Bỏ túi 12 cách trị nhức răng có lỗ an toàn, hiệu quả

Bỏ túi 12 cách trị nhức răng có lỗ an toàn, hiệu quả

Inscrivez-vous pour une consultation
Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn

Răng bị lủng lỗ và đau nhức cho thấy bạn đang gặp bệnh lý sâu răng. Nếu bạn không điều trị kịp thời, nguyên tắc bảo tồn cấu trúc răng thật không được đảm bảo. Do đó, bạn cần điều trị càng sớm càng tốt. Dưới đây là những cách trị nhức răng có lỗ giúp ích rất nhiều trong cuộc sống của bạn, mời tham khảo!

Bỏ túi 12 cách trị nhức răng có lỗ an toàn, hiệu quả

Răng bị sâu lỗ to và những ảnh hưởng khôn lường

Sâu răng là tình trạng phổ biến xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Thông thường do chế độ ăn uống, vệ sinh răng miệng không kỹ hoặc những tác động khác nhau sẽ khiến cho răng bị thủng lỗ, dần dần hình thành các lỗ to hơn, viêm nhiễm nặng hơn. Răng bị thủng lỗ to được xem là nỗi ám ảnh của nhiều người bởi gây nên những tác hại lớn như:

Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống: Thường răng sâu ở mức độ lỗ to gây nên hiện tượng đau nhức khó chịu, thức ăn dễ mắc vào lỗ sâu, ảnh hưởng đến quá trình ăn nhai cũng như tính thẩm mỹ cho cả cung hàm.

Tổn thương dây thần kinh: Mạch máu và những dây thần kinh sẽ nằm ở vị trí chân răng. Nếu răng bị sâu lỗ to sau đó gây nên hiện tượng viêm nhiễm, tác động đến tủy răng và gây ra những cơn đau nhức khó chịu. Tình trạng này kéo dài liên tục sẽ gây đau đầu, tổn thương dây thần kinh.

Răng chết tủy: Răng bị sâu và thủng lớn sẽ dần dần lây lan đến dây thần kinh, ảnh hưởng đến tủy. Từ đó gây chết tủy, lâu dần sẽ khiến mất răng vĩnh viễn.

Nhiễm trùng khoang miệng: Hầu hết sâu răng diễn biến nặng xuất hiện những bệnh lý khác về viêm nướu, viêm nha chu gây đau đớn. Sau đó những mô chết trong chân răng sẽ gây nên hiện tượng nhiễm trùng, chúng lan rộng đến các tuyến trong khoang miệng và ảnh hưởng đến toàn bộ cung hàm.

Có thể thấy, răng bị thủng lỗ to gây nên nhiều những ảnh hưởng, tác động đến cuộc sống cũng như sinh hoạt của người mắc phải. Nếu không nhanh chóng có cách can thiệp sẽ diễn biến nặng nề hơn, xuất hiện các bệnh lý gây đau nhức khó chịu.

Răng sâu lỗ to gây đau nhức và khó chịu
Răng sâu lỗ to gây đau nhức và khó chịu

12 cách trị nhức răng có lỗ tại nhà an toàn

Khi xuất hiện lỗ thủng trên răng mà không được điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe răng miệng. Bởi đây chính là dấu hiệu của bệnh lý sâu răng. Dưới đây là những cách chữa sâu răng dân gian giảm đau hiệu quả tại nhà được nhiều người thực hiện mà bạn có thể tham khảo:

Sử dụng lá trầu không

Trong lá trầu không chứa nhiều tinh dầu, muối khoáng, nước và khoáng chất rất tốt cho sức khỏe răng miệng. Do đó, sử dụng lá trầu không để trị sâu răng và điều trị nhức răng có lỗ là mẹo dân gian được rất nhiều người thực hiện.

Để mang lại hiệu quả tối ưu, bạn có thể kết hợp rượu với lá trầu không bằng cách: Lấy 4 – 5 nắm lá trầu không đem giã với 200ml nước và một ít muối. Sau khi giã nhuyễn, đem trộn với một ít rượu trắng và ngâm trong khoảng 10 phút. Cuối cùng đem chắt lấy nước, đem bảo quản và sử dụng nhiều lần trong ngày.

Bạn chỉ nên súc miệng 2 lần/1 ngày hoặc sử dụng tăm bông để thấm dung dịch lên vị trí đau nhức để thuyên giảm những cơn đau. 

Lá trầu không có công dụng chữa nhức răng sâu rất tốt
Lá trầu không có công dụng chữa nhức răng sâu rất tốt

Cách trị nhức răng có lỗ bằng lá bàng

Cần chuẩn bị khoảng 5 – 7 lá bàng non, sau đó đem rửa sạch và xay nhuyễn với muối với khoảng 250ml nước lọc. Sử dụng rây để lọc lấy nước cốt và bỏ phần bã. Sử dụng nước lá bàng để súc miệng khoảng 2 – 3 lần mỗi ngày. Mỗi lần thực hiện từ 1 – 2 phút, những cơn đau nhức răng sẽ được giảm rõ rệt

Dùng lá ổi

Giống với lá bàng, cách thực hiện lá ổi để chữa đau nhức răng cũng được áp dụng tương tự. Chuẩn bị từ 5 – 7 lá ổi non đem rửa sạch. Sau đó, đem nhai trực tiếp lá ổi tại vị trí sâu răng. Giữ nguyên trong khoang miệng khoảng 10 phút. Cuối cùng, súc miệng lại với nước sạch để loại bỏ sạch vi khuẩn trong khoang miệng.

Ngoài ra, khi bị đau nhức do răng sâu bạn cũng thể tham khảo cách chữa sâu răng bằng lá ổi cũng là một trong những phương pháp cực kỳ hiệu quả.

Dùng lá ổi để chữa đau nhức răng bằng cách nhai trực tiếp trong khoang miệng
Dùng lá ổi để chữa đau nhức răng bằng cách nhai trực tiếp trong khoang miệng

Sử dụng gừng kết hợp với tỏi

Gừng và tỏi là 2 nguyên liệu dễ tìm thấy căn bếp của mỗi gia đình, mang công dụng sát khuẩn, kháng viêm, nên thường được sử dụng để chữa trị sâu răng tại nhà. 

Đối với gừng, đem giã nhỏ với một chút ít muối và đắp lên vùng răng bị đau. Tỏi cũng thực hiện tương tự như gừng. Cách làm này thực hiện từ 2 – 3 lần/1 ngày, bạn sẽ thấy được hiệu quả sau một thời gian ngắn. Tuy nhiên, đối với những ai sợ hơi thở có mùi thì không nên thực hiện phương pháp này.

Sử dụng nghệ để trị đau nhức răng

Nghệ được biết đến với khả năng kháng viêm, sát trùng cao giống như kháng sinh, bởi trong nghệ có chứa Curcumin. Vì vậy, nếu răng bị đau nhức khi có lỗ sâu răng, bạn có thể sử dụng bột nghệ để chấm vào vị trí răng nhức. Hoặc nếu không có bột nghệ, bạn có thể sử dụng nghệ tươi, đem đi giã lấy nước và bôi lên vùng răng đau. Sau vài lần thực hiện, những cơn đau nhức sẽ thuyên giảm rõ rệt.

cách trị nhức răng có lỗ bằng nghệ tươi
Cách trị nhức răng có lỗ bằng nghệ tươi

Chữa đau nhức răng nhanh chóng với nước trà xanh

Trà xanh cũng là một nguyên liệu có tác dụng ngăn ngừa và tiêu diệt vi khuẩn gây sâu răng hiệu quả. Sử dụng lá trà xanh tươi đem đun sôi với nước. Sau đó để nguội và đem đi súc miệng hàng ngày, mỗi ngày từ 3 – 4 lần. Những cơn đau nhức do sâu răng sẽ được thuyên giảm rõ rệt sau 3 – 4 ngày sử dụng.

Có thể bạn cần: Top 15 loại nước súc miệng trị sâu răng HIỆU QUẢ – AN TOÀN

Cách trị đau nhức răng có lỗ bằng chanh và cam

Trong chanh và cam chứa rất nhiều vitamin C, axit – những chất có tính kháng khuẩn cao, nên có thể giúp loại bỏ vi khuẩn và giảm thiểu những cơn đau nhức do lỗ sâu răng gây ra.

Cách thực hiện rất đơn giản, bạn chỉ cần vắt lấy nước cốt chanh và cam. Sau đó ngậm trong khoang miệng từ 2 – 3 phút để giúp giảm dần những cơn đau nhức. Tuy nhiên, không nên quá lạm dụng phương pháp này bởi axit trong chanh và cam có thể gây mài mòn men răng. Tối ưu nhất, bạn nên thực hiện 1 – 2 lần/1 ngày.

Vỏ cam và vỏ chanh có tính kháng khuẩn cao nên chữa đau nhức răng hiệu quả
Vỏ cam và vỏ chanh có tính kháng khuẩn cao nên chữa đau nhức răng hiệu quả

Sử dụng hoa cúc vàng là cách trị nhức răng có lỗ hiệu quả

Ngoài ra, hoa cúc vàng cũng được nhiều người sử dụng để sử dụng trị sâu răng tại nhà. Cách thực hiện như sau: chuẩn bị 5 bông cúc vàng, đem rửa sạch và để ráo nước. Bạn có thể nhai trực tiếp hoa cúc trong vòng 2 phút, rồi súc miệng lại với nước sạch. Hoặc có thể đun hoa cúc với nước sôi để súc miệng mỗi ngày.

Dùng Gel nha đam để chữa đau nhức

Gel nha đam có rất nhiều công dụng bảo vệ sức khỏe, cùng khả năng tái khoáng men răng hiệu quả. Bạn có thể tham khảo để chữa đau nhức răng tại nhà. Bạn chỉ cần thực hiện đơn giản bằng cách lấy gel nha đam tươi đắp lên chỗ bị sâu răng. Khi sử dụng liên tục trong 2 ngày, những cơn đau nhức sẽ thuyên giảm rõ rệt.

Trị đau nhức răng bằng nước muối

Cuối cùng, bạn có thể sử dụng muối để giảm đau nhức răng đơn giản tại nhà. Trong muối có tác dụng giảm sưng, tiêu viêm và xoa dịu những cơn đau nhức, do đó sử dụng hàng ngày từ 3 – 4 lần sẽ giúp cải thiện bệnh lý sâu răng đáng kể. Tuy nhiên, bạn nên biết cách pha nước muối súc miệng đúng cách để không làm tổn thương các mô mềm trong khoang miệng.

Sử dụng nước muối  để thuyên giảm những cơn đau nhức tại nhà
Sử dụng nước muối  để thuyên giảm những cơn đau nhức tại nhà

Cách trị nhức răng có lỗ hiệu quả tại nha khoa uy tín

Những phương pháp tại nhà chỉ phù hợp với những trường hợp sâu răng mới bắt đầu, đau nhức ít. Tuy nhiên, khi đau nhức liên tục, những lỗ sâu răng lan dần ra trên hết bề mặt răng, bạn cần phải tới nha khoa để được thăm khám và đưa ra những phương án xử lý phù hợp. Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định hàn trám răng hoặc bọc răng sứ.

Hàm trám răng

Đối với những lỗ sâu răng nhỏ, mới chớm sâu, bác sĩ sẽ chỉ định hàn trám răng. Với kỹ thuật này, bác sĩ sẽ tiến hành nạo sạch những lỗ sâu răng. Sau đó, sử dụng vật liệu trám để lấp đầy các lỗ thủng. Cuối cùng, sử dụng đèn chiếu sáng để làm đông cứng miếng trám, giúp những chiếc răng sau khi phục hình chắc khỏe như bình thường.

Couronne dentaire en porcelaine

Trong trường hợp sâu răng nặng, các lỗ sâu gây đau nhức nhiều, hàn trám răng sẽ không hiệu quả. Lúc này, bác sĩ vẫn bảo tồn cấu trúc răng thật của khách hàng, cùng với điều trị bệnh lý sâu răng bằng phương pháp bọc răng sứ.

Với phương pháp này, khách hàng được lựa chọn những mão sứ có màu sắc và hình dáng theo yêu cầu mong muốn. Để thực hiện, bác sĩ sẽ điều trị triệt để các lỗ sâu răng, sau đó mài cùi răng theo tỉ lệ chính xác và tiến hành gắn mão sứ lên cùi răng thật. Cách làm này sẽ ngăn ngừa tình trạng lây lan của vi khuẩn gây sâu răng, giảm đau nhức răng và giúp bảo vệ chức năng ăn nhai và tính thẩm mỹ của răng.

Hàn trám răng hay bọc răng sứ đều mang lại hàm răng trắng sáng và khỏe mạnh
Hàn trám răng hay bọc răng sứ đều mang lại hàm răng trắng sáng và khỏe mạnh

Lưu ý: Cả hai phương pháp trên đều cần thực hiện tại những cơ sở nha khoa uy tín để đảm bảo hiệu quả và bảo vệ sức khỏe cho răng miệng tốt hơn. Do đó, bạn cần cân nhắc hơn về các địa chỉ nha khoa. Lựa chọn những cơ sở được Bộ Y tế cấp phép hoạt động và có chính sách về giá hợp lý, không nên quá rẻ.

Sau khi tìm hiểu bài viết, bạn cũng có thể áp dụng các cách trị nhức răng có lỗ tại nhà. Hoặc để mang lại hiệu quả tốt hơn cũng như giảm nhức cơn đau nhức nhanh chóng, lựa chọn các phương pháp điều trị tại nha khoa là một sự lựa chọn tối ưu. Nếu bạn muốn tư vấn rõ hơn về các phương pháp trị sâu răng, đến Nha Khoa Shark để được tư vấn rõ hơn.

Đăng ký tư vấn nhổ răng sâu an toàn và chất lượng!

 

Đánh giá bài viết

Commentaire sur l'article

Soumettre un commentaire envoyer

CONNAISSANCES CONNEXES

Vidéos associées

vidéo de fond icône - jouer

Raisons de choisir Shark Dental

Bannière d'article 1

Raisons de choisir Shark Dental

Bannière de publication 1 Mo
Contacter le médecin

INSCRIVEZ-VOUS À LA CONSULTATION,
EXAMEN GRATUIT

Inscrivez-vous pour une consultation
Consultez maintenant
Prendre rendez-vous
1800 2069

X

PRENDRE RENDEZ-VOUS

Pour le meilleur service

PRENDRE RENDEZ-VOUS

X

CHOISISSEZ L'HEURE

Aujourd'hui, jour

  • 8:00
  • 8:30
  • 9:00
  • 9:30
  • 10:00
  • 10:30
  • 11:00
  • 11:30
  • 12:00
  • 12:30
  • 13:00
  • 13:30
  • 14:00
  • 14:30
  • 15:00
  • 15:30
  • 16:00
  • 16:30
  • 17:00
  • 17:30
  • 18:00
  • 18:30
  • 19:00
  • 19:30

FORMULAIRE DE RENDEZ-VOUS

Prendre rendez-vous

INSCRIVEZ-VOUS À LA CONSULTATION,
EXAMEN GRATUIT

Inscrivez-vous pour une consultation

X