Bật mí bí quyết uống trà không bị vàng răng mà bạn nên biết

Uống trà có bị vàng răng không? Cách hạn chế vàng răng khi uống trà

Inscrivez-vous pour une consultation
Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn

Trà là 1 trong những loại thức uống rất được ưa chuộng, tuy nhiên, nhiều người lại băn khoăn không biết uống trà có bị vàng răng không. Với những người thường xuyên uống trà, màu răng của họ không được trắng sáng.

Như vậy, thực hư của vấn đề này là như thế nào? Hãy cùng chuyên mục Kiến thức làm trắng răng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

Uống trà có bị vàng răng không

Uống trà có bị vàng răng không?

Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, uống trà có thể gây vàng răng. Những người có thói quen thường xuyên uống trà có men răng dễ bị bào mòn hơn 90% so với những người không uống trà.

Tùy theo tần suất uống trà và độ đậm đặc của trà mà men răng của bạn có thể bị vàng nhiều hoặc ít. Vì vậy, uống trà càng nhiều, tỷ lệ bị vàng răng càng cao.

Uống trà bị vàng răng là tình trạng thường xảy ra nhất ở tuổi trung niên, vì đây là độ tuổi răng miệng đang dần lão hóa. Đặc biệt, thành phần Tanin có trong trà có khả năng làm ố vàng răng cao hơn cả cà phê.

Uống trà có thể làm cho màu răng ố vàng
Uống trà có thể làm cho màu răng ố vàng

Vì sao uống trà lại bị vàng răng?

Trong trà có chứa nhiều thành phần như: Tanin, Chromogenes, Axit, Flavonoid,… là những tác nhân chính làm cho hàm răng của bạn bị ố vàng, xỉn màu.

Men răng của con người rất dễ hấp thụ các chất như Tanin hoặc đường. Nếu bạn không làm sạch răng kỹ lưỡng, những chất này sẽ bám vào lỗ li ti trên bề mặt răng hoặc đường vân răng, làm biến đổi màu răng.

Đặc biệt, Tanin còn có thể kết hợp với Protein hoặc Carbohydrate và dẫn đến nguy cơ sâu răng, Flavonoid làm tăng tốc độ diễn ra quá trình Oxy hóa.

Tất cả yếu tố này vô tình tạo điều kiện cho các tác nhân gây ố vàng tấn công vào thân răng, làm màu răng bị biến đổi kém thẩm mỹ.

Ngoài ra, Tanin có trong trà còn có thể làm thay đổi nồng độ pH vốn có trong khoang miệng, tăng nguy cơ mài mòn men răng, gây vàng răng.

Các thành phần Tanin, Chromogenes, Axit, Flavonoid,... có trong trà là tác nhân chính gây vàng răng
Các thành phần Tanin, Chromogenes, Axit, Flavonoid,… có trong trà là tác nhân chính gây vàng răng

Cách hạn chế vàng răng khi uống trà

Để hạn chế vàng răng khi uống trà, không nhất thiết bạn phải hạn chế thói quen dùng loại thức uống yêu thích. Thay vào đó, bạn có thể áp dụng cách uống trà khoa học hơn:

  • Pha trà loãng hơn để giảm hàm lượng Tanin bám trên răng.
  • Có uống trà cùng 1 ít sữa để giảm sự ảnh hưởng của Tanin và Axit lên men răng.
  • Uống trà bằng ống hút để hạn chế diện tích tiếp xúc giữa trà và bề mặt răng.
  • Không nên ngậm trà trong miệng quá lâu, vì thói quen này vô tình tạo điều kiện cho Tanin và Axit có trong trà tiếp xúc với men răng, làm vàng răng nhanh chóng hơn.
  • Bạn nên uống nước lọc sau khi uống trà để khoang miệng được sạch sẽ, giảm hàm lượng Tanin tồn đọng trên men răng.
Bạn nên uống nước lọc sau khi uống trà để làm sạch khoang miệng, giảm lượng Tanin tồn đọng trên thân răng
Bạn nên uống nước lọc sau khi uống trà để làm sạch khoang miệng, giảm lượng Tanin tồn đọng trên thân răng

Bên cạnh cách uống trà khoa học, chăm sóc răng miệng thường xuyên cũng là cách hạn chế vàng răng khi uống trà rất hiệu quả. Tất cả những gì bạn cần làm là: 

  • Đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày bằng kem đánh răng có chứa hàm lượng Fluor thích hợp để làm sạch khoang miệng. Việc làm này không chỉ cải thiện màu răng ố vàng, mà còn tăng cường sự chắc khỏe của răng và nướu.
  • Tập thói quen dùng chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước để tăng hiệu quả làm sạch răng miệng, loại bỏ mảng bám tích tụ và vi khuẩn hình thành.
  • Bạn nên thăm khám nha khoa thường xuyên, ít nhất 3-6 tháng 1 lần để lấy cao răng định kỳ, bảo vệ sức khỏe răng miệng dài lâu.

Uống trà bị vàng răng thì phải làm thế nào?

Khi bị vàng răng, dù là do uống trà hay bất kỳ nguyên nhân nào khác, bạn đều cần cải thiện màu răng bằng phương pháp thích hợp để nâng cao thẩm mỹ nụ cười. Nhìn chung, bị vàng răng do uống trà có thể làm trắng lại tương đối dễ dàng.

  • Trong trường hợp răng xỉn màu nhẹ, bạn có thể tự làm trắng răng tại nhà bằng cách sử dụng Baking Soda, chanh, muối, nha đam,… Đây là những nguyên liệu lành tính và có tác dụng tẩy trắng răng nếu được sử dụng đúng cách. Tuy nhiên, cách thức này cần kiên trì thực hiện trong thời gian dài để đạt được hiệu quả như mong muốn.
  • Trong trường hợp răng xỉn màu nặng, bạn cần áp dụng các biện pháp tẩy trắng răng mạnh hơn: Tẩy trắng răng bằng máng tại nhà hoặc blanchiment des dents tại nha khoa.
  • Trong trường hợp răng xỉn màu nghiêm trọng do nhiễm kháng sinh hoặc Tetracycline, tẩy trắng răng sẽ không mang lại hiệu quả. Thay vào đó, bạn cần dán sứ Veneer hoặc bọc răng sứ để cải thiện màu sắc ở men răng.
Tẩy trắng răng tại nha khoa là giải pháp cải thiện màu răng ố vàng hiệu quả
Tẩy trắng răng tại nha khoa là giải pháp cải thiện màu răng ố vàng hiệu quả

So với cách tẩy trắng răng tại nhà, tẩy trắng răng tại nha khoa sẽ mang đến hiệu quả tốt hơn. Toàn bộ quy trình tẩy trắng răng chỉ khoảng 60 phút, bạn sẽ nhanh chóng sở hữu được hàm răng trắng sáng nổi bật.

Tẩy trắng răng tại nha khoa uy tín hoàn toàn không gây xâm lấn hoặc gây hại cho men răng.

Với những thông tin vừa chia sẻ, nha khoa Shark đã giúp bạn giải đáp thắc mắc uống trà có bị vàng răng không. Hy vọng thông qua bài viết, chúng tôi đã giúp bạn biết cách hạn chế tình trạng vàng răng khi uống trà. Với mọi thắc mắc khác cần được giải đáp, bạn đừng ngần ngại mà hãy liên hệ với nha khoa Shark để được tư vấn và hỗ trợ hoàn toàn miễn phí. Chúng tôi luôn sẵn sàng đồng hành cùng nụ cười của bạn.

 

5/5 - (2 votes)

Commentaire sur l'article

Soumettre un commentaire envoyer

CONNAISSANCES CONNEXES

Vidéos associées

vidéo de fond icône - jouer

Raisons de choisir Shark Dental

Bannière d'article 1

Raisons de choisir Shark Dental

Bannière de publication 1 Mo
Contacter le médecin

INSCRIVEZ-VOUS À LA CONSULTATION,
EXAMEN GRATUIT

Inscrivez-vous pour une consultation
Consultez maintenant
Prendre rendez-vous
1800 2069
Dental Tourism Process

X

PRENDRE RENDEZ-VOUS

Pour le meilleur service

PRENDRE RENDEZ-VOUS

X

CHOISISSEZ L'HEURE

Aujourd'hui, jour

  • 8:00
  • 8:30
  • 9:00
  • 9:30
  • 10:00
  • 10:30
  • 11:00
  • 11:30
  • 12:00
  • 12:30
  • 13:00
  • 13:30
  • 14:00
  • 14:30
  • 15:00
  • 15:30
  • 16:00
  • 16:30
  • 17:00
  • 17:30
  • 18:00
  • 18:30
  • 19:00
  • 19:30

FORMULAIRE DE RENDEZ-VOUS

Prendre rendez-vous

INSCRIVEZ-VOUS À LA CONSULTATION,
EXAMEN GRATUIT

Inscrivez-vous pour une consultation

X