- Mặc định
- Lớn hơn
Trám răng là một trong những biện pháp phổ biến để khắc phục tình trạng răng sâu, răng hư hỏng. Tuy nhiên, không phải lúc nào bạn cũng có thể trám răng một cách an toàn và hiệu quả. Đặc biệt, đối với phụ nữ, việc trám răng lúc có kinh nguyệt có thể gặp phải nhiều rủi ro và khó khăn. Vậy phụ nữ trám răng lúc có kinh nguyệt có sao không? Có những điều gì bạn cần biết và lưu ý khi trám răng trong thời kỳ này? Hãy cùng Nha khoa Shark tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Trám răng lúc có kinh nguyệt có sao không?
Khi trám răng trong lúc đang có kinh nguyệt, bạn có thể bị đau đớn và chảy máu nhiều hơn bình thường. Ngoài ra, bạn còn xuất hiện thêm biểu hiện sưng nướu, nướu răng nhạy cảm và dễ bị tổn thương hơn. Do đó, bác sĩ không khuyến khích trám răng cho phụ nữ đang có kinh nguyệt.
Vì sao lúc có kinh nguyệt làm ảnh hưởng sức khỏe răng miệng?
Kinh nguyệt hoàn toàn có thể là yếu tố làm cho sức khỏe răng miệng của phụ nữ bị ảnh hưởng. Nguyên nhân là do thời kỳ kinh nguyệt làm lượng Hormone trong cơ thể thay đổi, đặc biệt là Progesterone và Estrogen khiến nướu răng dễ bị tổn thương, viêm nhiễm và sưng đau.
Ngoài ra, lượng Hormone thay đổi trong những ngày trước khi có kinh nguyệt cũng chính là điều kiện để vi khuẩn trong khoang miệng phát triển. Trong thời gian này, ngay cả những tác động nhẹ cũng có thể làm cho nướu răng bị tổn thương. Mặt khác, ngày có kinh nguyệt cũng làm cho quá trình thăm khám, chẩn đoán bệnh lý của bác sĩ không được chuẩn xác.
Vì răng miệng của phụ nữ rất nhạy cảm khi có kinh nguyệt, nên bác sĩ khuyến nghị không thực hiện các thủ thuật nha khoa như lấy tủy hay trám răng.
Phụ nữ nên trám răng khi nào?
Để không phải băn khoăn quá nhiều về vấn đề trám răng lúc có kinh nguyệt có sao không, bạn chỉ nên trám răng sau khi chu kỳ kinh nguyệt đã kết thúc. Khi cơ thể quay trở lại ở trạng thái bình thường, sức khỏe nướu răng cũng ổn định và ít bị nhạy cảm hơn, nhờ đó trám răng cũng an toàn hơn.
Khi có kinh nguyệt, cơ thể của người phụ nữ vốn dĩ đã mệt mỏi và khó chịu, 1 số người còn bị đau bụng kinh, nên trám răng rất dễ bị chảy máu. Điều này không chỉ làm ảnh hưởng đến sức khỏe, mà còn tác động đến tinh thần, làm phụ nữ dễ bị cáu gắt, cơ thể thiếu sức sống. Vì vậy, đây là thời điểm không nên trám răng hay thực hiện bất kì thủ thuật nha khoa nào.
Bác sĩ khuyến nghị nên trám răng vào buổi sáng hoặc buổi trưa, vì đây là khung giờ cơ thể có tâm lý và sức khỏe ổn định. Trong trường hợp gặp vấn đề phát sinh, bạn cần đến nha khoa thăm khám càng sớm càng tốt, tránh khám răng quá trễ vào lúc nửa đêm.
Đăng ký ngay để nhận ưu đãi trám răng hấp dẫn nhất!
Những lưu ý quan trọng sau khi trám răng cho phụ nữ
Với những thông tin vừa rồi, bạn đã có được lời giải đáp cụ thể cho vấn đề trám răng lúc có kinh nguyệt có sao hay không. Ngay sau đây, Nha khoa Shark sẽ hướng dẫn cho các chị em cách chăm sóc răng miệng đúng chuẩn sau khi trám răng.
- Đánh răng thường xuyên và đúng cách
Sau khi trám răng, bạn không nên đánh răng trong vòng 24 giờ đầu tiên, vì đây là khoảng thời gian để miếng trám răng ổn định và cứng chắc hơn. Sau khi miếng trám đã chắc chắn, bạn có thể bắt đầu vệ sinh răng miệng như thường ngày. Mỗi ngày hãy đánh răng ít nhất 2 lần, dùng lực chải nhẹ nhàng ở răng vừa được trám.
- Vệ sinh lưỡi kỹ càng
Vệ sinh lưỡi là bước làm sạch khoang miệng rất quan trọng mà nhiều chị em thường bỏ qua. Có rất nhiều vi khuẩn tích tụ trên lưỡi gây khó chịu và hôi miệng, nên bạn cần làm sạch lưỡi bằng dụng cụ chuyên dụng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe răng miệng, nhất là trong thời kỳ kinh nguyệt.
- Lựa chọn kem đánh răng thích hợp
Để không làm bong tróc miếng trám răng, bạn cần sử dụng loại kem đánh răng thích hợp thông qua sự tư vấn của bác sĩ. Theo đó, bạn cần dùng kem đánh răng có chứa hàm lượng Fluor thích hợp để tăng hiệu quả làm sạch và bảo vệ răng miệng, hạn chế tình trạng hơi thở có mùi hôi.
- Sử dụng chỉ nha khoa và máy tăm nước
Dùng tăm rất dễ làm cho miếng trám răng bị vỡ, bong tróc, vì vậy bạn nên chuyển sang dùng chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước để làm sạch kẽ răng. Đây là các dụng cụ hỗ trợ làm sạch răng miệng tốt, không làm kích ứng nướu răng hoặc ảnh hưởng miếng trám răng.
- Thăm khám nha khoa đúng định kỳ
Răng sau khi trám cần được tái khám định kỳ 6 tháng/lần để bác sĩ kiểm tra. Nếu có bất kỳ vấn đề bất thường nào, bác sĩ sẽ kịp thời phát hiện và điều trị.
- Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý
Sau khi trám răng, bạn cần xây dựng chế độ ăn uống hợp lý để rút ngắn thời gian lành thương cũng như ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm. Các món ăn như: Cháo, súp, sữa,… được bác sĩ khuyến khích sử dụng, cả trong thời kỳ kinh nguyệt hoặc sau khi hết kinh nguyệt.
Trong bài viết vừa rồi, câu hỏi trám răng lúc có kinh nguyệt có sao không đã được nha khoa Shark giải đáp chi tiết và cặn kẽ. Hy vọng đây là những thông tin hữu ích, tạo cơ sở tốt để bạn chăm sóc sức khỏe răng miệng và sức khỏe tổng thể tốt hơn. Nếu bạn còn có những câu hỏi khác cần được giải đáp, hãy liên hệ với nha khoa Shark để được bác sĩ thăm khám và tư vấn. Đây cũng là đơn vị trám răng an toàn, được đông đảo khách hàng trong và ngoài nước tin tưởng, lựa chọn. Với sứ mệnh “Hơn cả nụ cười”, nha khoa Shark luôn sẵn sàng đồng hành cùng bạn.
Commentaire sur l'article