- 기본
- 더 크게
Sâu răng được điều trị bằng rất nhiều phương pháp nha khoa khác nhau do có nhiều mức độ sâu răng. Tuy nhiên, trám răng vẫn được mọi người ưu tiên để bảo tồn cấu trúc răng thật.
Vậy trám răng sâu có đau không? Hãy cùng 상어치과 tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau đây bạn nhé!
Trám răng sâu có đau không?
Trám răng sâu hoàn toàn không gây đau, vì trước khi thực hiện các bác sĩ sẽ dùng thuốc tê để làm giảm cảm giác đau nhức cho bệnh nhân.
Tuy nhiên, nếu răng bị sâu quá nặng, ăn vào tủy răng thì có thể gây ra cơn đau sau khi trám xong. Cơn đau này thường không kéo dài quá một ngày và có thể được giảm bằng cách dùng thuốc giảm đau theo chỉ định của nha sĩ.
Trên thực tế, trám răng sâu có đau không còn phục thuộc và rất nhiều yếu tố. Cụ thể là những yếu tố sau:
Tình trạng răng bị tổn thương
Đối với những trường hợp răng bị tổn thương nặng, sâu răng ăn vào trong tủy thì khi thực hiện trám răng vẫn xảy ra đau nhức. Tuy nhiên, tình trạng trám răng bị đau nhức này khách hàng có thể chịu đựng được và cũng không kéo dài quá lâu nên mọi người cũng không cần quá lo lắng.
Cơ địa mỗi người
Bởi vì cơ địa của mỗi người là khác nhau nên tình trạng đau nhức sẽ không giống nhau. Đối với những người có cơ địa nhạy cảm, chỉ cần một tác động nhẹ cũng sẽ gây ra tình trạng đau nhức, khó chịu.
Còn đối với những cơ địa bình thường, trám răng sâu sẽ không xảy ra bất kỳ sự khó chịu nào.
Vật liệu trám răng
Vật liệu trám răng cũng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định việc trám răng sâu có đau không. Khi bạn sử dụng những vật liệu trám chất lượng thì quá trình trám răng sẽ xảy ra thoải mái và dễ chịu hơn. Ngược lại, khi sử dụng vật liệu kém chất lượng, răng nướu sẽ xảy ra tình trạng kích ứng và không có sự tương thích với khoang miệng.
Địa chỉ trám răng
Khi lựa chọn những địa chỉ nha khoa uy tín, quy trình trám răng sẽ diễn ra suôn sẻ, không gây đau nhức, khó chịu.
Bởi tại những cơ sở uy tín sẽ quy tụ đội ngũ bác sĩ dày dặn kinh nghiệm, cùng với sự hỗ trợ của hệ thống máy móc hiện đại, việc trám răng sâu sẽ được thực hiện nhanh chóng và hạn chế tối đa tình trạng đau nhức xảy ra.
Lý do nên trám răng khi bị sâu
Sâu răng là một bệnh lý răng miệng phổ biến ở mọi độ tuổi, gây ảnh hưởng tới sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Do đó, các bác sĩ khuyến khích trám răng sớm để khắc phục nhanh các tình trạng đau nhức, khó chịu. Đặc biệt hơn nữa, điều trị sớm giúp ngăn ngừa các hậu quả nghiêm trọng xảy ra như viêm tủy, hoại tử tủy,…
Ngoài ra, trám răng sâu mang lại nhiều lợi ích như:
- Ngăn ngừa tình trạng sâu răng, giúp cải thiện tính thẩm mỹ.
- Việc ăn nhai được cải thiện hiệu quả. Đặc biệt không gây ra tác dụng phụ hoặc kích ứng răng nướu nên bạn có thể yên tâm.
- Quy trình trám răng nhanh chóng nên phù hợp với cả những người bận rộn.
- Trám răng sâu giúp bảo tồn cấu trúc răng thật tốt nhất.
- Chi phí hợp lý với mọi đối tượng nên ai cũng có thể thực hiện trám răng để khắc phục tình trạng sâu răng.
Như vậy, trám răng là phương pháp cần thiết để khắc phục tình trạng răng bị sâu. Kỹ thuật này vừa giúp ngăn ngừa sâu răng lây lan rộng, vừa giúp tránh được những cơn đau nhức, khó chịu.
Một số lưu ý trong trường hợp trám răng sâu rồi vẫn đau
Trong trường hợp đã trám răng sâu rồi nhưng vẫn đau nhức, đó có thể do răng của bạn nhạy cảm với mọi tác động. Thông thường, cơn đau nhức sẽ xảy ra khi thuốc tê hết tác dụng.
Do đó, trong thời gian đầu sau trám răng, bạn cần theo dõi và chăm sóc răng miệng đúng cách để giảm đau và vết trám phục hồi nhanh.
Sau khi trám răng, để hạn chế sâu răng tái phát hay tránh bong tróc vật liệu trám, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Nghỉ ngơi
Bạn cần nghỉ ngơi, tránh vận động mạnh sau khi trám răng. Mặc dù khi vận động sau khi điều trị răng không gây ảnh hưởng quá nhiều tới sức khỏe răng miệng nhưng nó khiến thời gian hồi phục lâu hơn.
Nghỉ ngơi theo hướng dẫn của bác sĩ sẽ giúp vật liệu trám ổn định, tránh bong tróc khiến vi khuẩn xâm nhập.
- Ăn uống khoa học
Chế độ ăn uống sau khi trám răng cũng cần quan tâm để hạn chế tình trạng đau nhức răng xảy ra. Không nên chọn những món ăn quá nóng, quá lạnh, quá cứng hoặc có tính axit ăn mòn cao.
Cần ăn những món mềm, dễ nhai, dễ nuốt để vật liệu trám không bong tróc ra ngoài.
- Vệ sinh răng miệng
Chải răng đúng cách mỗi ngày từ 2 – 3 lần, mỗi lần từ 2 – 3 phút. Bên cạnh đó, kết hợp súc miệng bằng nước muối pha loãng hoặc dùng chỉ nha khoa để loại bỏ các mảng bám trên kẽ răng.
- Khám răng định kỳ
Sau khi thực hiện trám răng xong, bác sĩ sẽ hẹn khách hàng lịch tái khám. Mọi người cần tuân thủ theo lịch hẹn của bác sĩ để theo dõi mọi biến động bất thường trên răng.
Trong trường hợp tình trạng đau nhức kéo dài, bạn cần tới nha khoa ngay để kiểm tra và điều trị dứt điểm.
Khi vật liệu trám đã ổn trên răng, bác sĩ sẽ hẹn lịch thăm khám sức khỏe răng miệng định kỳ 3 – 6 tháng/1 lần. Điều này giúp hạn chế các bệnh lý về răng miệng xảy ra và bảo vệ sức khỏe răng miệng tốt hơn.
Với những thông tin trong bài viết này, có thể thấy việc trám răng sâu có đau không còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất vẫn là lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín để đảm bảo an toàn. Liên hệ ngay với Nha Khoa Shark qua hotline 1800 2069 để bác sĩ thăm khám và giúp bạn tư vấn phác đồ điều trị phù hợp nhé.
기사에 대한 댓글