Miếng trám răng bị rớt, vỡ có sao không?

Miếng trám răng bị rớt, vỡ có sao không?

Inscrivez-vous pour une consultation
Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn

Miếng trám răng bị rớt và vỡ khiến nhiều người lo lắng, không biết làm cách nào để cải thiện. Cần tham khảo những chia sẻ từ bài viết để áp dụng phương pháp cải thiện nhanh chóng, đảm bảo duy trì được các chức năng của răng miệng như bình thường.

Miếng trám răng bị rớt

Dấu hiệu miếng trám răng bị vỡ

Trám răng là kỹ thuật nha khoa hiện đại, sử dụng các vật liệu để trám lên những phần răng bị thiếu do tác nhân gây vỡ, viêm nhiễm. Sau khi trám răng, chức năng về ăn nhai, thẩm mỹ được cải thiện rõ nét. Trường hợp sau khi trám răng bị rớt, vỡ chúng ta có thể xem xét, tham khảo một số những dấu hiệu nhận biết cơ bản như sau:

  • Ê buốt răng: Răng bỗng dưng có dấu hiệu ê buốt, đau nhức và khó chịu chỗ đã từng trám răng thì chắc chắn đây là dấu hiệu cho thấy răng bị tổn thương. Lúc này, các mô răng, ngà răng có thể bị bể, vỡ ra ngoài.
  • Đau nhức răng thường xuyên: biểu hiện dễ dàng nhận biết của miếng trám răng rớt và vỡ chính là vùng trám bị đau nhức, kèm theo đó là tình trạng hôi miệng xuất hiện.4
  • Áp xe răng: Khi vi khuẩn xâm nhập, tấn công và gây viêm tủy vùng trám, chắc chắn miếng trám răng có vấn đề, cụ thể như vỡ.
Nhiều dấu hiệu khác nhau cho thấy miếng trám răng bị vỡ
Nhiều dấu hiệu khác nhau cho thấy miếng trám răng bị vỡ

Nguyên nhân khiến miếng trám răng bị vỡ

Hiện nay, có nhiều những nguyên nhân khác nhau khiến miếng trám răng bị vỡ và ảnh hưởng.

  • Vật liệu trám kém chất lượng: Nếu dùng những vật liệu trám răng không rõ ràng về nguồn gốc xuất xứ, chất lượng kém, thiếu an toàn. Chỉ sau một thời gian ngắn trám răng sẽ bị vỡ và không như bình thường.
  • Miếng trám lâu năm: Miếng trám răng bị rớt hoặc bể là do sử dụng quá lâu năm, dẫn đến tình trạng mòn và bật ra bên ngoài. Trường hợp này cần thăm khám, thay mới để cải thiện.
  • Thói quen sinh hoạt, ăn uống: Nếu như đánh răng thường xuyên, lực đánh răng quá mạnh tác động vào chỗ trám răng nhiều lần. Hoặc do chế độ ăn uống, sử dụng đồ cứng, tác động từ ngoại lực nhiều và lớn cũng dẫn đến răng bị ảnh hưởng, miếng trám bị vỡ.
  • Nguyên nhân khác: Một số những trường hợp nhưt tai nạn, tác động từ bên ngoài. Hoặc do tay nghề bác sĩ trám răng không tốt dẫn đến miếng trám dễ rớt và vỡ ra bên ngoài.
Chế độ dinh dưỡng cũng là nguyên nhân khiến răng bị vỡ, tác động
Chế độ dinh dưỡng cũng là nguyên nhân khiến răng bị vỡ, tác động

Chi phí trám răng bị vỡ là bao nhiêu?

Thông thường, giá trám răng bị vỡ cũng tương tự như trám răng lần đầu. Mức chi phí này tương đối rẻ, khách hàng có thể tham khảo qua bảng giá sau:

Trám răng Composite 500.000 đ/Răng
Trám răng thẩm mỹ 1.000.000 đ/Răng

Dựa theo nhu cầu của khách hàng, tình trạng răng cũng như mong muốn mỗi người mà có thể lựa chọn vật liệu trám răng phù hợp. Mỗi địa chỉ trám răng đều áp dụng quy trình an toàn, cam kết hiệu quả lâu dài.

Miếng trám răng bị rớt, vỡ phải làm sao?

Nhiều người lo lắng khi thấy dấu hiệu miếng trám răng rớt và vỡ ra ngoài. Thông thường nếu gặp phải vấn đề này, hãy nhanh chóng xem xét, đến nha sĩ để được tư vấn và hỗ trợ.

  • Trường hợp miếng trám răng vỡ nhẹ, phần còn lại bác sĩ có thể thăm khám và trám lại bằng vật liệu tương tự để cải thiện chức năng ăn nhai như bình thường.
  • Trường hợp miếng trám răng vỡ hoàn toàn, bác sĩ sẽ thăm khám, loại bỏ phần răng trám cũ. Sau đó trám miếng mới để cải thiện, thay mới vùng bị khoảng trống.

Tùy theo từng trường hợp, mức độ nứt vỡ của miếng trám, tình trạng răng hiện có mà bác sĩ sẽ có phương pháp cải thiện hiệu quả. Thông thường nên lựa chọn những địa chỉ trám răng an toàn để được thăm khám, hướng dẫn, hỗ trợ kịp thời và đúng đắn nhất.

Tìm đến nha khoa uy tín để bác sĩ thăm khám, xem xét tình trạng răng vỡ sau khi trám
Tìm đến nha khoa uy tín để bác sĩ thăm khám, xem xét tình trạng răng vỡ sau khi trám

Hướng dẫn cách chăm sóc sau trám răng để giữ được lâu

Để chăm sóc, bảo vệ răng miệng cũng như giữ được miếng trám răng lâu hơn, cần chú ý những hướng dẫn chăm sóc đúng cách từ chuyên gia.

Chăm sóc răng miệng:

  • Vệ sinh răng thường xuyên, dùng bàn chải mềm, thao tác đánh răng nhẹ nhàng và hạn chế tác động quá mạnh đến răng
  • Chú ý sử dụng bàn chải đánh nghiêng 45 độ so với nướu, không đánh răng theo chiều ngang vì sẽ gây một số ảnh hưởng đến răng.
  • Dùng chỉ nha khoa để loại bỏ hết những mảng bám trên răng, không sử dụng tăm để cạy thức ăn, dễ ảnh hưởng đến bên trong.
Tuân thủ những hướng dẫn về chăm sóc răng miệng đúng cách để có sức khỏe tốt nhất
Tuân thủ những hướng dẫn về chăm sóc răng miệng đúng cách để có sức khỏe tốt nhất

Chế độ ăn uống:

  • Tránh ăn những món quá cứng, các thức ăn này sẽ tác động làm răng lung lay, ảnh hưởng, bong tróc miếng trám răng.
  • Không nên ăn các món quá nóng hoặc quá lạnh. Bởi vật liệu trám răng đa phần được làm từ chất liệu amalgam hoặc composite nên vô cùng nhạy cảm, không có độ bền cao, dễ bị tác động.
  • Kiêng những thức ăn, đồ uống sẫm màu như trà, cà phê, nước ngọt có ga. Những đồ ăn này sẽ gây mất thẩm mỹ màu răng, ảnh hưởng đến miếng trám, tác động đến độ bền.

Miếng trám răng bị rớt và vỡ sau khi thực hiện là điều không ai mong muốn. Tuy nhiên để hạn chế những dấu hiệu này, cần tìm kiếm những địa chỉ nha khoa uy tín, lựa chọn bác sĩ có chuyên môn và sử dụng miếng trám chất lượng để cải thiện. Nếu có bất cứ thắc mắc nào liên quan đến miếng trám răng bị vỡ, hãy liên hệ với nha khoa Shark để được bác sĩ tư vấn, hỗ trợ nhanh chóng nhất.

 

Đánh giá bài viết

Commentaire sur l'article

Soumettre un commentaire envoyer

CONNAISSANCES CONNEXES

Vidéos associées

vidéo de fond icône - jouer

Raisons de choisir Shark Dental

Bannière d'article 1

Raisons de choisir Shark Dental

Bannière de publication 1 Mo
Contacter le médecin

INSCRIVEZ-VOUS À LA CONSULTATION,
EXAMEN GRATUIT

Inscrivez-vous pour une consultation
Consultez maintenant
Prendre rendez-vous
1800 2069

X

PRENDRE RENDEZ-VOUS

Pour le meilleur service

PRENDRE RENDEZ-VOUS

X

CHOISISSEZ L'HEURE

Aujourd'hui, jour

  • 8:00
  • 8:30
  • 9:00
  • 9:30
  • 10:00
  • 10:30
  • 11:00
  • 11:30
  • 12:00
  • 12:30
  • 13:00
  • 13:30
  • 14:00
  • 14:30
  • 15:00
  • 15:30
  • 16:00
  • 16:30
  • 17:00
  • 17:30
  • 18:00
  • 18:30
  • 19:00
  • 19:30

FORMULAIRE DE RENDEZ-VOUS

Prendre rendez-vous

INSCRIVEZ-VOUS À LA CONSULTATION,
EXAMEN GRATUIT

Inscrivez-vous pour une consultation

X