- Mặc định
- Lớn hơn
Đau răng cửa là vấn đề răng miệng mà bất kỳ độ tuổi nào cũng có thể gặp phải. Tình trạng này nếu không được điều trị sớm sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe răng miệng và chất lượng đời sống của bạn. Việc hiểu rõ về nguyên nhân, biện pháp khắc phục và cách ngăn ngừa tình trạng đau răng cửa sẽ giúp bạn bảo vệ hiệu quả sức khỏe răng miệng của mình.
Đau răng cửa có phải do bệnh lý gì không?
Đau răng cửa là tình trạng bề mặt răng hoặc bên trong thân răng bị đau nhức và ê buốt, đặc biệt là khi chạm vào răng, cắn xuống và ăn uống thực phẩm nóng hoặc lạnh.
Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể do một số bệnh lý răng miệng nguy hiểm hoặc do chấn thương, tai nạn làm nứt vỡ răng.
Viêm lợi
Viêm lợi là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây đau răng cửa hàm trên và hàm dưới. Khi vệ sinh răng miệng không sạch sẽ, mảng bám tích tụ trên răng và hình thành lên các lớp cao răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công, làm viêm nhiễm lợi. Từ đó, dẫn đến những cơn đau nhức răng cửa.
Viêm nha chu
Viêm lợi lâu ngày sẽ gây nên bệnh lý viêm nha chu. Tình trạng này sẽ làm chân răng cửa bị đau nhức và ê buốt hơn. Bên cạnh đó, vùng lợi còn bị sưng tấy và khi ấn vào sẽ có dịch mủ chảy ra.
Viêm nha chu nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe răng miệng.
Sâu răng
Khi mắc phải tình trạng sâu răng, bạn sẽ bị đau nhức, ê buốt khi ăn các loại thực phẩm nóng hoặc lạnh. Sâu răng càng nặng thì sẽ bị đau nhức càng dữ dội và kéo hơn, thậm chí có thể gây sốt, sưng mặt và má.
Viêm tủy
Khi sâu răng không được điều trị dứt điểm, vi khuẩn sẽ tấn công vào tủy răng và gây viêm nhiễm tủy. Bạn sẽ có cảm giác đau nhức và ê buốt cực kỳ khó chịu, ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống hàng ngày.
Tham khảo những dấu hiệu răng sâu đến tủy để nhanh chóng đến nha khoa uy tín xử lý kịp thời tránh biến chứng mất răng vĩnh viễn.
Áp xe răng
Bệnh lý áp xe răng xảy ra khi viêm nha chu hoặc viêm tủy nặng, chân răng xuất hiện các túi mủ có mùi hôi khó chịu. Tình trạng này nếu để kéo dài sẽ có nguy cơ cao bị mất răng, nhiễm trùng máu và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.
Nứt, vỡ răng cửa
Khi không may bị tai nạn va đập, chấn thương làm nứt vỡ răng cửa sẽ gây ra những cơn đau nhức âm ỉ, nhất là khi bị lộ phần tủy răng. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng tới chức năng nhai cắn mà còn làm mất thẩm mỹ răng miệng, khiến bạn cảm thấy thiếu tự tin khi giao tiếp với mọi người.
Cách khắc phục tình trạng đau răng cửa
Khi phát hiện bị đau răng cửa hàm dưới hoặc hàm trên, bạn cần nhanh chóng tới địa chỉ nha khoa uy tín gần nhất để được bác sĩ kiểm tra và tư vấn giải pháp điều trị.
Tùy từng nguyên nhân gây đau nhức răng cửa, bác sĩ sẽ có phương khắc phục phù hợp, cụ thể:
- Viêm lợi, viêm nha chu:
Trong trường hợp bị viêm lợi, viêm nha chu, bác sĩ sẽ tiến hành cạo vôi răng. Sau đó kê đơn thuốc kháng viêm và giảm đau để loại bỏ vi khuẩn gây viêm nhiễm, giảm sưng đau hiệu quả. Thông thường, một số loại thuốc được kê như: Buprofen, etoricoxib, diclofenac,…
- Sâu răng hoặc nứt, vỡ răng cửa:
Khi đau nhức răng do bị sâu răng hoặc nứt, vỡ răng cửa thì bạn có thể thực hiện: Trám răng hoặc bọc răng sứ. Tùy theo nhu cầu và tình trạng răng miệng của bạn, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp phù hợp nhất.
- Viêm tủy
Đối với bệnh lý này, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị nội nha. Bạn sẽ được hút sạch tủy viêm, sau đó trám bít lại ống tủy để bảo vệ răng khỏi vi khuẩn gây hại.
- Áp xe răng
Bác sĩ sẽ thực hiện loại bỏ mủ viêm và làm sạch, khử trùng vết thương để ngăn ngừa vi khuẩn có thể sót lại. Sau đó, tùy vào mức độ áp xe răng, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh phù hợp và hướng dẫn cách vệ sinh răng miệng.
Cách ngăn ngừa đau răng cửa hiệu quả
Hầu hết tình trạng đau răng cửa đều xảy ra do các bệnh lý răng miệng. Vì vậy, bạn cần chú ý vệ sinh và chăm sóc răng miệng để ngăn ngừa tình trạng này, tránh những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe răng miệng.
Vệ sinh, làm sạch răng miệng thường xuyên
- Chải răng đều đặn từ 2-3 lần/ngày, đặc biệt là sau mỗi khi ăn uống. Nên đánh răng bằng chải lông mềm và kem đánh răng chứa flour. Chú ý chải răng nhẹ nhàng và cẩn thận.
- Sử dụng nước súc miệng, nước muối sinh lý, chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước để làm sạch triệt để mảng bám và vi khuẩn trong khoang miệng.
Ăn uống khoa học, lành mạnh
- Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng có lợi cho răng miệng như: Vitamin D, kẽm, canxi, chất xơ,… thông qua các loại thực phẩm như: Rau xanh, cà rốt, cá, trứng, hoa quả,các loại hạt,…
- Hạn chế ăn các loại thực phẩm quá dai hoặc quá cứng, đồ ăn quá nóng hoặc lạnh.
- Không sử dụng rượu, bia, thuốc lá,… Các loại chất kích thích này không chỉ gây hại cho sức khỏe răng miệng mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe cơ thể.
- Uống đủ nước mỗi ngày, khoảng 2 lít nước để hạn chế bị khô miệng và tích tụ mảng bám, vi khuẩn trong khoang miệng.
Lấy cao răng định kỳ
- Thăm khám nha khoa khoảng 6 tháng/lần để được bác sĩ lấy cao răng, kiểm tra sức khỏe răng miệng. Nếu phát hiện các vấn đề răng miệng, bác sĩ có thể tiến hành điều trị kịp thời, giúp ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.
- Nên lựa chọn địa chỉ nha khoa đáng tin cậy để đảm bảo an toàn và chất lượng điều trị.
Hy vọng qua bài biết trên, Nha khoa Shark đã giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân, biện pháp khắc phục và cách ngăn ngừa tình trạng đau răng cửa. Khi phát hiện bị đau nhức răng cửa, bạn hãy tới nha khoa để được kiểm tra và điều trị kịp thời, giúp bảo vệ tốt sức khỏe răng miệng.
Commentaire sur l'article