Răng số 4 là răng nào? Có vai trò gì? Có nên nhổ không?

Răng số 4 là răng nào? Có vai trò gì? Có nên nhổ không?

Inscrivez-vous pour une consultation
Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn

Răng số 4 là chiếc răng quan trọng trên cung hàm, chúng không chỉ có vai trò ăn nhai mà còn góp phần quyết định thẩm mỹ của gương mặt. Để không phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm khi bị mất răng, bạn cần xây dựng 1 chế độ chăm sóc răng hợp khoa học. Để biết thêm các thông tin chi tiết, mời bạn theo dõi bài viết ngay sau đây.

răng số 4

Răng số 4 là răng nào? 

Trên cung hàm, răng số 4 còn được gọi là răng tiền hàm hoặc răng cối nhỏ thứ nhất. Người trưởng thành sẽ có tổng cộng 4 cái răng tiền hàm, 2 cái ở hàm trên và 2 cái ở hàm dưới. So với những chiếc răng khác, răng số 4 có hình dáng nhọn và dài hơn, các mặt xung quanh rất sắc. Đây là đặc điểm chứng tỏ chiếc răng này đảm nhiệm vai trò ăn nhai quan trọng trên cung hàm.

Răng cối thứ nhất nằm ở vị trí thứ 4 trên cung hàm, tính từ răng cửa số 1 sang 2 bên. Đây là chiếc răng đầu tiên thuộc nhóm răng hàm.

Liền trước chiếc răng này là răng nanh hoặc còn gọi là răng số 3, liền sau là răng cối lớn thứ 2 hoặc còn gọi là răng số 5. 

Răng số 4 còn được gọi là răng tiền hàm hoặc răng cối thứ nhất, có vai trò quan trọng trên cung hàm
Răng số 4 còn được gọi là răng tiền hàm hoặc răng cối thứ nhất, có vai trò quan trọng trên cung hàm

Chức năng của răng số 4

Chỉ tìm hiểu răng tiền hàm về vị trí và cấu tạo là chưa đủ, vì chức năng của chiếc răng này cũng là chủ đề bạn cần quan tâm. Thông qua đó, bạn sẽ có được góc nhìn toàn diện hơn về sức khỏe răng miệng của mình.

Hỗ trợ ăn nhai

Chức năng đầu tiên và cũng là chức năng quan trọng nhất của răng số 4 chính là hỗ trợ cho quá trình nhai, cắn thức ăn. Tất cả các răng trên cung hàm đều tham gia vào quá trình ăn nhai, nhưng khả năng cắn, xé thức ăn của răng tiền hàm sẽ khác biệt đôi chút.

Cụ thể, răng tiền hàm kết hợp với răng nanh (răng số 3) để cắn và xé thức ăn, đồng thời kết hợp với răng cối lớn để nghiền nát thức ăn.

Như vậy, răng số 4 vừa có chức năng cắn xé, vừa nghiền nát thức ăn thành từng mảnh nhỏ. Nếu mất đi chiếc răng này, khả năng ăn nhai của bạn sẽ bị suy giảm rất nhiều.

Nhờ vào chiếc răng tiền hàm, bạn sẽ có thể ăn nhai dễ dàng hơn
Nhờ vào chiếc răng tiền hàm, bạn sẽ có thể ăn nhai dễ dàng hơn

Hỗ trợ phát âm

Ngoài chức năng ăn nhai, răng tiền hàm còn tham gia vào quá trình điều chỉnh luồng khí và tạo ra nhiều âm thanh khác nhau.

Như vậy, chiếc răng này còn hỗ trợ phát âm. Điều này 1 lần nữa khẳng định vai trò quan trọng của răng tiền hàm trên cung hàm.

Nếu không còn răng số 4, bạn có thể phải đối mặt với tình trạng phát âm khó khăn, không tròn vành rõ chữ làm cho sinh hoạt, giao tiếp thường ngày bị ảnh hưởng.

Định hình khuôn mặt

Tuy không nằm ở trung tâm cung hàm, nhưng người đối diện vẫn có thể nhìn thấy răng tiền hàm của bạn khi bạn nói chuyện hoặc cười đùa.

Ngoài 2 chức năng cơ bản là nhai cắn và hỗ trợ phát âm, răng tiền hàm còn hỗ trợ cố định các răng khác trên cung hàm, giữ cho các răng không bị xô lệch, định hình và giữ thẩm mỹ tốt cho khuôn mặt. 

Răng số 4 còn hỗ trợ định hình cấu trúc khuôn mặt, giúp cho gương mặt của bạn luôn hài hòa
Răng số 4 còn hỗ trợ định hình cấu trúc khuôn mặt, giúp cho gương mặt của bạn luôn hài hòa

Nhổ bỏ răng số 4 có nguy hiểm hay không?

Nhổ răng số 4 không hề nguy hiểm hay ảnh hưởng nếu được thực hiện ở những địa chỉ nha khoa uy tín. Thực tế răng số 4 là chiếc răng tương đối nhỏ, nằm ở vị trí không phức tạp. Khi thực hiện nhổ răng sẽ được gây tê nên không gây cảm giác đau đớn hay khó chịu.

Hơn hết các công nghệ nhổ răng hiện đại chuyên biệt, hoàn toàn không có xuất hiện ảnh hưởng hay biến chứng, các khách hàng thực hiện có thể an tâm.

Tuy nhiên, nếu nhổ răng số 4 tại những địa chỉ nha khoa không uy tín sẽ xuát hiện các ảnh hưởng như:

  • Chảy máu, nhiễm trùng máu cao
  • Gây đau đớn và ảnh hưởng đến các răng kế cận
  • Sức khỏe không đảm bảo, tác động đến chức năng ăn nhai toàn hàm

Trước khi nhổ răng số 4, nên lựa chọn những địa chỉ nha khoa uy tín để áp dụng các công nghệ an toàn. Từ đó có được kết quả nhổ răng như mong đợi.

Nhổ bỏ răng tiền hàm sẽ không nguy hiểm nếu bạn chọn nha khoa uy tín, đáng tin cậy
Nhổ bỏ răng tiền hàm sẽ không nguy hiểm nếu bạn chọn nha khoa uy tín, đáng tin cậy

>>>Tìm hiểu thêm thông tin: Bảng giá nhổ răng mới nhất hiện nay.

Những ảnh hưởng khi bị mất răng số 4

Với chức năng quan trọng, răng tiền hàm hỗ trợ bạn rất nhiều trong sinh hoạt và giao tiếp thường ngày. Nếu do tình huống ngoài ý muốn mà mất đi chiếc răng này, bạn sẽ phải đối mặt với các vấn đề sau đây:

  • Suy giảm khả năng ăn nhai

Răng hàm là nhóm răng nắm giữ vai trò chủ đạo trong việc cắn xé thức ăn. Vì vậy, nếu không còn răng số 4, chức năng ăn nhai của bạn sẽ giảm đi rõ rệt. Điều này gián tiếp làm ảnh hưởng hoạt động của hệ tiêu hóa, vì thức ăn không được nghiền nát kỹ trước khi đưa xuống dạ dày.

Thời gian càng lâu, bạn càng dễ mắc các bệnh như: Khó tiêu, đau bao tử, giảm khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng,…

  • Nguy cơ tiêu xương hàm

Bất cứ chiếc răng nào trên cung hàm mất đi, bạn cũng đều phải đối mặt với nguy cơ tiêu xương hàm. Vì vị trí bị mất răng không còn chịu lực ăn nhai nên dần bị tiêu biến.

Tình trạng này làm cho vùng má tương ứng bị chảy xệ, gương mặt xuất hiện nhiều nếp nhăn và già hơn tuổi thật rất nhiều.

  • Làm xô lệch các răng lân cận

Mất răng trong thời gian dài sẽ gây ra tình trạng xô lệch khớp cắn, vì các răng còn lại không còn điểm dựa, thường có xu hướng nghiêng về vị trí bị khuyết thiếu trên cung hàm.

Ngoài ra, chiếc răng ở hàm đối diện cũng sẽ bị trồi lên hoặc tụt xuống làm cho khớp cắn xáo trộn, mất cấu trúc hàm răng. Xô lệch răng không chỉ làm ảnh hưởng khả năng ăn nhai, mà thẩm mỹ gương mặt và khả năng phát âm cũng suy giảm.

  • Ảnh hưởng thẩm mỹ

Răng tiền hàm vẫn rất dễ lộ ra khi cười, vì vậy, mất đi chiếc răng này thì thẩm mỹ nụ cười của bạn sẽ giảm đi. Từ đó bạn trở nên tự ti trong khi giao tiếp, đời sống cũng vì vậy mà bị ảnh hưởng.

Nếu bị mất răng số 4, bạn sẽ phải đối mặt với nguy cơ tiêu xương hàm
Nếu bị mất răng số 4, bạn sẽ phải đối mặt với nguy cơ tiêu xương hàm

Giải đáp các thắc mắc xoay quanh răng số 4

Sau khi tìm hiểu những thông tin cơ bản về chiếc răng số 4, nhiều người đã đặt ra 1 số câu hỏi liên quan về chiếc răng này. Nha khoa Shark thấu hiểu, giải đáp các thắc mắc này chính là chìa khóa quan trọng để mọi người hiểu hơn về sức khỏe răng miệng của mình.

Vì vậy, bác sĩ tại nha khoa Shark đã đưa ra câu trả lời chính thức cho các thắc mắc thường gặp nhất về răng tiền hàm.

Trẻ mấy tuổi mọc răng số 4?

Khi trẻ đủ 1-1,5 tuổi sẽ bắt đầu mọc răng tiền hàm. Tuy nhiên, thời gian này chỉ mang tính chất tương đối, vì thời điểm mọc răng chính xác ở trẻ còn phụ thuộc vào cơ địa và điều kiện dinh dưỡng.

Ở một số trường hợp, trẻ có thể mọc răng mọc hơn 1 năm so với độ tuổi trung bình.

Nhổ răng số 4 có mọc lại không?

Sau khi nhổ, răng tiền hàm sẽ không thể mọc lại. Vì vậy, để không phải đối mặt với các biến chứng nguy hiểm nếu bị mất răng, bạn cần có chế độ chăm sóc răng miệng thật tốt.

Điều này sẽ giúp cho răng số 4 luôn khỏe mạnh, không bị mắc bệnh lý và không có nguy cơ gãy rụng. 

Răng tiền hàm sau khi nhổ đi sẽ không thể mọc lại được nữa
Răng tiền hàm sau khi nhổ đi sẽ không thể mọc lại được nữa

Hướng dẫn cách chăm sóc răng số 4 khoa học

Để chăm sóc răng số 4 thật tốt, bạn cần thực hiện theo các hướng dẫn sau đây:

  • Giữ thói quen đánh răng mỗi ngày 2 lần, mỗi lần đánh răng cần duy trì khoảng 2 phút.
  • Khi chải răng, bạn hãy di chuyển bàn chải theo chuyển động tròn hoặc chiều dọc, lưu ý làm sạch cả 3 mặt của răng. Tuyệt đối không chải răng theo chiều ngang, vì thói quen này sẽ làm mòn men răng.
  • Khi đánh răng, lưu ý làm sạch kỹ vùng giáp giữa răng và nướu.
  • Nên ưu tiên dùng bàn chải có lông mềm chải răng để không làm tổn thương mô mềm trong khoang miệng. Hãy thay bàn chải định kỳ 2-3 tháng/lần để tránh vi khuẩn tích tụ.
  • Sau mỗi lần sử dụng, bạn cần làm sạch bàn chải thật kỹ lưỡng.
  • Ngoài chải răng, bạn còn có thể tăng hiệu quả làm sạch răng bằng việc sử dụng chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước.
  • Quan trọng nhất, bạn hãy tuân thủ lịch khám răng định kỳ 1 năm 2 lần để theo dõi sức khỏe răng miệng thật sát sao. Nếu có vấn đề phát sinh, bạn có thể kịp thời xử lý.
Để bảo vệ sức khỏe răng miệng thật tốt, bạn cần có chế độ chăm sóc răng miệng thật khoa học
Để bảo vệ sức khỏe răng miệng thật tốt, bạn cần có chế độ chăm sóc răng miệng thật khoa học

Nha khoa Shark – Hệ thống nha khoa thẩm mỹ chuẩn quốc tế hàng đầu Việt Nam là địa chỉ đáng tin cậy để bạn đến thăm khám răng miệng định kỳ.

Nơi đây quy tụ đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao và trang thiết bị hiện đại, luôn sẵn sàng mang đến cho khách hàng các dịch vụ có chất lượng tốt nhất. Khi đến với nha khoa Shark, khách hàng có thể yên tâm hoàn toàn về kết quả điều trị của mình.

Thông qua những chia sẻ trong bài viết vừa rồi, nha khoa Shark đã cùng bạn tìm hiểu các thông tin cơ bản về chiếc răng số 4 trên cung hàm. Có thể thấy rằng, chiếc răng này nắm giữ vai trò rất quan trọng, cần phải được bảo vệ để sức khỏe răng miệng và toàn thân luôn ổn định. 

 

Đánh giá bài viết

Commentaire sur l'article

Soumettre un commentaire envoyer

CONNAISSANCES CONNEXES

Vidéos associées

vidéo de fond icône - jouer

Raisons de choisir Shark Dental

Bannière d'article 1

Raisons de choisir Shark Dental

Bannière de publication 1 Mo
Contacter le médecin

INSCRIVEZ-VOUS À LA CONSULTATION,
EXAMEN GRATUIT

Inscrivez-vous pour une consultation
Consultez maintenant
Prendre rendez-vous
1800 2069
Dental Tourism Process

X

PRENDRE RENDEZ-VOUS

Pour le meilleur service

PRENDRE RENDEZ-VOUS

X

CHOISISSEZ L'HEURE

Aujourd'hui, jour

  • 8:00
  • 8:30
  • 9:00
  • 9:30
  • 10:00
  • 10:30
  • 11:00
  • 11:30
  • 12:00
  • 12:30
  • 13:00
  • 13:30
  • 14:00
  • 14:30
  • 15:00
  • 15:30
  • 16:00
  • 16:30
  • 17:00
  • 17:30
  • 18:00
  • 18:30
  • 19:00
  • 19:30

FORMULAIRE DE RENDEZ-VOUS

Prendre rendez-vous

INSCRIVEZ-VOUS À LA CONSULTATION,
EXAMEN GRATUIT

Inscrivez-vous pour une consultation

X