- Mặc định
- Lớn hơn
Quá trình mọc răng khôn thường xuất hiện nhiều triệu chứng, gây ảnh hưởng tới sức khỏe và cuộc sống của mọi người. Do đó, những vấn đề liên quan tới mọc răng khôn rất được quan tâm. Vậy mọc răng khôn có sốt không? Bỏ túi ngay một số thông tin hữu ích được chuyên mục Răng khôn của chúng tôi giải đáp trong bài viết này!
Khi mọc răng khôn có hành sốt không?
Mọc răng khôn ở người trưởng thành sẽ thường có dấu hiệu như bị sốt. Điều này hoàn toàn bình thường, tùy vào từng cơ địa mà tình trạng sốt nặng, nhẹ khác nhau. Thông thường, cơ thể bị sốt khi mọc răng khôn sẽ có nhiệt độ không quá 38 độ C. Nếu răng khôn mọc thẳng thì có thể xuất hiện tình trạng sốt nhẹ và khi răng khôn mọc hoàn chỉnh thì sẽ hạ sốt hoàn toàn. Tuy nhiên, nếu mọc lệch, ngầm thì tình trạng sốt sẽ kéo dài lâu và nặng hơn.
Sốt khi mọc răng khôn kéo dài bao lâu?
Thông thường, quá trình mọc răng khôn thường kéo dài khá lâu so với răng bình thường trên cung hàm. Mỗi lần răng nhú lên một chút nên có thể kéo dài cả một năm. Đặc biệt, mỗi lần răng nhú lên thì phần nướu sẽ bị tác động, gây sưng tấy và viêm nhiễm làm cho người đang mọc răng bị sốt.
Quá trình trình này sẽ lặp đi lặp lại trong vòng 1 – 3 tháng, thậm chí lâu hơn. Tuy nhiên, nếu răng khôn mọc thẳng, đau nhức và sốt chỉ xuất hiện trong 2 – 4 đợt đầu, sau đó, tình trạng sốt sẽ chấm dứt.
Tại sao mọc răng khôn lại bị sốt?
Bản chất khi răng khôn mọc lên là phá vỡ lớp màng chắn của niêm mạc khiến nướu bị rách ra. Từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển vào bên trong nướu. Lúc này, hệ miễn dịch của cơ thể bắt đầu phản ứng với sự tấn công của vi khuẩn, nên gây ra các triệu chứng sốt, đau nhức, khó chịu.
Bên cạnh đó, răng khôn mọc lên cuối cùng trong cung hàm, khi xương hàm đã phát triển hết nết rất khó tránh được các hiện tượng đau nhức, sốt nhẹ.
Hầu hết mọi người khi mọc răng không đều bị sốt nhẹ. Tuy nhiên có nhiều trường hợp gây sốt cao, đau nhức kéo dài khiến cơ thể mệt mỏi kiệt sức.
Các triệu chứng khác khi mọc răng khôn
Ngoài mọc răng khôn có bị sốt không thì còn có rất nhiều triệu chứng giúp nhận biết chiếc răng này mọc lên, tiêu biểu phải kể đến:
- Tình trạng hôi miệng
Khi mọc răng khôn thường gây ra tình trạng viêm nướu, làm vệ sinh răng miệng trở nên khó khăn hơn. Từ đó, vi khuẩn có điều kiện để tấn công trong khoang miệng và làm hơi thở có mùi, gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống.
- Viêm sưng nướu
Khi răng khôn kẹt trong cung hàm sẽ làm vùng nướu xung quanh tổn thương và sưng phồng lên. Khi răng mọc ổn định và không bị sai lệch vị trí thì nướu sẽ trở lại trạng thái bình thường.
- Sâu răng số 7
Răng số 7 thường chịu ảnh hưởng rất lớn trong giai đoạn mọc răng khôn. Khi răng khôn mọc sai lệch, mọc ngầm sẽ khiến răng số 7 bị tổn thương, dễ làm thức ăn tồn đọng và gây sâu răng.
Mọc răng khôn không chỉ có triệu chứng sốt nhẹ mà còn gặp phải rất nhiều vấn đề khác gây ảnh hưởng tới cuộc sống của mọi người. Do đó, nếu cảm thấy có dấu hiệu mọc răng khôn, hãy tới nha khoa để bác sĩ thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
Những cách hạ sốt khi mọc răng khôn tại nhà
Để vấn đề mọc răng khôn có sốt không không còn làm mọi người quá lo lắng và bận tâm, dưới đây sẽ là một số cách hạ sốt hiệu quả khi mọc răng khôn. Bạn có thể tham khảo để cảm thấy thoải mái hơn trong giai đoạn này nhé.
Đối với trường hợp răng mọc thẳng tự nhiên
Khi răng khôn mọc thẳng thì tình trạng đau nhức, sốt nhẹ chỉ diễn ra trong một khoảng thời gian ngắn. Tuy nhiên, tùy vào cơ địa của mỗi người, tình trạng sốt sẽ không quá giống nhau.
Đối với trường hợp này, bác sĩ sẽ giữ lại răng khôn và kê các đơn thuốc giảm đau để bạn điều trị tại nhà. Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng một số phương pháp sau để tăng hiệu quả điều trị hạ sốt, giảm đau:
- Sát trùng vị trí mọc răng khôn bằng cách rửa trực tiếp nước muối để hạn chế các biến chứng nguy hiểm xảy ra.
- Uống nhiều nước giúp đào thải, loại bỏ những độc tố của cơ thể ra ngoài, từ đó giúp giảm bớt nhiệt độ của cơ thể.
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học và luyện tập hợp lý: Trong giai đoạn mọc răng khôn, bạn nên ăn thức ăn mềm, lỏng như cháo, súp,.. Ngoài ra, kết hợp cùng luyện tập thể dục thể thao hàng ngày để cơ thể tăng cường sức đề kháng chống lại các vi khuẩn gây bệnh. Tuy nhiên, không vận động quá mạnh hoặc tác động vào vị trí mọc răng khôn.
- Không ăn những loại thức ăn quá cứng hoặc có tính cay, nóng. Bởi chúng có thể gây viêm nhiễm nướu và làm cơn sốt kéo dài lâu hơn.
Bên cạnh đó, cần vệ sinh răng miệng đúng cách. Chải răng nhẹ nhàng, cẩn thận tránh tác động lực mạnh vào vị trí mọc răng khôn. Kết hợp dùng thêm nước súc miệng, chỉ nha khoa để khoang miệng sạch sẽ hơn. Từ đó hạn chế các bệnh lý về răng miệng xảy ra.
Đối với trường hợp răng mọc lệch trong cung hàm
Trong trường hợp răng khôn mọc lệch, mọc ngầm thì những cơn sốt sẽ kéo dài lâu hơn so với răng mọc thẳng. Thậm chí nguy hiểm hơn có thể ảnh hưởng tới tính mạng.
Đa phần bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng khôn để hạn chế những biến chứng nguy hiểm xảy ra. Sau khi loại bỏ hoàn toàn, các bệnh lý nguy hiểm sẽ không xuất hiện và tình trạng sốt sẽ được khắc phục dứt điểm.
Mỗi trường hợp sẽ có một cách xử lý khác nhau. Do đó, khi có dấu hiệu mọc răng, liên hệ bác sĩ để được thăm khám, chụp X-quang và xác định hướng mọc của răng. Từ đó có phương án điều trị để hạ sốt và không xảy ra những biến chứng nguy hiểm.
Mọc răng khôn bị sốt uống thuốc gì?
Không chỉ vấn đề mọc răng khôn có sốt không được mọi người quan tâm mà mọc răng khôn uống thuốc gì cũng được tìm kiếm rất nhiều trên các trang mạng xã hội.
Khi bạn bị sốt kèm theo triệu chứng đau nhức răng thì bác sĩ chỉ định dùng thuốc Spiramycin kết hợp với Paracetamol với 3 lần/1 ngày và mỗi lần một viên một loại. Duy trì việc uống thuốc trong vòng 2 tuần, cơn đau nhức sẽ giảm hiệu quả. Bên cạnh đó, bạn nên kết hợp uống thêm vitamin để tăng cường sức đề kháng.
Tuy nhiên, khi bạn sốt cao nhiều ngày, uống thuốc không phải là phương án khả thi. Bạn cần tới nha khoa để bác sĩ thăm khám và đưa ra phương án xử lý triệt để.
Lưu ý khi mọc răng khôn bị sốt
Có thể thấy, mọc răng khôn có sốt không là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Nếu bạn muốn giai đoạn mọc răng khôn không bị sốt hành thì nên chú ý tới một số vấn đề sau:
- Hạn chế vận động mạnh vì khi vận động quá sức sẽ làm cơ thể mệt mỏi, từ đó cơn sốt kéo dài lâu hơn.
- Bổ sung thêm nhiều thực phẩm giàu vitamin để cơ thể tăng cường sức đề kháng.
- Vệ sinh răng miệng đúng cách theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Không sử dụng các loại thực phẩm có chứa chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá hoặc các loại đồ ăn cay, nóng để nhiệt độ của cơ thể không tăng cao.
Đặc biệt, bạn không được quên lịch thăm khám định kỳ của các bác sĩ nha khoa. Bởi điều này sẽ giúp tình trạng sốt giảm hiệu quả và hạn chế xảy ra những biến chứng từ việc mọc răng khôn.
Khi nào nên thăm khám nha khoa?
Quá trình mọc răng khôn thường đi kèm với nhiều triệu chứng: sốt, đau nhức,… Do đó, khi có dấu hiệu xảy ra, dù răng khôn mọc thẳng hay mọc lệch, bạn đều cần tới thăm khám nha khoa.
Khi tới nha khoa, bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng răng khôn bằng cách chụp X-quang để xác định hướng răng mọc, sau đó mới quyết định có nên nhổ hay không.
Trong trường hợp không cần nhổ, bác sĩ sẽ cung cấp đơn thuốc và hướng dẫn cách chăm sóc răng miệng để bạn cảm thấy thoải mái hơn với việc mọc răng khôn.
Mọc răng khôn có sốt không? Qua bài viết Nha Khoa Shark chia sẻ thì câu trả lời là có. Đây chính là một dấu hiệu khi răng khôn xuất hiện. Hãy bỏ túi ngay những kinh nghiệm hữu ích trong bài viết để quá trình mọc răng khôn không ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống của bạn nhé!
Commentaire sur l'article