- Mặc định
- Lớn hơn
Hiện nay, có đa dạng phương pháp trám răng trên thị trường. Trám răng tạm thời đóng vai trò bảo vệ răng trong thời gian chờ đợi khi chuẩn bị cho việc trám răng vĩnh viễn.
Vậy quy trình này diễn ra như thế nào? Vật liệu thường để sử dụng là gì? Nếu bạn có thắc mắc về trám răng tạm thời, bài viết dưới đây từ Nha khoa Shark sẽ cung cấp thông tin giải đáp chi tiết.
Khái niệm về trám răng tạm thời
Hiểu đơn giản thì trám răng tạm thời là cách bác sĩ dùng miếng trám để tạm bịt kín lỗ sâu hay vị trí răng bị hư hỏng. Kỹ thuật này được thực hiện khi chờ đến thời điểm răng được trám vĩnh viễn. Miếng trám này sẽ tạo thành rào cản giúp ngăn vi khuẩn không thể xâm nhập vào bên trong răng để gây hại.
Lý do gọi kỹ thuật trám này là tạm thời vì chỉ có thể duy trì được một thời gian ngắn. Thông thường, miếng trám tạm thời này sẽ tồn tại được khoảng vài tuần.
Khác với trám răng vĩnh viễn thì miếng trám tạm thời sẽ có màu sắc nhạt hơn so với màu răng tự nhiên. Điều này sẽ giúp bác sĩ dễ dàng tìm đúng vị trí của miếng trám để thực hiện trám răng vĩnh viễn.
Các trường hợp nào nên trám răng tạm thời?
Kỹ thuật trám răng này được bác sĩ khuyến khích trong các trường hợp khẩn cấp dưới đây. Cách này sẽ giúp bảo vệ và duy trì chức năng của răng trong thời gian chờ chẩn đoán hay thực hiện kỹ thuật điều trị tốt hơn.
Mòn răng
Men răng ở phần cổ chân răng bị bào mòn vì các lý do như: cắn đồ vật cứng, nhai đá, uống đồ có gas,… Điều này làm cho lớp ngà răng bị lộ ra ngoài. Khi mòn men răng sẽ dễ dẫn đến tình trạng ê buốt thường xuyên. Răng cũng nhạy cảm hơn khi ăn đồ lạnh hay nóng.
Sâu răng
Khi răng bị sâu thì việc trám răng là điều cần thiết. Bác sĩ sẽ làm sạch ổ sâu và trám tạm thời để ngăn ngừa sự tấn công của vi khuẩn vào vị trí sâu. Cách này cũng giúp ngăn ngừa sâu răng lan rộng ra các vị trí khác.
Răng bị mẻ, nứt, vỡ
Một số tai nạn có thể làm cho răng bị vỡ, sứt mẻ hay nứt. Khi đó, việc trám răng tạm thời sẽ giúp hình dáng của răng được tái tạo như trước. Chức năng ăn nhai sẽ tạm phục hồi nhanh chóng.
Các khiếm khuyết trên răng
Nhiều người gặp tình trạng răng đổi màu, răng quá thưa,… kỹ thuật trám tạm thời có thể khắc phục khuyết điểm này trong thời gian ngắn. Bạn có thể tự tin khi giao tiếp để chờ thực hiện các kỹ thuật nha khoa phục hình răng thẩm mỹ hơn.
Các vật liệu trám răng tạm thời phổ biến hiện nay
Đặc điểm của vật liệu dùng để trám tạm thời là mềm và lấy ra khỏi răng 1 cách dễ dàng vì chúng không thể dùng lâu dài. Hiện nay, các nha khoa thường lựa chọn những vật liệu dưới đây để thực hiện trám răng tạm thời hiệu quả nhất.
Xi măng Silicat
Vật liệu này được dùng rất phổ biến trong kỹ thuật trám tạm thời cho răng. Xi măng Silicat có màu sắc khá giống so với răng tự nhiên. Ngoài ra, trong xi măng trám răng còn chứa Flour giúp ngăn ngừa sâu răng. Xi măng Silicat có tính ưa nước và dễ dàng trám vào mọi vị trí răng.
Đây là lựa chọn hàng đầu khi trám các răng trẻ em không chịu hợp tác hay răng ở vị trí khó cách ly với nước bọt như răng hàm chẳng hạn.
Amalgam
Vật liệu này có sự kết hợp bởi nhiều kim loại khác nhau như: kẽm, thủy ngân, bạc,… Amalgam có nhiều ưu điểm như: chịu lực tốt, dễ sử dụng,…
Đây là vật liệu được ưa chuộng để trám tạm thời cho các lỗ răng lớn hay răng bị tổn thương chuyên đảm nhận vị trí ăn nhai.
Tuy nhiên, trám răng bằng Amalgam có thẩm mỹ không cao nên thường được dùng ở vị trí trong hàm để che khuất tầm nhìn. Ngoài ra, đặc tính của vật liệu này là có khả năng dẫn nhiệt và dẫn điện.
Do đó, sử dụng Amalgam để trám răng có thể ảnh hưởng đến hiệu quả cảm nhận mùi vị thức ăn.
Cavit
Vật liệu này được dùng nhiều khi trám răng tạm thời. Cavit có các ưu điểm nổi bật như: giữ được độ cứng khi tiếp xúc trực tiếp với nước, thời gian trám nhanh và có độ bám khá tốt. Tuy nhiên, Cavit có thể gây kích ứng với da hay hệ hô hấp nếu cơ địa người cần trám răng có độ nhạy cảm cao.
Ionomer thủy tinh
Đây còn được gọi là chất phục hồi trung gian. Ionomer thủy tinh có độ mềm và dẻo với khả năng bám khá chắc. Vật liệu này có thể giữ vị trí cần trám trong vài tuần đến vài tháng.
Trám răng tạm thời để làm gì?
Nhiều người thắc mắc vì sao phải trám răng tạm thời mà không phải trám vĩnh viễn? Với các trường hợp khẩn cấp dưới đây thì kỹ thuật trám răng này sẽ được lựa chọn nhiều hơn.
Kiểm soát răng đã bị hỏng
Nếu miếng trám trên răng của bạn bị bong ra hay nứt hay răng bị sâu nhẹ thì bạn cần trám để phục hồi chức năng của răng. Nhưng nếu bạn phải điều trị gấp hay chỉ muốn khám tạm thời và chờ đến khi gặp bác sĩ điều trị quen của mình mới điều trị thì sao? Giải pháp tốt nhất là dùng miếng trám tạm thời để ‘chống cháy” trong thời gian ngắn trước mắt.
Chờ tạo hình răng sứ
Hiện nay, răng sứ được xem là giải pháp để bảo vệ răng thật khi hư hỏng nặng hay bị nứt, vỡ, sâu,… Nhưng quá trình tạo hình răng sứ sẽ cần một thời gian khoảng 1 tuần. Để bảo vệ răng trong thời gian răng sứ hoàn thành thì dùng miếng trám tạm thời sẽ là lựa chọn tốt nhất. Khoảng trống trên răng sẽ được lấp đầy, tránh ảnh hưởng đến tủy, mạch máu hay dây thần kinh ở trong răng.
Bảo vệ răng khi chờ kết quả theo dõi, chẩn đoán của bác sĩ
Nhiều trường hợp bị viêm tủy chân răng dẫn đến mô và dây thần kinh của răng bị viêm. Nhưng bác sĩ sẽ cần thời gian để đánh giá phản ứng của răng trước khi đưa ra hướng điều trị chính xác, hiệu quả nhất.
Trong thời gian chờ chẩn đoán, trám răng tạm thời sẽ được xem là giải pháp lý tưởng nhất. Cách này sẽ ngăn ngừa tình trạng viêm tủy chân răng trở nên nghiêm trọng hơn.
Nếu quá trình theo dõi bác sĩ nhận thấy bệnh viêm tủy răng đã thuyên giảm, miếng trám tạm thời sẽ được gỡ bỏ để trám răng vĩnh viễn.
Nếu bệnh trở nặng hơn, bác sĩ cần phải thực hiện các thủ thuật điều trị tủy khác. Khi tủy lành mới có thể trám vĩnh viễn.
Thông tin cần biết về kỹ thuật trám răng tạm thời
Rất nhiều người vẫn còn băn khoăn khi nghe trám răng tạm thời. Đây mặc dù là kỹ thuật nha khoa không mới nhưng không phải ai cũng biết hay hiểu rõ. Dưới đây là 1 vài giải đáp để bạn hiểu về phương pháp phục hình răng tạm thời này.
Lý do miếng trám răng chỉ có thể dùng tạm thời
Sở dĩ, kỹ thuật này dùng từ “tạm thời” là bởi miếng trám chỉ dùng được khoảng 1 vài tuần sẽ lỏng và bung ra hay bị hư hại. Điều này xuất phát từ chất liệu dùng để trám răng không giống với kỹ thuật trám vĩnh viễn. Khả năng chịu lực của miếng trám tạm thời không cao. Khả năng chịu lực hay chịu nước cũng không tốt như các vật liệu trám răng vĩnh viễn.
Tác dụng phụ có thể xảy ra khi trám răng tạm thời
Có một số tác dụng phụ sẽ xuất hiện khi dùng miếng trám tạm thời trên răng như:
- Để gỡ bỏ các miếng trám răng tạm thời, bác sĩ sẽ dùng tới mũi khoan chuyên dụng trong nha khoa. Quá trình này có thể gây cảm giác ê buốt.
- Răng có thể sẽ đau nhẹ sau khi hết thuốc tê.
- Ngoài ra, sau khi trám tạm thời, nếu bạn không đến nha khoa để trám vĩnh viễn, miếng trám này sẽ hư hỏng trong thời gian ngắn. Khoảng trống trên răng cũng lộ ra, vi khuẩn sẽ xâm nhập gây nhiễm trùng hay sâu răng,…
- Một số trường hợp do cơ địa nên nhiều người khi dùng miếng trám tạm thời sẽ bị dị ứng. Các biểu hiện phổ biến nhất ở quanh miệng như: phát ban, ngứa, sưng,…
Cách giảm đau sau khi răng sử dụng miếng trám tạm thời
Nhiều trường hợp trám răng tạm thời có cảm giác đau nhẹ khi hết thuốc tê. Đa số sẽ được bác sĩ kê thêm thuốc giảm đau để giảm cảm giác khó chịu. Tuy nhiên, nếu cảm giác đau không giảm hay có dấu hiệu bất thường thì bạn cần đến gặp bác sĩ sớm. Điều này sẽ tránh được những ảnh hưởng tới sức khỏe khi răng được trám tạm thời.
Một vài lưu ý chăm sóc răng sau khi trám tạm thời
Sau khi trám răng tạm thời, bạn cần chú ý cách chăm sóc, sinh hoạt và ăn uống. Điều này quyết định trực tiếp tới tuổi thọ của miếng trám và sức khỏe răng miệng. Cụ thể như sau:
- Sau khi trám răng khoảng 2 giờ đầu, bạn nên tránh ăn uống để không làm ảnh hưởng đến khả năng đông đặc và độ bám của miếng trám.
- Sau khi trám răng bằng miếng tạm thời khoảng 1 – 2 ngày đầu, bạn chỉ nên ăn các đồ mềm, lỏng như: súp, cháo,… Bạn cần hạn chế các đồ dai, cứng như: kẹo dẻo, nhai đá, kẹo cứng,… Điều này sẽ tránh tạo áp lực gây nứt, vỡ miếng trám.
- Không nên dùng lưỡi để tác động liên tục lên miếng trám tạm thời. Bởi điều này sẽ dễ làm miếng trám bị bong tróc ra.
- Hạn chế ăn những thực phẩm có nhiệt quá nóng hay lạnh trong thời gian chờ miếng trám đông đặc.
- Hạn chế ăn hay uống các thực phẩm nhiều đường như: nước ngọt, kẹo, bánh,…
- Đánh răng với bàn chải mềm và dùng thêm chỉ nha khoa hoặc tăm nước để làm sạch răng hiệu quả hơn.
- Tái khám theo lịch để bác sĩ kiểm tra tình trạng miếng trám tạm thời, có phương án để trám răng vĩnh viễn hiệu quả nhất.
Có thể thấy, trám răng tạm thời là kỹ thuật nha khoa có nhiều công dụng đối với sức khỏe răng miệng. Mặc dù đây là thao tác đơn giản nhưng để tránh các biến chứng sau khi trám, bạn hãy liên hệ Nha khoa Shark. Chúng tôi đảm bảo hỗ trợ trám răng nhanh, an toàn với vật liệu đạt chuẩn. Đặc biệt, quy trình khám và trám răng được thực hiện chuyên nghiệp, đảm bảo nhẹ nhàng, không biến chứng với chi phí hấp dẫn nhất. Với sứ mệnh “Hơn cả nụ cười”, nha khoa Shark luôn sẵn sàng đồng hành cùng với bạn.
Commentaire sur l'article