- Mặc định
- Lớn hơn
Nhiều bạn băn khoăn về sơ đồ răng vĩnh viễn sẽ như thế nào, có bao nhiêu cái. Theo y khoa, sơ đồ răng được hình thành đúng tiêu chuẩn và đảm bảo tên gọi của từng răng. Những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn có được câu trả lời hoàn hảo.
Tìm hiểu về sơ đồ răng vĩnh viễn
Thông thường, sơ đồ răng vĩnh viễn của một người có 28 đến 32 cái. Trong đó có 8 răng cửa, 4 răng nanh, 8 răng hàm nhỏ và khoảng 8 đến 12 răng hàm lớn. Số thứ tự của răng cửa sẽ được đánh dấu từ 1 đến 8. Và 4 chiếc răng cửa sẽ được tính là đại diện cho 4 răng đầu tiên trên cung hàm. Răng cửa được gọi là răng số 1.
Số thứ tự của các răng sẽ được tính dựa theo vị trí răng cửa:
- Răng cửa chính giữa là răng số 1: răng này có một chân và nằm chính giữa cung hàm, có chức năng chính là cắn và xé thức ăn.
- Răng cửa tiếp theo gọi là răng số 2: Răng được nằm kế cận răng cửa chính, cũng có 1 chân răng và đem đến vai trò tương tự răng số 1.
- Răng nanh sẽ được gọi là răng số 3: Đây là chiếc răng nhọn, cấu trúc một chân.
- Răng số 4 và 5 sẽ là răng hàm nhỏ, chức năng cũng là cắn và xé các thức ăn.
- Răng số 6 sẽ là răng hàm thứ nhất: Đây là răng nắm giữ chức năng nhai chính trên cung hàm, thường sẽ có diện tích lớn để nghiền nát thức ăn.
- Răng số 7 là răng hàm thứ hai: Hỗ trợ răng số 6 nhai nát thức ăn.
- Răng số 8 là răng khôn: Răng khôn thường không đem lại chức năng gì, có thể mọc hoặc không mọc. Trường hợp răng mọc lệch gây ảnh hưởng có thể nhổ bỏ.
Lịch và thời gian mọc răng vĩnh viễn
Răng vĩnh viễn sẽ mọc theo quy trình với từng độ tuổi khác nhau. Thông thường sẽ
- 6- 7 tuổi: bắt đầu giai đoạn thay hai chiếc răng cửa giữa ở hàm dưới. 7 tuổi cũng là giai đoạn thay 2 chiếc răng cửa giữa ở hàm trên
- 7-8 tuổi: Thay 2 chiếc răng cửa ở hàm dưới. 8 tuổi cũng bắt đầu thay 2 răng cửa bên ở hàm trên.
- 9-10 tuổi: Bắt đầu thay 2 răng hàm số 4 ở hàm dưới
- 10-11 tuổi: Thay 2 răng nanh ở cung hàm dưới. 11 tuổi bắt đầu thay 2 răng hàm số 5 ở cung hàm trên.
- 11-12 tuổi: Tiếp tục thay 2 răng hàm số 4 ở hàm trên và 2 răng nanh ở hàm dưới.
- Khi 12 tuổi: Trẻ thay 2 răng hàm số 5 ở hàm dưới, kết thúc quá trình mọc răng vĩnh viễn.
Răng vĩnh viễn và răng sữa khác nhau như thế nào?
Tiêu chí so sánh | Răng sữa | Răng vĩnh viễn |
Số lượng răng | 20 răng sữa | 28 đến 32 chiếc |
Kích thước | Răng sữa nhỏ | Răng trưởng thành lớn |
Men và ngà răng | Men và ngà răng sữa mỏng, buồng tủy của răng sữa lại lớn | Men và ngà răng vĩnh viễn lớn |
Màu răng | Màu trắng đục vì răng sữa có ít thành phần vô cơ | Màu trắng trong và sáng hơn. |
Những dấu hiệu nhận biết răng vĩnh viễn có vấn đề
Để nhận biết được răng vĩnh viễn có vấn đề cũng như sớm đưa ra phương án khắc phục nhanh chóng, cần xem kỹ các dấu hiệu cụ thể.
Răng vĩnh viễn bị lung lay
Do những ảnh hưởng từ va đập, tác động bên ngoài, tuổi tác, thời kỳ mang thai hoặc quy trình niềng răng không đúng cách dẫn đến răng lung lay. Theo đó, cần chú ý bổ sung các thực phẩm như vitamin D, canxi và các khoáng chất để răng chắc khỏe.
Không thấy mầm răng vĩnh viễn
Nếu không thấy mầm răng vĩnh viễn có thể bắt nguồn từ nguyên nhân do gen di truyền hoặc bác sĩ nhổ nhầm răng. Nếu như không có mầm răng vĩnh viễn sẽ gây nên nhiều ảnh hưởng, làm thiếu răng trên cung hàm dẫn đến hiện tượng xô lệch.
Răng vĩnh viễn thâm đen
Nếu răng vĩnh viễn thâm đen bắt nguồn từ việc sâu răng nhẹ hoặc những tác động trong quá trình ăn uống. Nếu không có hương pháp cải thiện dễ dẫn đến những bệnh lý nặng hơn, ảnh hưởng đến tủy, gây hôi miệng.
Răng vĩnh viễn mọc lệch
Một số trường hợp khi răng sữa chưa rụng mà răng vĩnh viễn xuất hiện dẫn đến tình trạng mọc lệch. Hoặc cũng có thể cung hàm hẹp, răng vĩnh viễn to, mọc chen chúc và lệch lạc.
Hướng dẫn chăm sóc răng vĩnh viễn đúng cách
Sau khi nắm rõ sơ đồ răng vĩnh viễn, cần chú trọng tuân thủ những hướng dẫn chăm sóc răng đúng cách để duy trì sự chắc khỏe.
- Chú ý đánh răng thường xuyên, ít nhất 2-3 lần mỗi ngày. Thao tác đánh răng nhẹ, hạn chế những tác động và ảnh hưởng đến nướu.
- Dùng nước muối súc miệng mỗi ngày để giúp loại bỏ vi khuẩn và hỗ trợ hơi thở thơm mát.
- Sử dụng chỉ nha khoa và tăm nước vệ sinh răng, loại bỏ mảng bám thức ăn thay bằng dùng tăm xỉa.
- Thường xuyên chải lưỡi khi đánh răng để loại bỏ vi khuẩn xuất hiện.
- Hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc lá vì có thể gây ảnh hưởng xấu đến răng.
- Tăng cường uống nhiều nước, ăn nhiều hoa quả, rau xanh. Hạn chế ăn uống đồ quá ngọt hoặc nước uống có ga.
- Thăm khám nha khoa định kỳ ít nhất 3- 6 tháng/ lần để sớm phát hiện những ảnh hưởng bất thường trên răng.
Sau khi nắm rõ sơ đồ răng vĩnh viễn, tên gọi, các chức năng của răng. Tin chắc bạn đã hiểu hơn về cấu tạo cũng như nắm được bí quyết chăm sóc răng miệng đúng cách để có được nụ cười hoàn hảo. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, hãy nhanh chóng liên hệ với đội ngũ bác sĩ nha khoa Shark để được tư vấn, hỗ trợ tận tình.
Commentaire sur l'article