- Mặc định
- Lớn hơn
Để có thể nâng cao màng xoang hàm trên, bên cạnh kỹ thuật nâng xoang kín, chúng ta còn có thể thực hiện kỹ thuật nâng xoang hở. Đây là một trong 2 phương án bổ trợ cho quy trình cấy ghép Implant. Cùng Kiến thức trồng răng của chúng tôi tìm hiểu ngay bài viết sau đây để hiểu rõ hơn vế phương pháp này.
Nâng xoang hở là gì?
Khi nào cần thực hiện nâng xoang hở?
Kỹ thuật nâng xoang hở cần được thực hiện trong những trường hợp mất răng hàm trên lâu năm và dẫn đến tình trạng bị tiêu xương hàm nghiêm trọng, thậm chí là có thể thoái hóa xương hàm. Khi gặp phải tình trạng này, xương hàm sẽ bắt đầu mở rộng thể tích và bị tụt sâu xuống vùng xương đã bị tiêu.
Ngoài ra, kỹ thuật nâng xoang hở còn có thể được thực hiện trong những trường hợp như:
- Xương bị thiếu hổng nhiều.
- Tình trạng gồ ghề, xơ dính đáy xoang.
- Màng xoang dày hoặc bị dị tật.
- Có dịch trong xoang.
Đây đều là những trường hợp không thể thực hiện được bằng kỹ thuật nâng xoang kín.
Quy trình thực hiện nâng xoang hở như thế nào?
Để nắm thêm được nhiều thông tin về kỹ thuật nâng xoang hở, chúng ta có thể tìm hiểu về quy trình thực hiện được diễn ra như thế nào.
- Bước 1 – Thăm khám tổng quát
Bước thăm khám tổng quát chính là yêu cầu tiên quyết để quyết định xem bạn có thể thực hiện kỹ thuật nâng xoang hở hay không.
Thông qua việc thăm khám và chụp CT, các bác sĩ sẽ kiểm tra được tình trạng xoang hàm của bạn đã bị hạ đến đâu, phần đáy xoang có gặp phải tình trạng gồ ghề hay xơ dính hay không, hoặc màng xoang có bị dị tật?,… Những thông tin thu được sẽ giúp các bác sĩ đưa ra được phương hướng điều trị chính xác nhất dành cho bạn.
- Bước 2 – Sát khuẩn và gây tê
Bước tiếp theo được thực hiện trong quy trình nâng xoang hở chính là sát khuẩn. Bước thực hiện này sẽ đảm bảo cho toàn bộ quá trình tiểu phẫu của bạn được diễn ra trong điều kiện vô trùng.
Sau khi hoàn tất việc sát khuẩn, tiếp theo các bác sĩ sẽ tiến hành gây tê cho bạn. Điều này sẽ giúp cho bạn không phải chịu cảm giác đau nhức và ê buốt trong quá trình nâng xoang.
- Bước 3 – Mở nướu
Bước thứ 3 trong quy trình nâng xoang hở là mở nướu.
Trong bước này, các bác sĩ sẽ thực hiện lần lượt từng bước cụ thể như sau: Rạch niêm mạc màng xương dọc sống hàm vùng có răng bị mất → Tách niêm mạc xương → Lộ bề mặt xương cần được cấy ghép.
- Bước 4 – Nâng nhẹ màng xương
Để thực hiện được bước này, các bác sĩ sẽ cần đến sự hỗ trợ của một loại kẹp chuyên dụng trong nha khoa giúp nâng nhẹ màng xương lên và giữ cho màng xương được cố định ở nguyên vị trí.
- Bước 5 – Ghép xương nhân tạo
Bước ghép xương nhân tạo sẽ được thực hiện thông qua lỗ khoan vào vùng dưới màng xoang. Quy trình ghép xương sẽ được dừng lại khi xương đã đạt đủ khối lượng như yêu cầu.
- Bước 6 – Hoàn tất
Bước thực hiện cuối cùng trong quy trình nâng xoang hở chính là khâu đóng niêm mạc và chờ ngày chính thức cấy ghép Implant.
Đối với kỹ thuật nâng xoang hở thì chúng ta không thể thực hiện cấy ghép Implant ngay sau khi nâng xoang, mà cần phải chờ cho đến khi vết thương hoàn toàn lành lại thì mới có thể cấy Implant được.
Sau khi nâng xoang hở cần lưu ý những gì?
Phương pháp này được xem là một cuộc tiểu phẫu trước khi cấy ghép Implant, sau khi thực hiện kỹ thuật này thì bạn cần có một khoảng thời gian trống để chờ cho vết thương hoàn toàn hồi phục.
Trong khoảng thời gian này, bạn cần lưu ý những điều sau:
- Hạn chế tối đa những tác động đến vết thương, không làm rách và viêm nhiễm niêm mạc như chọc, ngoáy vào vết thương.
- Không ăn những thức ăn có chứa nhiều axit, vì những thức ăn này có thể khiến cho vết thương bị nhiễm trùng.
- Nên hạn chế hắt hơi mạnh hết sức có thể trong khoảng từ 2-3 tháng đầu tiên sau khi nâng xoang hở.
- Sau khi thực hiện, bạn cần hạn chế sử dụng ống hút, hạn chế khạc nhổ,…
- Nên hạn chế đi đến những môi trường thay đổi áp suất đột ngột như đi lặn, đi máy bay,…
- Nên hạn chế tối đa những công việc nặng nhọc, cần sử dụng nhiều sức lực,…
Để có thể không làm ảnh hưởng đến màng xoang sau khi nâng xoang hở, bạn cần đặc biệt lưu ý đến những thông tin vừa rồi.
Nâng xoang kín và nâng xoang hở khác nhau như thế nào?
Nâng xoang kín và nâng xoang hở đều là hai thủ thuật nâng xoang phổ biến trong lĩnh vực nha khoa hiện đại ngày nay. Tuy nhiên, không phải ai trong chúng ta cũng hiểu rõ về hai phương pháp này.
Trong nội dung bảng sau đây, chúng tôi sẽ giúp bạn phân biệt nâng xoang hở và nâng xoang kín khác nhau thế nào.
Nâng xoang kín | Nâng xoang hở |
Nâng xoang kín tức là nâng xoang từ bên trong. Bác sĩ cần phải bơm xương qua lỗ nhỏ ở mô nướu dưới chân răng, nhằm nâng xương hàm lên và làm đầy khoảng trống tồn tại giữa màng xoang và khu vực xương hàm.
|
Nâng xoang hở tức là nâng xoang cửa sổ bên, ở vị trí nướu lợi bên cạnh chiếc răng đã bị mất hoặc giảm chức năng. Để nâng xoang hở, bác sĩ sẽ bơm thêm xương hàm qua vách ngăn tại vị trí cần thiết. Vách ngăn có kích thước khá lớn giúp bác sĩ bóc tách mô, bộc lộ xương hàm dễ dàng. |
Nâng xoang kín phù hợp chỉ định cho những người có xoang hàm trên ở mức bình thường, không thấp quá, đồng thời lượng xương cần bổ sung thêm không quá nhiều. | Nâng xoang cửa sổ bên được các bác sĩ nha khoa chỉ định cho những trường hợp có mật độ xương hàm thấp hoặc những người có xoang hàm tụt sâu quá mức.
Phương pháp này còn được khuyến khích áp dụng cho người bị mất răng lâu năm, tiêu xương hàm nghiêm trọng. |
Nâng xoang kín không áp dụng cho những người có đáy xoang gồ ghề, xơ dính hay màng xoang quá dày, bị dị tật và tồn tại dịch.
|
Với những người không đáp ứng đủ điều kiện nâng xoang kín như đáy xoang không bằng phẳng, màng xoang có dịch, dị tật,… thì có thể tham khảo phương pháp này. |
Sau khi nâng xoang kín, bác sĩ có thể tiến hành cắm trụ Implant ngay để trụ tích hợp với xương nhân tạo vừa nâng. | Sau khi hoàn tất, bác sĩ sẽ khâu niêm mạc. Thông thường, khách hàng sẽ được hẹn lịch để cấy trụ Implant sau đó nếu chưa đáp ứng đủ điều kiện về mặt sức khỏe. |
Cả nâng xoang kín và hở đều là những thủ thuật nha khoa cần thiết, đem lại hiệu quả tốt trong việc tạo thêm không gian cho xoang. Bởi vậy, việc nên can thiệp phương pháp nào hay cái nào tốt hơn cần phải phụ thuộc vào quyết định của bác sĩ.
Bác sĩ sẽ thăm khám cẩn thận, đánh giá tình trạng xương hàm thực tế, đưa ra chẩn đoán lâm sàng phù hợp. Từ những số liệu này, bác sĩ sẽ cân nhắc, tư vấn cho khách hàng nên thực hiện nâng xoang kín hay hở để đảm bảo hiệu quả tối ưu, an toàn cho sức khỏe.
Thế nào là nâng xoang ghép xương?
Kỹ thuật nâng xoang ghép xương trong cấy ghép Implant chính là kỹ thuật đặt xương nhân tạo vào trong khu vực giữa màn xoang và bề mặt xương tại vùng đáy xoang hàm. Mục đích của kỹ thuật này làm cho xương được tăng khối lượng để đảm bảo được yêu cầu cấy ghép Implant.
Sau khi hoàn tất kỹ thuật này, lượng xương hàm sẽ đạt đủ thể tích cần thiết, trụ Implant sẽ được tồn tại vững chắc trong xương hàm.
Khi nào cần thực hiện nâng xoang ghép xương?
Bạn cần thực hiện nâng xoang ghép xương trong trường hợp mất răng hàm trên lâu năm khiến cho hàm bị tiêu, xoang hàm trên bắt đầu mở rộng ra về hướng răng, làm cấu trúc xương hàm bị phá hủy từ trong ra ngoài.
Xoang hàm trên là phần xoang lớn nhất trong tất cả các xoang của cơ thể con người. Phần xoang này nằm giữa vùng đầu và mũi, tính vị trí từ chiếc răng số 4 đến răng số 8. Đây là vị trí chính xác của xoang hàm trên trong trường hợp răng hàm trên còn đầy đủ và xương hàm ổn định.
Những nguyên nhân có thể khiến cho xoang hàm bị thoái hóa cần phải kể đến như sau:
- Tình trạng tiêu xương hàm nặng do bị mất răng lâu năm.
- Tình trạng tiêu xương do làm hàm tháo lắp hoặc cầu răng sứ lâu năm nhưng không chăm sóc răng miệng tốt.
- Tình trạng viêm nha chu hoặc bị nhiễm trùng răng nặng.
Kỹ thuật nâng xoang ghép xương cũng cần được thực hiện trong những trường hợp có hàm tự nhiên quá mỏng, không đủ tính chắc chắn để cố định trụ Implant trong xương hàm hoặc xoang hàm nằm quá gần xương hàm.
Nâng xoang ghép xương có thể đối mặt với nguy cơ gì?
Nguy cơ đầu tiên có thể xảy ra trong kỹ thuật nâng xoang ghép xương chính là bị thủng hoặc rách màng xoang. Để khắc phục nguy cơ này, các bác sĩ sẽ tiến hành khâu lại phần xoang bị thủng, trách. Nếu như khắc phục không thành công, thì chúng ta cần dừng lại quá trình điều trị và chờ cho vết thương lành lại.
Sau khi vết thương đã lành, chúng ta có thể nâng xoang hở lần hai. Lúc này, màng xoang đã có xu hướng dày hơn, cứng hơn. Nguy cơ tiếp theo có thể xảy ra trong kỹ thuật nâng xoang ghép xương chính là nhiễm trùng. Tuy nhiên, nguy cơ này thường hiếm khi xảy ra, nhưng bạn không nên vì vậy mà chủ quan, lơ là.
Những thông tin vừa rồi đã chia sẻ cho bạn những điều thú vị cần biết về nâng xoang hở, hy vọng đây là những thông tin thú vị và hữu ích. Liên hệ với Nha khoa Shark ngay để chúng tôi có thể hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc liên quan tới nâng xoang hở thông qua Hotline: 1800 2069.
Commentaire sur l'article