Đau răng uống Panadol được không? Cần lưu ý gì khi dùng?

Đau răng uống Panadol được không? Cần lưu ý gì khi dùng?

Inscrivez-vous pour une consultation
Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn

Khi cơ thể bị đau nhức, điều đầu tiên bạn nghĩ đến chính là tìm biện pháp giảm đau. Trong đó, sử dụng thuốc giảm đau là cách thức được nhiều người áp dụng nhất. Panadol là loại thuốc giảm đau rất phổ biến, có thể chữa đau đầu, đau cơ, đau họng,… Nhưng đau răng uống Panadol được không? Bà bầu đau răng có thể uống Panadol không? Câu trả lời sẽ được bật mí ngay trong bài viết sau đây.

Đau răng uống Panadol được không?

Đau răng uống Panadol được không?

Đau răng là tình trạng phổ biến, do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Và uống Panadol có thể chữa đau răng hay không là điều khiến nhiều người thắc mắc.

Khi bị đau răng có thể uống Panadol để giảm đau tạm thời. Tuy nhiên, thuốc này chỉ thích hợp với người bị đau răng nhưng không sưng nướu, và chỉ dành cho người từ 6 tuổi trở lên.

Panadol là loại thuốc dễ tìm, có bán tại các nhà thuốc lớn nhỏ trên toàn quốc. Không chỉ chữa đau răng, Panadol còn giảm đau cơ, đau đầu, đau do tiêm vaccine,…

Tuy nhiên, sử dụng Panadol để cải thiện cơn đau răng chỉ có tác dụng tạm thời, không thể giải quyết cơn đau triệt để và lâu dài. Vì vậy, bạn không nên lạm dụng Panadol để chữa đau răng nhằm tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe.

Sau khi dùng Panadol để giảm cảm giác đau răng, bạn vẫn cần đến nha khoa để thăm khám. Bác sĩ sẽ giúp bạn xác định nguyên nhân gây đau nhức răng và điều trị bằng phương pháp an toàn, hiệu quả hơn.

Bạn có thể uống Panadol để chữa đau răng
Bạn có thể uống Panadol để chữa đau răng

Những trường hợp đau răng có thể uống Panadol

Panadol là loại thuốc có thể hỗ trợ giảm đau răng, nhưng chỉ mang lại hiệu quả trong 1 số trường hợp nhất định. Nếu bạn bị đau do mọc răng khôn hoặc do cơ thể bị thiếu chất, có thể sử dụng Panadol để giảm đau ngay tức thì.

  • Đau răng do mọc răng khôn

Những cơn đau do mọc răng khôn thường không kéo dài quá lâu, vì vậy bạn có thể uống Panadol để chữa đau răng tại 1 thời điểm nhất định. Hãy lưu ý rằng, bạn chỉ nên uống thuốc khi không kiểm soát được cơn đau, hoặc đã áp dụng các cách thức khác nhưng không hiệu quả.

  • Đau răng do cơ thể bị thiếu chất

Cơ thể thiếu chất cũng làm cho răng bị đau, bạn có thể sử dụng Panadol để cải thiện cơn đau trong trường hợp này. Ngoài ra, để đảm bảo sức khỏe lâu dài, bạn cần tăng cường bổ sung các nhóm Vitamin thiết yếu để răng chắc khỏe hơn, chẳng hạn như: Vitamin A, Vitamin D, Vitamin K, Canxi,…

Ngoài ra, nếu bạn đau răng do: Sâu răng, viêm tủy, viêm nha chu,… sẽ không thể uống Panadol để chữa đau. Đau răng do bệnh lý cần được thăm khám tại các nha khoa uy tín, xử lý bệnh lý bằng phương pháp chuyên nghiệp. Tự ý uống Panadol trong trường hợp này không những không có tác dụng giảm đau, mà còn có thể dẫn đến nhiều vấn đề nguy hại khác.

Bạn có thể uống Panadol khi đau răng do răng khôn hoặc do cơ thể thiếu chất
Bạn có thể uống Panadol khi đau răng do răng khôn hoặc do cơ thể thiếu chất

Cách dùng và liều dùng Panadol giảm đau răng

Đau răng uống Panadol được không còn phụ thuộc vào độ tuổi, tình trạng sức khỏe và các loại thuốc bạn hiện đang sử dụng (nếu có). Khi dùng Panadol để chữa đau răng, bạn cần tìm hiểu cách dùng và liều dùng thích hợp để đảm bảo an toàn. Cụ thể như sau:

  • Người lớn: Đối với người lớn và trẻ em trên 12 tuổi, khuyến cáo dùng Panadol với liều lượng 500-1000mg/lần. Mỗi lần uống cách nhau từ 4-6 giờ và không vượt quá 4000mg/ngày.
  • Trẻ em: Đối với trẻ em từ 6-11 tuổi, khuyến cáo dùng Panadol với liều lượng 250-500mg/lần, mỗi lần uống cách nhau từ 4-6 giờ. Liều lượng Panadol sẽ được tính toán thích hợp dựa vào cân nặng của trẻ, không nên dùng Panadol cho trẻ dưới 6 tuổi.

Panadol là thuốc giảm đau có thành phần chính là Paracetamol, có tác dụng giảm đau đầu, đau cơ, đau răng,… Để an toàn, bạn nên dùng Panadol khi được bác sĩ chỉ định, 1 số trường hợp sử dụng tùy ý có thể gây ảnh hưởng xấu đến cơ thể.

Lưu ý cần biết khi dùng Panadol để chữa đau răng

Khi sử dụng thuốc để trị đau răng nói riêng và các cơn đau khác nói chung, bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và những lưu ý liên quan để bảo vệ an toàn sức khỏe.

Sau đây, nha khoa Shark sẽ giúp bạn sơ lược về những lưu ý cần biết khi dùng Panadol để chữa đau răng. Thông qua đó, bạn có thể phòng tránh hiệu quả các tình huống không mong muốn:

  • Có rất nhiều loại thuốc Panadol có trên thị trường, mỗi loại khác nhau sẽ có sự chênh lệch về hàm lượng Paracetamol trong thành phần. Vì vậy, bạn cần đọc kỹ hướng dẫn và sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
  • Liều lượng Panadol dùng trong ngày không được vượt quá 4000mg.
  • Không sử dụng Panadol cho trẻ em dưới 6 tuổi.
  • Mỗi lần uống Panadol cần cách nhau khoảng 4-6 tiếng.
  • Tự ý uống thuốc không theo chỉ định của bác sĩ có thể dẫn đến các tác dụng phụ không mong muốn.
  • Panadol có thể gây khó thở đối với những trường hợp có tiền sử dị ứng với Aspirin và NSAID. Ngoài ra, còn có thể gây ra các tác dụng phụ như: Giảm tiểu cầu, rối loạn đông máu, dị ứng da, giảm tiểu cầu, đổ mồ hôi,…
  • Không nên lạm dụng Panadol để chữa đau răng. Việc sử dụng Panadol liên tục và trong thời gian dài sẽ làm tổn thương gan, tăng nguy cơ bị ngộ độc.
  • Panadol chỉ có tác dụng giảm đau răng tức thời, không mang lại hiệu quả lâu dài hoặc giải quyết tận gốc nguyên nhân gây đau răng.
  • Không tự ý kết hợp Panadol cùng các loại thuốc khác.
  • Không dùng Panadol để chữa đau răng đối với những người bị bệnh thận, bệnh gan hoặc những người nghiện rượu bia và các chất kích thích khác.
Khi dùng Panadol để chữa đau răng, bạn cần lưu ý nhiều điều để đảm bảo an toàn sức khỏe
Khi dùng Panadol để chữa đau răng, bạn cần lưu ý nhiều điều để đảm bảo an toàn sức khỏe

Bà bầu đau răng uống Panadol được không?

Trong trường hợp bà bầu đau răng không phải do bệnh lý, mà do: Răng nhạy cảm, thay đổi nội tiết tố,.. thì có thể uống Panadol để chữa đau răng nếu được bác sĩ chỉ định.

Đến thời điểm hiện tại vẫn chưa ghi nhận bất kỳ ca ảnh hưởng xấu nào khi dùng thuốc Panadol cho bà bầu. Tuy nhiên, bác sĩ vẫn khuyến khích dùng nguyên liệu thiên nhiên giúp bà bầu trị đau răng để không làm ảnh hưởng đến thai nhi. Sử dụng Panadol chữa đau răng cho bà bầu cần hết sức cẩn trọng, tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc nếu chưa nhận được sự đồng ý của bác sĩ.

>>> Xem ngay: 11 cách chữa sâu răng cho bà bầu an toàn tại nhà

Ngoài Panadol có thể uống thuốc nào để trị đau răng?

Ngoài Panadol, bạn còn có thể sử dụng nhiều loại thuốc có tác dụng giảm đau răng hiệu quả khác. Bao gồm: Thuốc kháng sinh Tetracylin, Doxycyclin, Spiramycin, Amoxicyclin, thuốc giảm đau Aspirin, Metronidazol,…

Những loại thuốc vừa nêu đều được bác sĩ kê để hỗ trợ giảm đau, kháng viêm và phòng ngừa các biến chứng do đau răng gây ra. Lưu ý rằng, những loại thuốc này chỉ có tác dụng tiêu diệt 1 số loại hại khuẩn có trong khoang miệng, hiệu quả trong việc ức chế cơn đau răng tạm thời mà không thể điều trị dứt điểm.

Như vậy, đau răng uống Panadol được không cùng các thắc mắc liên quan của bạn đã được giải đáp thông qua bài viết vừa rồi. Với những thông tin này, nha khoa Shark mong rằng bạn đã có được góc nhìn chính xác hơn về tác dụng của thuốc Panadol, biết được cách sử dụng Panadol bằng liều lượng an toàn. Tuy Panadol có thể cải thiện răng đau trong 1 số trường hợp, nhưng để giải quyết tận gốc vấn đề, bạn cần đến nha khoa để thăm khám. Tại nha khoa Shark, bác sĩ sẽ giúp bạn xác định chính xác nguyên nhân gây đau răng, tiến hành chữa trị bằng phương pháp khoa học, giúp bạn đảm bảo an toàn tuyệt đối.

 

Đánh giá bài viết

Commentaire sur l'article

Soumettre un commentaire envoyer

CONNAISSANCES CONNEXES

Vidéos associées

vidéo de fond icône - jouer

Raisons de choisir Shark Dental

Bannière d'article 1

Raisons de choisir Shark Dental

Bannière de publication 1 Mo
Contacter le médecin

INSCRIVEZ-VOUS À LA CONSULTATION,
EXAMEN GRATUIT

Inscrivez-vous pour une consultation
Consultez maintenant
Prendre rendez-vous
1800 2069

X

PRENDRE RENDEZ-VOUS

Pour le meilleur service

PRENDRE RENDEZ-VOUS

X

CHOISISSEZ L'HEURE

Aujourd'hui, jour

  • 8:00
  • 8:30
  • 9:00
  • 9:30
  • 10:00
  • 10:30
  • 11:00
  • 11:30
  • 12:00
  • 12:30
  • 13:00
  • 13:30
  • 14:00
  • 14:30
  • 15:00
  • 15:30
  • 16:00
  • 16:30
  • 17:00
  • 17:30
  • 18:00
  • 18:30
  • 19:00
  • 19:30

FORMULAIRE DE RENDEZ-VOUS

Prendre rendez-vous

INSCRIVEZ-VOUS À LA CONSULTATION,
EXAMEN GRATUIT

Inscrivez-vous pour une consultation

X