tạo nên kết quả thẩm mỹ răng sứ thành công. Xuất hiện khe hở tại vị trí này sẽ vô tình khiến thức ăn bị giắt lại, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, không chỉ làm hỏng răng sứ mà còn gây ảnh hưởng đến răng thật.
  • Bị lệch khớp cắn: Không nắn chỉnh sau khi cố định răng sứ sẽ có thể khiến bọc răng sứ bị lệch khớp cắn, vấn đề này khiến quá trình vệ sinh răng miệng trở nên khó khăn hơn, vi khuẩn sẽ sinh sôi và khiến răng tổn thương nghiêm trọng.
Không nắn chỉnh sau khi cố định răng sứ 
Không nắn chỉnh sau khi cố định răng sứ

Do chất lượng răng sứ không tốt

Bọc răng sứ là kỹ thuật thẩm mỹ nha khoa phổ biến, được ưa chuộng nhất trên thị trường, vì vậy ngày càng xuất hiện nhiều dòng răng sứ khác nhau, trong đó có cả các sản phẩm trôi nổi, kém chất lượng.

Răng sứ không có chất lượng tốt, cung cấp bởi những nha khoa kém uy tín sẽ không có khả năng chịu lực cao, dễ nứt vỡ, dễ bong tróc chỉ sau một khoảng thời gian ngắn sử dụng.  Nghiêm trọng hơn, răng sứ không đảm bảo chất lượng có thể khiến cho khoang miệng bị kích ứng, viêm nhiễm.

Do keo dán nha khoa không đảm bảo

Keo dán nha khoa có tác dụng cố định mão răng sứ chắc chắn trên cùi răng thật, dùng keo không đạt chuẩn sẽ làm răng sứ nhanh chóng bị bong tróc, sai lệch trước những tác động lực thông thường.

Ngoài ra, keo dán kém chất lượng còn gây nên tình trạng kích ứng mô nướu, khiến bạn đau nhức kéo dài, ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng sinh hoạt và đời sống.

Keo dán nha khoa không đạt chuẩn
Keo dán nha khoa không đạt chuẩn

Do khoảng thời gian sử dụng răng sứ dài

Răng sứ là răng nhân tạo, vì vậy có tuổi thọ sử dụng nhất định. Sau một khoảng thời gian, xảy ra tình trạng bọc răng sứ bị hỏng là vấn đề tất yếu. Mỗi loại răng sứ khác nhau sẽ có thời gian sử dụng khác nhau, thông thường, răng sứ kim loại có thể duy trì chất lượng trong khoảng 5-10 năm, răng sứ toàn sứ trong khoảng 15-20 năm, và thời gian này có thể thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố.

Trải qua khoảng thời gian trên, chất lượng răng sứ sẽ suy giảm và hư hỏng, màu răng sứ bị xỉn và khả năng chịu lực cũng giảm đi đáng kể.

Do vi phạm khoảng sinh học

Khoảng sinh học là vùng chân răng trên xương ổ răng, khi bị xâm lấn bởi mão răng sứ sẽ gây nên tình trạng tiêu xương, tụt nướu và các vấn đề liên quan viêm nhiễm, khiến chất lượng mão răng sứ suy giảm.

Những trường hợp làm răng sứ bị hỏng thường gặp

Như vậy, vấn đề thẩm mỹ răng sứ bị hỏng có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân, và bạn có thể dựa vào nhiều dấu hiệu khác nhau để nhận biết. 

  • Răng sứ bị mẻ

Bề mặt răng sứ bị nứt vỡ, sứt mẻ có thể làm lộ cùi răng thật, từ đó gây nên các cơn đau nhức và ê buốt. Vấn đề này xảy ra chủ yếu do tác động từ lực ăn nhai, va đập, té ngã hoặc tai nạn.

  • Răng sứ bị tụt lợi

Khi bọc răng sứ bị hỏng, kẽ hở giữa chân răng và nướu có thể bị lộ ra, đây là dấu hiệu chỉ có thể nhận thấy khi tình trạng đã chuyển sang nghiêm trọng. Không xử lý kịp thời, tính thẩm mỹ của hàm răng sẽ bị ảnh hưởng, suy giảm khả năng ăn nhai, và gây nên các vấn đề về bệnh lý răng miệng.

  • Răng sứ bị lỏng

Khi nhận thấy răng sứ bị lung lay trong quá trình ăn uống và sinh hoạt, hoặc vị trí mão răng sứ dần bị sai lệch, chứng tỏ rằng răng sứ đã bị lỏng. Lâu dần, răng sứ có thể bị rơi ra nếu không được khắc phục kịp thời.

  • Răng sứ không phù hợp

Một chiếc răng sứ được đánh giá không phù hợp khi có kích thước không tương thích với cùi răng thật. Răng sứ không thích hợp sẽ gây nên tình trạng sai khớp cắn, ăn nhai khó khăn, đau nhức nướu.

  • Răng sứ bị sâu

Giữa răng thật và mão răng sứ xuất hiện kẽ hở chính là một trong những nguyên nhân cơ bản nhất khiến cho răng sứ bị sâu. Sự tấn công mạnh mẽ của vi khuẩn vào vị trí này sẽ phá hoại cấu trúc răng thật, gây nên tình trạng viêm nhiễm, nhiễm trùng, khiến răng sứ bị hỏng.

Vi khuẩn tấn công làm răng sứ bị hư
Vi khuẩn tấn công làm răng sứ 2 hàm bị hỏng

Bọc răng sứ bị hỏng có gây ảnh hưởng gì không?

Không chỉ đơn thuần làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ, vấn đề bọc răng sứ bị gãy, hỏng còn có thể khiến môi, má, lưỡi bị tổn thương, chảy máu. Nghiêm trọng nhất là vấn đề hại khuẩn sinh sôi, làm ảnh hưởng trực tiếp đến những chiếc răng lân cận trong cung hàm. Răng sứ bị hỏng có thể kéo theo nhiều rủi ro.

  • Trầy xước, chảy máu mô mềm

Những mảnh vỡ do răng sứ sứt mẻ để lại có thể khiến các mô mềm trong khoang miệng bị trầy xước, chảy máu. Với vấn đề này, bạn cần nhanh chóng xử lý bằng cách loại bỏ hoàn toàn các mảnh vỡ.

  • Ảnh hưởng thẩm mỹ và khả năng ăn nhai

Bọc răng sứ không chỉ mang đến tác dụng thẩm mỹ, mà còn hỗ trợ khôi phục khả năng ăn nhai. Khi bọc răng sứ bị hỏng, khả năng nghiền nát và nhai thức ăn sẽ bị ảnh hưởng đáng kể, đồng thời khiến khuôn mặt và nụ cười mất đi tính thẩm mỹ.

  • Gây ra các bệnh lý răng miệng

Răng sứ bị hỏng nặng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến cùi răng và chân răng, nguy cơ mắc phải các bệnh lý răng miệng tăng cao, thậm chí dẫn đến tình trạng mất răng thật vĩnh viễn.

Làm răng sứ bị hỏng có làm lại được không?

Khi răng sứ bị hỏng, bạn hoàn toàn có thể sử dụng phương pháp bọc răng sứ để thay thế giúp bạn lấy được vẻ đẹp của mình.

Trong những trường hợp tổn thương nghiêm trọng, bạn không thể bọc răng sứ lại mà cần sử dụng phương pháp phục hình khác thích hợp hơn.

Cần lưu ý gì sau khi làm lại răng sứ?

Sau khi làm lại răng sứ, bạn cần xây dựng chế độ ăn uống và vệ sinh răng miệng khoa học hơn để đề phòng tình trạng bọc răng sứ 2 hàm bị hỏng một lần nữa.

Chế độ ăn uống

  • Hạn chế sử dụng các thực phẩm cứng, dai nhằm tránh làm ảnh hưởng đến độ bền răng sứ.
  • Không nên sử dụng quá nhiều thức ăn nóng hoặc lạnh, vì răng sau khi được mài đã trở nên nhạy cảm hơn.
  • Hạn chế sử dụng các thực phẩm sẫm màu như: Trà, cà phê, socola,… để giữ răng sứ luôn trắng sáng, chuẩn thẩm mỹ.
  • Cung cấp cho cơ thể các thực phẩm chứa nhiều Canxi như: Trứng, sữa, tôm, cua,…
Cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học 
Cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học

Chế độ chăm sóc răng miệng

  • Sử dụng bàn chải có lông mềm và đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày.
  • Kết hợp sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng chuyên dụng để mang đến hiệu quả làm sạch răng miệng tối ưu hơn.
  • Thăm khám nha khoa đúng định kỳ từ 3-6 tháng 1 lần, giúp bác sĩ kịp thời phát hiện và xử lý các vấn đề phát sinh (nếu có).

Như vậy, vấn đề bọc răng sứ bị hỏng có thể gây nên nhiều hệ lụy không mong muốn, không chỉ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ, mà còn gây nên những tác động tiêu cực đến sức khỏe răng miệng. Để ngăn chặn vấn đề này, bạn cần tìm đến những cơ sở nha khoa uy tín và chất lượng để sử dụng dịch vụ bọc răng sứ an toàn, hiệu quả. Để biết thêm chi tiết, hãy liên hệ với Nha khoa Shark để được hỗ trợ và tư vấn tận tình.

 

5/5 - (1 vote)

Commentaire sur l'article

Soumettre un commentaire envoyer

CONNAISSANCES CONNEXES

Vidéos associées

vidéo de fond icône - jouer

Raisons de choisir Shark Dental

Bannière d'article 1

Raisons de choisir Shark Dental

Bannière de publication 1 Mo
Contacter le médecin

INSCRIVEZ-VOUS À LA CONSULTATION,
EXAMEN GRATUIT

Inscrivez-vous pour une consultation
Consultez maintenant
Prendre rendez-vous
1800 2069

X

PRENDRE RENDEZ-VOUS

Pour le meilleur service

PRENDRE RENDEZ-VOUS

X

CHOISISSEZ L'HEURE

Aujourd'hui, jour

  • 8:00
  • 8:30
  • 9:00
  • 9:30
  • 10:00
  • 10:30
  • 11:00
  • 11:30
  • 12:00
  • 12:30
  • 13:00
  • 13:30
  • 14:00
  • 14:30
  • 15:00
  • 15:30
  • 16:00
  • 16:30
  • 17:00
  • 17:30
  • 18:00
  • 18:30
  • 19:00
  • 19:30

FORMULAIRE DE RENDEZ-VOUS

Prendre rendez-vous

INSCRIVEZ-VOUS À LA CONSULTATION,
EXAMEN GRATUIT

Inscrivez-vous pour une consultation

X