Trẻ nghiến răng thiếu chất gì? Mẹ cần lưu ý bổ sung cho bé

Trẻ nghiến răng thiếu chất gì? Mẹ cần lưu ý bổ sung cho bé

상담을 신청하세요
글꼴 크기
  • 기본
  • 더 크게

Sự phát triển của hàm răng là một phần quan trọng trong giai đoạn phát triển của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nghiến răng khi ngủ có thể là một dấu hiệu đáng lo ngại, và có thể cho thấy thiếu hụt một số chất dinh dưỡng quan trọng.

Trong trường hợp này, việc cung cấp đầy đủ các chất cần thiết là một phương pháp quan trọng để đảm bảo sự phát triển và bảo vệ sức khỏe của hàm răng của trẻ.

Vậy trẻ nghiến răng khi ngủ là thiếu chất gì? Cùng 상어치과 tìm hiểu chi tiết tại đây.

Trẻ nghiến răng thiếu chất gì?

Trẻ nghiến răng khi ngủ có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó một nguyên nhân phổ biến có thể là thiếu canxi và các khoáng chất cần thiết cho sự phát triển và duy trì của hàm răng.

Thiếu canxi có thể ảnh hưởng đến cấu trúc và sức mạnh của răng, gây ra hiện tượng nghiến răng không kiểm soát.

Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khác như căng thẳng, lo âu, hoặc các vấn đề về hệ thần kinh có thể góp phần vào tình trạng nghiến răng khi ngủ của trẻ.

Để xác định nguyên nhân cụ thể và đưa ra biện pháp giải quyết, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia nha khoa.

Thiếu Canxi

Đối với trẻ em, khi được cung cấp đủ canxi, bé sẽ cao lớn, khỏe mạnh và có sức đề kháng lớn. Tuy nhiên, nếu cơ thể bé thiếu canxi thì sẽ trở nên còi xương và răng có chất lượng không tốt.

Để duy trì nồng độ canxi trong máu, cơ thể sẽ lấy từ răng và xương, do đó, hiện tượng nghiến răng của trẻ hình thành. Đây được coi là một cơ chế tự nhiên giúp trẻ đối phó với những tình trạng tiêu cực.

Trong quá trình nuôi con, nếu các mẹ thấy bé có chứng nghiến răng khi ngủ kèm theo việc chậm lớn thì cần xem xét và bổ sung thêm canxi cho con.

Thiếu Vitamin D3 và K2

Ngoài canxi, trẻ nghiến răng khi ngủ thiếu chất gì?

Bên cạnh canxi thì vitamin D3 và K2 cũng giữ vai trò quan trọng trong việc vận chuyển canxi vào răng và xương.

Hai chất này tạo ra protein Osteocalcin – đóng vai trò như chiếc xe vận chuyển canxi vào trong xương. Do đó, thiếu 2 chất này thì canxi không thể đến đúng vị trí cần hấp thụ.

Từ đó, răng bị thiếu canxi và không phát triển tốt như bình thường. Lúc này, hiện tượng nghiến răng khi ngủ ở trẻ xuất hiện.

Canxi, Vitamin D3 và K2 là những chất quan trọng ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng. Các mẹ cần theo dõi quá trình trưởng thành của bé để kịp thời bổ sung nếu có dấu hiệu thiếu những chất này.

Một số nguyên nhân khác khiến trẻ nghiến răng khi ngủ

Ngoài tìm hiểu trẻ nghiến răng thiếu chất gì thì bố mẹ cần tìm hiểu xem còn nguyên nhân nào khác không? Trên thực tế, tật nghiến răng ở trẻ còn do rất nhiều nguyên nhân khác nữa, cụ thể như:

  • Trường hợp trẻ đang mọc răng

Khi mọc răng, trẻ thường có biểu hiện khó chịu và đau nhức. Lúc này, việc nghiến răng giống như một cơ chế tự nhiên giúp bé giảm đau và thoải mái hơn, tình trạng nghiến răng sẽ hết khi răng mọc hết.

Khi mọc răng thường có cảm giác khó chịu, do đó bé sẽ nghiến răng để thoải mái hơn
Khi mọc răng thường có cảm giác khó chịu, do đó bé sẽ nghiến răng để thoải mái hơn
  • Khớp cắn bị lệch

Đây là một nguyên nhân quan trọng mà bố mẹ cần quan tâm. Khi bị lệch khớp cắn, bé thường cảm thấy khó chịu răng. Do đó, bé sẽ nghiến răng để dễ chịu hơn, giảm cảm giác đau nhức.

  • Trẻ bị nhiễm giun kim

Giun kim là loại ký sinh trùng nguy hiểm, có khả năng sản sinh độc tố xâm nhập vào cơ thể. Loại độc tố này gây lo lắng và căng thẳng cho bé, từ đó dẫn đến tình trạng nghiến răng trong vô thức.

  • Dị ứng

Khi bị dị ứng, trẻ cảm thấy khó chịu, bứt rứt trong người. Lúc này, theo phản xạ tự nhiên, bé sẽ nghiến răng trong lúc ngủ để giúp thoải mái hơn.

  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc

Nếu bé đang điều trị thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần, sẽ rất gây ra tác dụng phụ, và tình trạng nghiến răng là một hiện tượng phổ biến.

Nếu bé đang dùng thuốc an thần, trầm cảm thì có thể gây tác dụng phụ như nghiến răng khi ngủ
Nếu bé đang dùng thuốc an thần, trầm cảm thì có thể gây tác dụng phụ như nghiến răng khi ngủ

Từ đó, có thể thấy, không chỉ trẻ nghiến răng khi ngủ thiếu chất gì mà còn do rất nhiều nguyên nhân khác nữa. Do đó, các mẹ cần nắm bắt rõ những nguyên nhân này để có biện pháp điều trị và phòng ngừa cho bé.

Hậu quả của việc trẻ nghiến răng khi ngủ

Khi trẻ bị nghiến răng khi ngủ trong thời gian dài không được điều trị, sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe răng miệng.

  • Ê buốt răng: Tần suất nghiến răng xảy ra liên tục trong nhiều tháng, nhiều năm sẽ làm mòn lớp men răng. Khi lớp men răng mỏng, trẻ sẽ dễ nhảy cảm với những đồ ăn quá nóng, quá lạnh. Thậm chí còn tăng nguy cơ mắc bệnh sâu răng, viêm tủy, nguy hiểm hơn là gãy răng.
  • Mỏi cơ hàm: Ban đêm là thời gian cơ hàm và mọi bộ phận trong cơ thể cần được nghỉ ngơi. Nhưng trẻ nghiến răng khi ngủ sẽ khiến cơ hàm phải làm việc liên tục. Do đó, mỗi buổi sáng thức dậy, bé thường đau hàm, sắc mặt kém và kèm theo tình trạng biếng ăn.
  • Đau nhức vùng thái dương: Tình trạng nghiến răng kéo dài sẽ làm tăng nguy cơ đau vùng thái dương. Ngoài đau nhức vùng thái dương còn đi kèm theo những hiện tượng đau tai, đau đầu, đau vai gáy, mệt mỏi,…
Nghiến răng lâu ngày không được điều trị sẽ gây đau nhức vùng thái dương, khiến bé mệt mỏi
Nghiến răng lâu ngày không được điều trị sẽ gây đau nhức vùng thái dương, khiến bé mệt mỏi

Khi bé bị nghiến răng thường xuyên trong thời gian dài sẽ làm cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi, có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng. Mẹ cần tìm biện pháp chữa trị để không ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của bé.

>>> Xem ngay: Những cách chữa nghiến răng khi ngủ dân gian hiệu quả nhất

Biện pháp khắc phục tình trạng nghiến răng khi ngủ ở trẻ

Như vậy, ngoài tình trạng trẻ nghiến răng thiếu chất gì thì cũng có thể do các bệnh lý về răng miệng. Các mẹ có thể tham khảo một số biện pháp khắc phục sau để giúp bé không còn tật nghiến răng nữa. 

Cung cấp vi chất cần thiết

Trong trường hợp trẻ bị nghiến răng khi ngủ là do thiếu chất (Canxi, Vitamin D3, K2) thì mẹ cần xây dựng cho bé một chế độ ăn uống phù hợp để bổ sung đầy đủ các chất này.

  • Cần tạo thói quen tắm nắng cho bé vào mỗi sáng sớm khoảng 10 – 15 phút. Việc làm này sẽ giúp cơ thể bé tổng hợp được Vitamin D.
Tắm nắng 10 - 15 phút vào sáng sớm mỗi ngày sẽ giúp cơ thể bé tổng hợp Vitamin D
Tắm nắng 10 – 15 phút vào sáng sớm mỗi ngày sẽ giúp cơ thể bé tổng hợp Vitamin D
  • Đối với những bé kén ăn, cần đa dạng cách chế biến các món ăn như: xào, chiên, hấp,…để kích thích sự hào hứng cho bé trong mỗi bữa ăn.
  • Thay vì ăn 3 bữa, chia khẩu phần ăn thành nhiều lần trong ngày để bé ăn ngon miệng hơn.
  • Tăng cường các thực phẩm giàu canxi như: hải sản, rau xanh, cá, trứng, sữa,…

Ngoài ra, các mẹ có thể cho bé sử dụng một số loại vitamin tổng hợp, tuy nhiên cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Khắc phục các nguyên nhân gây ra tình trạng nghiến răng ở trẻ

Khi trẻ bị nghiến răng khi ngủ không phải là do thiếu chất mà do những nguyên nhân khác, các mẹ có thể khắc phục bằng các biện pháp sau:

  • Tạo không gian thoải mái cho bé trước khi ngủ: Điều này sẽ làm bé bớt lo lắng, căng thẳng, từ đó giúp bé ngủ ngon hơn và tật nghiến răng sẽ giảm bớt.
  • Giúp bé bớt khó chịu trong thời kỳ mọc răng: Ở giai đoạn này, hãy chườm ấm hoặc lạnh cho trẻ ở vị trí răng mọc. Khi đó, bé sẽ cảm thấy dễ chịu hơn và không còn nghiến răng nữa.

Ngoài ra, nếu trẻ bị nghiến răng do sai khớp cắn thì mẹ nên đưa bé tới nha sĩ để thăm khám. Các bác sĩ sẽ có những phương pháp phù hợp và an toàn cho bé.

Nhớ rằng, sự phát triển của hàm răng cũng đồng thời phụ thuộc vào việc cung cấp đầy đủ các chất cần thiết. Theo dõi và giúp đỡ trẻ nhỏ trong việc duy trì một chế độ ăn uống cân đối và giàu chất dinh dưỡng sẽ góp phần quan trọng vào sự phát triển và duy trì sức khỏe của hàm răng của bé.

&nbsp

기사 평가

기사에 대한 댓글

의견 제출 보내다

관련 지식

관련 동영상

배경 비디오 아이콘--재생

Shark Dental을 선택하는 이유

기사 배너 1

Shark Dental을 선택하는 이유

포스트 배너 1mb
의사에게 연락하세요

상담 등록,
무료 검사

상담을 신청하세요
지금 상담하세요
약속을 잡으세요
1800 2069
Dental Tourism Process

엑스

약속을 예약하세요

최고의 서비스를 위해

약속을 예약하세요

엑스

시간을 선택하세요

오늘, 하루

  • 8:00
  • 8:30
  • 9:00
  • 9:30
  • 10:00
  • 10:30
  • 11:00
  • 11:30
  • 12:00
  • 12:30
  • 13:00
  • 13:30
  • 14:00
  • 14:30
  • 15:00
  • 15:30
  • 16:00
  • 16:30
  • 17:00
  • 17:30
  • 18:00
  • 18:30
  • 19:00
  • 19:30

임명 양식

약속을 잡으세요

상담 등록,
무료 검사

상담을 신청하세요

엑스