Nhổ răng nào nguy hiểm nhất? Một số lưu ý quan trọng

Nhổ răng nào nguy hiểm nhất? Một số lưu ý quan trọng

Inscrivez-vous pour une consultation
Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn

Giữa các chiếc răng trên cung hàm sẽ có sự khác biệt nhất định về kích thước và số lượng chân, do đó kỹ thuật nhổ răng cũng có sự thay đổi. Như vậy, nhổ răng nào nguy hiểm nhất? Bài viết sau đây Nha khoa Shark sẽ mang đến cho bạn lời giải đáp chi tiết.

Nhổ răng nào nguy hiểm nhất

Khi nào cần phải nhổ răng?

Bảo tồn răng thật 1 cách tối đa luôn là chỉ định hàng đầu được các nha sĩ ưu tiên. Đối với những khuyết điểm nhẹ trên răng, bác sĩ có thể thực hiện các kỹ thuật nha khoa đơn giản để khắc phục. Tuy nhiên, cần nhổ răng trong 1 số trường hợp nghiêm trọng, mục đích chính là không làm ảnh hưởng những chiếc răng lân cận và sức khỏe tổng thể.

Trong nha khoa, nhổ răng là 1 kỹ thuật đơn giản, có thể đảm bảo an toàn tối đa khi được thực hiện bởi những bác sĩ giỏi tay nghề. Trước khi chính thức tìm hiểu về vấn đề nhổ răng nào nguy hiểm nhất, bạn cần sơ lược qua 1 số trường hợp cần bắt buộc phải nhổ răng:

  • Răng sâu nghiêm trọng bị ảnh hưởng đến tủy, thân răng bị vỡ và không thể phục hồi khiến cho người bệnh bị đau nhức kéo dài, nguy cơ cao ảnh hưởng đến những chiếc răng lân cận.
  • Răng bị viêm và nhiễm trùng nặng khiến nướu và tủy răng bị viêm, xuất hiện ổ mủ.
  • Tình trạng viêm nha chu nghiêm trọng khiến các tổ chức xung quanh chân răng trở nên lỏng lẻo, nguy cơ cao bị rụng răng.
  • Cần nhổ răng số 8 trong trường hợp mọc ngầm, mọc lệch, mọc đâm vào răng số 7,…
  • Cần nhổ răng theo chỉ định của bác sĩ để phục vụ cho quy trình niềng răng chỉnh nha.
Trường hợp răng bị sâu nghiêm trọng khiến thân răng bị vỡ, không thể phục hồi cần nhổ bỏ để không làm ảnh hưởng các răng lân cận
Trường hợp răng bị sâu nghiêm trọng khiến thân răng bị vỡ, không thể phục hồi cần nhổ bỏ để không làm ảnh hưởng các răng lân cận

Nhổ răng nào nguy hiểm nhất?

Nhổ răng khôn được cho là có tính chất nguy hiểm và phức tạp nhất. Bởi vì răng khôn là những chiếc răng có khả năng cao bị mọc ngầm, mọc lệch hoặc thậm chí mọc đâm vào chiếc răng số 7 kế cạnh. Tuy không đảm nhiệm vai trò cụ thể nào, nhưng răng khôn lại có nhiều chân răng và hệ thống dây thần kinh phức tạp, đồng thời nằm ở vị trí khó tiếp cận.

Với những đặc điểm vừa đề cập, quy trình nhổ răng khôn đòi hỏi cần đáp ứng kỹ thuật cao và được thực hiện bởi những bác sĩ giỏi tay nghề hơn so với quy trình nhổ răng thông thường. Những thiếu sót trong sự đầu tư máy móc và yếu tố vô trùng hoàn toàn có thể khiến quy trình nhổ răng khôn trở nên nguy hiểm, làm cho sức khỏe của người bệnh bị ảnh hưởng.

Quy trình nhổ răng khôn có tính chất nguy hiểm cao
Quy trình nhổ răng khôn có tính chất nguy hiểm cao

Đánh giá mức độ nguy hiểm khi nhổ răng khôn

Những thông tin vừa rồi đã chứng minh rằng, răng khôn là chiếc răng nguy hiểm nhất khi cần được nhổ bỏ. Kỹ thuật nhổ răng khôn thường khá phức tạp và đòi hỏi nhiều thời gian khi thực hiện.

Nhổ răng khôn hàm dưới

Những chiếc răng khôn hàm dưới chính là câu trả lời đầu tiên cho thắc mắc nhổ răng nào nguy hiểm nhất. Đây là những chiếc răng nằm sâu bên dưới khung hàm, đồng thời là nơi tập trung nhiều hệ thống dây thần kinh và mạch máu.

Với những sơ suất dù là nhỏ nhất trong quy trình nhổ răng khôn hàm dưới đều có thể khiến cho các dây thần kinh bị ảnh hưởng, từ đó gây ra các biến chứng tùy thuộc vào từng mức độ nghiêm trọng: Cứng hàm, sưng má, mất cảm giác,…

Bên cạnh đó, răng khôn hàm dưới còn là những chiếc răng có hình dáng bất thường, điển hình là: Chân răng to, mọc nằm ngang 90 độ, chân răng cong hoặc có nhiều chân kẹ,… Những đặc điểm này khiến quá trình nhổ răng khôn trở nên khó khăn và yêu cầu các bước thực hiện cần phải chuẩn chỉnh, do đó, bạn cần tìm đến những cơ sở nha khoa uy tín.

Răng khôn hàm dưới là chiếc răng tập trung nhiều hệ thống dây thần kinh và mạch máu
Răng khôn hàm dưới là chiếc răng tập trung nhiều hệ thống dây thần kinh và mạch máu

Nhổ răng khôn hàm trên

So với răng khôn hàm dưới, nhổ răng khôn hàm trên có mức độ nguy hiểm thấp hơn nhờ vào nướu răng xung quanh mềm hơn. Mặt khác, răng khôn hàm trên thường có xu hướng mọc ra sau hoặc nghiêng ra má, khá hiếm gặp trường hợp răng có kích thước to bất thường.

Nhờ đó, khi nhổ răng khôn hàm trên, bạn sẽ không cần phải băn khoăn về vấn đề nhổ răng nào nguy hiểm nhất. Tuy nhiên, để đảm bảo tốt sức khỏe tổng thể, bạn cần nhờ đến sự hỗ trợ của các bác sĩ giàu kinh nghiệm.

Một số biến chứng có thể xảy ra sau khi nhổ răng khôn

Với sự hỗ trợ đắc lực của công nghệ và thiết bị hiện đại, đa số các ca nhổ răng khôn đều được thực hiện thành công và không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, vẫn còn khá nhiều trường hợp gặp phải các biến chứng không mong muốn do nhổ răng khôn tại những địa chỉ thiếu uy tín, quy trình tiến hành không đúng cách.

Đau nhức và chảy máu kéo dài

Là biến chứng thường gặp nhất sau khi nhổ răng khôn, nguyên nhân chủ yếu của vấn đề này là do tay nghề thực hiện của bác sĩ nha khoa chưa thực sự tốt. Đồng thời, với những bệnh nhân có thói quen hút thuốc lá và uống nhiều rượu bia cũng có thể gặp phải biến chứng này.

Đau nhức dai dẳng và liên tục là biến chứng thường gặp nhất sau khi nhổ răng khôn
Đau nhức dai dẳng và liên tục là biến chứng thường gặp nhất sau khi nhổ răng khôn

Nhiễm trùng sau khi nhổ răng khôn

Tình trạng nhiễm trùng sau khi nhổ răng khôn bắt nguồn từ nguyên nhân không khử khuẩn triệt để các thiết bị và dụng cụ được sử dụng để nhổ răng theo tiêu chuẩn. Biến chứng này sẽ khiến cho bạn cảm thấy đau nhức dữ dội, nếu không tiến hành điều trị kịp thời có thể dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng máu, thậm chí là tử vong.

Tổn thương dây thần kinh

Khi bị tổn thương dây thần kinh sau khi nhổ răng khôn, ở bạn sẽ xuất hiện những triệu chứng như bị tê, ngứa ở môi, cằm, lưỡi. Tuy nhiên, bạn có thể không cần quá lo lắng, vì những biểu hiện này sẽ thuyên giảm sau vài tuần.

Viêm xương ổ răng

Viêm xương ổ răng là biến chứng xuất hiện do tình trạng không hình thành cục máu đông hoặc cục máu đông bị vỡ. Với biến chứng này, các cơ xương, mô mềm và dây thần kinh sẽ không được bảo vệ, gây nên các cơn đau nhức kéo dài, thậm chí dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng.

Không hình thành cục máu đông hoặc cục máu đông bị vỡ tại vị trí vừa nhổ răng
Không hình thành cục máu đông hoặc cục máu đông bị vỡ tại vị trí vừa nhổ răng

Những lưu ý quan trọng sau khi nhổ răng khôn

Để không cần phải băn khoăn quá nhiều về vấn đề nhổ răng nào nguy hiểm nhất, bạn cần đặc biệt lưu ý đến 1 số vấn đề quan trọng như sau:

  • Dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi sau khi nhổ răng cho đến vết thương hoàn toàn ổn định.
  • Áp dụng phương pháp chườm lạnh hoặc chườm nóng để cải thiện tình trạng đau nhức sau khi nhổ răng khôn.
  • Chỉ nên sử dụng thuốc giảm đau và thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ, việc tự ý sử dụng thuốc có thể làm cho sức khỏe bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
  • Ăn uống hợp lý và khoa học sau khi nhổ răng khôn là yêu cầu tối thiểu. Bạn cần ưu tiên sử dụng các thực phẩm mềm, không ăn thức ăn cay nóng để đẩy nhanh quá trình lành thương.
  • Với bất kỳ triệu chứng bất thường nào xuất hiện sau khi nhổ răng khôn, cần nhanh chóng liên hệ với bác sĩ nha khoa để được hỗ trợ.

Với những thông tin vừa rồi, nha khoa Shark đã giúp bạn giải đáp chi tiết về thắc mắc nhổ răng nào nguy hiểm nhất. Để được hỗ trợ chi tiết hơn về các vấn đề liên quan, hãy đến với nha khoa Shark ngay hôm nay để được hỗ trợ tận tình.

Có thể bạn quan tâm: Có nên nhổ bỏ răng nanh mọc ngầm không?

 

5/5 - (2 votes)

Commentaire sur l'article

Soumettre un commentaire envoyer

CONNAISSANCES CONNEXES

Vidéos associées

vidéo de fond icône - jouer

Raisons de choisir Shark Dental

Bannière d'article 1

Raisons de choisir Shark Dental

Bannière de publication 1 Mo
Contacter le médecin

INSCRIVEZ-VOUS À LA CONSULTATION,
EXAMEN GRATUIT

Inscrivez-vous pour une consultation
Consultez maintenant
Prendre rendez-vous
1800 2069

X

PRENDRE RENDEZ-VOUS

Pour le meilleur service

PRENDRE RENDEZ-VOUS

X

CHOISISSEZ L'HEURE

Aujourd'hui, jour

  • 8:00
  • 8:30
  • 9:00
  • 9:30
  • 10:00
  • 10:30
  • 11:00
  • 11:30
  • 12:00
  • 12:30
  • 13:00
  • 13:30
  • 14:00
  • 14:30
  • 15:00
  • 15:30
  • 16:00
  • 16:30
  • 17:00
  • 17:30
  • 18:00
  • 18:30
  • 19:00
  • 19:30

FORMULAIRE DE RENDEZ-VOUS

Prendre rendez-vous

INSCRIVEZ-VOUS À LA CONSULTATION,
EXAMEN GRATUIT

Inscrivez-vous pour une consultation

X