- 기본
- 더 크게
Quá trình mọc răng sữa, thay răng vĩnh viễn là quy luật tự nhiên của cuộc sống và không còn xa lạ với mọi người. Vậy nếu áp dụng các cách nhổ răng tại nhà thì có an toàn không? Đặc biệt trong quá trình nhổ răng có cần lưu ý gì không? Thông tin 상어치과 chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp chi tiết nhất!
Những trường hợp nên nhổ bỏ răng
Thông thường, quá trình thay răng sữa của trẻ sẽ diễn ra từ 6 – 12 tuổi. Trong khoảng thời gian này, bố mẹ cần kiểm tra tình trạng răng miệng và tìm cách nhổ răng tại nhà an toàn cho bé.
Ngoài ra, bố mẹ cần lưu ý một số trường hợp cần nhổ răng gấp cho trẻ như:
- Răng sữa gây đau nhức, làm ảnh hưởng tới các răng kế bên.
- Răng sữa bị hư tủy cần được nhổ bỏ gấp để không ảnh hưởng tới răng vĩnh viễn mọc lên.
- Răng sữa bị nhiễm trùng ở phần kẽ răng, gây viêm lợi, sâu răng, hôi miệng.
- Răng sữa bị sún và lây lan ra vùng nướu.
Trong những trường hợp này, bố mẹ không nên thực hiện cách tự nhổ răng tại nhà mà cần đưa bé tới nha khoa để bác sĩ kiểm tra và đưa ra phương án xử lý phù hợp.
5 cách nhổ răng tại nhà dễ thực hiện
Nếu răng bị lung lay sắp gãy mà bố mẹ chưa có thời gian đưa bé tới nha khoa thì có thể tham khảo một vài cách nhổ răng tại nhà dưới đây:
Dùng chỉ cùng nước ấm
Đây là cách nhổ răng đơn giản và có thể áp dụng để nhổ răng sữa ở nhà cho bé. Để thực hiện, bạn cần chuẩn bị chỉ và nước muối ấm, sau đó thực hiện theo các bước sau:
- Bước 1: Chuẩn bị một đoạn chỉ dài đủ dùng và quấn chặt thành nhiều vòng xung quanh răng cần nhổ bỏ.
- Bước 2: Dùng lực kéo mạnh và thực hiện nhanh để răng rơi ra ngoài.
- Bước 3: Sau khi nhổ răng, cho bé súc miệng với nước ấm để làm sạch máu trong khoang miệng.
- Bước 4: Lấy miếng bông gạc y tế giữ chặt vào vị trí răng rụng để cầm máu.
Lưu ý, bố mẹ nên chọn loại chỉ may chắc chắn và sạch để không bị đứt trong quá trình nhổ răng cũng như hạn chế viêm nhiễm quanh vị trí răng rụng.
Cách nhổ răng tại nhà bằng băng gạc
Nếu dùng chỉ để nhổ răng cần một lực khá mạnh thì sử dụng băng gạc giúp giảm bớt tác động mạnh trong quá trình thực hiện. Để thực hiện tại nhà, bạn cần làm theo những bước sau:
- Bước 1: Kiểm tra tình trạng răng lung lay
- Bước 2: Sử dụng băng gạc đã được sát khuẩn sạch sẽ để quấn quanh đầu ngón trỏ.
- Bước 3: Bố mẹ tác động nhẹ nhàng lên răng sữa mỗi ngày. Khi nào răng lung lay mạnh thì tiến hành nhổ bỏ ra khỏi cung hàm.
- Bước 4: Bé cần súc miệng với nước nóng và cắn chặt miếng băng gạc để cầm máu.
Lưu ý, bạn chỉ nên nhổ răng cho bé khi chiếc răng đó đã lung lay mạnh. Điều này giúp bé ít đau nhức và hạn chế tình trạng chảy máu nhiều. Bên cạnh đó, trước khi nhổ răng, bé cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ để không xảy ra tình trạng nhiễm trùng.
Cách nhổ răng tại nhà tiếp theo là bằng tay
Với cách thực hiện đơn giản và không cần chuẩn bị bất kỳ vật dụng nào. Bạn chỉ cần dùng lực tay để loại bỏ chiếc răng sữa đã lung lay.
Lưu ý, nếu răng sữa lung lay nhiều thì mới có thể thực hiện bằng cách này. Đặc biệt, bạn cần rửa tay sạch sẽ trước khi thực hiện để không xảy ra tình trạng viêm nhiễm sau khi nhổ răng.
Cách nhổ răng tại nhà bằng ăn các đồ cứng
Mẹo tiếp theo đó là ăn những đồ ăn cứng. Đây là cách làm đơn giản và giúp bé không sợ hãi khi nhổ răng. Một số loại hoa quả cứng như: cà rốt, táo, lê, mía,… khi ăn vào sẽ giúp răng lung lay và rụng nhanh hơn.
Bạn chỉ nên cho bé sử dụng loại thực phẩm hơi cứng, không nên cho bé ăn loại quá cứng vì có thể làm tổn thương các răng kế bên.
Dùng đá lạnh
Chắc nhiều người bất ngờ về mẹo dùng đá lạnh để nhổ răng, nhưng đây là cách tự nhổ răng tại nhà cho bé hiệu quả. Như các bạn đã biết, đá lạnh có công dụng gây tê tạm thời, giảm đau một thời gian nhất định.
Để thực hiện, bố mẹ cho bé ngậm đá lạnh nhằm gây tê vị trí nhổ răng. Sau đó dùng tay hoặc chỉ để nhổ răng ra khỏi hàm. Cách làm này cũng giúp hạn chế tình trạng đau nhức trong quá trình nhổ răng.
Tuy các cách nhổ răng tại nhà mang lại hiệu quả nhất định nhưng bác sĩ nha khoa cho rằng bố mẹ không nên quá lạm dụng những phương pháp này. Bởi vì nhổ răng tại nhà quá nhiều có thể khiến phần chân răng không gãy hết và bị kẹt trong xương làm bé đau nhiều hơn.
Có nên nhổ răng tại nhà không?
Có thể các phương pháp nhổ răng tại nhà được nhiều bố mẹ áp dụng, nhưng theo bác sĩ nha khoa, việc làm này sẽ mang lại nhiều tiềm ẩn nguy hiểm với sức khỏe răng miệng và tổng thể của bé. Đặc biệt khi bạn thực hiện không đúng cách hoặc không đảm bảo an toàn.
Bên cạnh đó, khi áp dụng sai kỹ thuật hoặc trong quá trình nhổ răng dùng lực quá mạnh sẽ khiến bé bị đau và hình thành tâm lý sợ hãi mỗi khi thay răng sữa. Do đó, để an toàn và không xảy ra biến chứng, bố mẹ nên đưa trẻ tới nha khoa uy tín thăm khám và thực hiện nhổ răng.
Tự nhổ răng tại nhà có nguy hiểm không?
Những cách tự nhổ răng tại nhà hoàn toàn không an toàn. Khi bố mẹ thực hiện không đúng cách thì bé phải đối mặt với các biến chứng nguy hiểm như chảy máu kéo dài, nhiễm trùng, gãy chân răng, đau nhức nghiêm trọng.
Chảy máu kéo dài
Khi nhổ răng tại nhà, bố mẹ sẽ không thể kiểm soát được một số bệnh lý như máu khó đông, viêm nhiễm quanh răng sữa,… do đó rất khó để cầm máu. Đặc biệt, không phải ai cũng biết cách nhổ răng đúng cách.
Nếu bố mẹ dùng lực quá mạnh để nhổ răng sẽ khiến vết thương to hơn bình thường và gây tổn thương tới các mô xung quanh. Từ đó, tình trạng chảy máu sẽ kéo dài nghiêm trọng.
Gãy và sót chân răng
Thông thường, khi nhổ răng tại nhà, vì sợ bé đau nên các thao tác của bố mẹ thường không dứt khoát nên dễ xảy ra tình trạng gãy và sót chân răng. Điều này sẽ ảnh hưởng tới quá trình phát triển của răng vĩnh viễn như mọc lệch hướng.
Nguy cơ nhiễm trùng cao
Vấn đề vệ sinh, khử trùng trước và sau khi nhổ răng tại nhà thường không đảm bảo nên tỷ lệ nhiễm trùng thường rất cao. Bên cạnh đó, khi lỗ huyệt bị nhiễm trùng mà không được phát hiện và xử lý kịp thời sẽ gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí ảnh hưởng tới sức khỏe tổng thể.
Bị đau nhức nhiều hơn
Nếu răng của bé đã lung lay nhiều thì việc nhổ răng sẽ không quá khó khăn và ít xảy ra đau nhức. Tuy nhiên, khi răng chưa lung lay mà áp dụng các cách nhổ răng tại nhà thì tình trạng đau nhức chắc chắn sẽ xảy ra.
Với những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra, bố mẹ nên hạn chế nhổ răng tại nhà cho bé. Trong trường hợp răng có dấu hiệu lung lay, bố mẹ cần đưa bé tới nha khoa để bác sĩ thăm khám và xử lý kịp thời.
Cách nhổ răng bị lung lay không đau
Hiện nay, để nhổ răng lung lay không đau, cách an toàn và hiệu quả nhất là đưa bé tới nha khoa uy tín. Bác sĩ có chuyên môn sẽ thăm khám và biết chính xác đâu là thời điểm cần thay răng. Bên cạnh đó, với sự hỗ trợ của hệ thống máy móc, công nghệ hiện đại, quá trình nhổ răng lung lay sẽ nhẹ nhàng, không đau và rất an toàn.
Còn trong các cách nhổ răng tại nhà, để không xảy ra tình trạng đau đớn thì cần áp dụng đủ các điều kiện sau:
- Chỉ nhổ răng khi có dấu hiệu thay răng.
- Sử dụng các vật dụng được khử trùng và vệ sinh sạch sẽ.
- Vệ sinh tay sạch sẽ trước khi nhổ răng.
- Bố mẹ có thể sử dụng đá lạnh hoặc gel bôi để để giảm đau trước khi nhổ răng.
- Dung lực dứt khoát nhưng không quá mạnh khi nhổ răng.
- Sau khi nhổ răng cần cầm máu đúng cách.
Nếu không đáp ứng đủ các yếu tố này thì việc đau đớn khi nhổ răng hoàn toàn có thể xảy ra. Do đó, khi cảm thấy thực hiện tại nhà không an toàn, tốt nhất bạn nên tới bác sĩ nha khoa để giúp bé cảm thấy thoải mái, không sợ sệt trong những lần nhổ răng tiếp theo.
Cách cầm máu hiệu quả khi tự nhổ răng tại nhà
Khi nhổ răng tại nhà, quy trình cầm máu sẽ không quá phức tạp, chỉ cần bạn thực hiện đúng cách thì sẽ đảm bảo an toàn và không xảy ra biến chứng.
- Bước 1: Sử dụng miếng bông hoặc bông gạc sạch, cuộn tròn cho vừa vị trí lỗ huyệt. Điều này giúp cố định miếng bông một chỗ, tránh tình trạng rơi rớt.
- Bước 2: Làm ẩm miếng bông gạc rồi đặt vào vị trí vừa nhổ răng
- Bước 3: Cắn chặt miếng bông gạc trong khoang miệng khoảng 45 – 60 phút.
Trong quá trình sử dụng bông gạc cầm máu, cần đảm bảo chúng luôn đặt ở vị trí huyệt răng và không dịch chuyển ra bên ngoài. Nếu chẳng may làm rơi, bạn tiến hành thực hiện cầm máu lại từ đầu. Bên cạnh đó, nếu sau 45 – 60 phút, máu vẫn chưa cầm được hoặc có hiện tượng rỉ máu thì hãy thay bông gạc, trong trường hợp nặng cần tới nha khoa để được xử lý kịp thời.
Những lưu ý sau khi nhổ răng tại nhà
Dù áp dụng cách nhổ răng tại nhà hay thực hiện nhổ răng tại các nha khoa thì việc chăm sóc sức khỏe răng miệng vẫn luôn là nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Khi chăm sóc đúng cách, vết thương sẽ mau lành, hạn chế xảy ra tình trạng viêm nhiễm.
Cách vệ sinh răng miệng sau khi nhổ răng
- Trong 24 giờ đầu, bạn chú ý tới việc thay bông gạc để cầm máu và giữ gìn vệ sinh răng miệng tốt hơn.
- Trong ngày đầu tiên, tránh đánh răng và súc miệng bằng nước muối vì có thể làm vết thương bị kích ứng và chảy máu nhiều hơn.
- Đến ngày thứ 2, bạn có thể vệ sinh răng miệng lại bình thường. Tuy nhiên, trong quá trình chải răng, không thực hiện quá mạnh vào vị trí nhổ răng vì có thể gây chảy máu trở lại.
- Tuyệt đối không dùng ngón tay và vật sắc nhọn động vào vết thương nhổ răng.
- Trong quá trình đánh răng, kết hợp sử dụng nước muối để súc miệng 2 lần mỗi ngày. Bởi vì trong nước muối có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn nên giúp vết thương mau lành hơn.
Chế độ ăn uống sau khi nhổ răng
- Ưu tiên dùng những món ăn mềm, dễ nhai, dễ nuốt như cháo, súp trong ngày đầu tiên. Điều này giúp cơ hàm không cần hoạt động nhiều, hạn chế tình trạng đau nhức, khó chịu.
- Bổ sung đầy đủ dưỡng chất để cơ thể phục hồi nhanh hơn.
- Trong 1 – 2 tuần đầu, không ăn đồ ăn quá cứng, quá dai vì có thể khiến vết thương rách, chảy máu trở lại.
- Không ăn những thực phẩm giòn như snack, bánh quy,… vì chúng rơi vào huyệt răng sẽ rất khó vệ sinh sạch sẽ.
- Tuyệt đối không nên ăn những món quá cay, quá nóng, quá lạnh hoặc đồ uống có gas vì chúng khiến vết thương kích ứng nghiêm trọng trở lại.
Dù là trẻ em hay người lớn, sau khi nhổ răng đều khó tránh khỏi hiện tượng đau nhức, sưng tấy. Do đó, bạn có thể thực hiện chườm lạnh ở ngoài vùng má trong vòng 1 – 2 ngày đầu tiên để giảm đau, giảm sưng. Cần chườm đúng cách, không chườm quá lâu thì có thể gây ra hiện tượng bỏng lạnh.
Qua những thông tin về cách nhổ răng tại nhà được Nha Khoa Shark chia sẻ trong bài viết này, hy vọng bạn có thêm nhiều kinh nghiệm bổ ích. Nhổ răng tại nhà đã được rất nhiều người áp dụng nhưng hay gặp biến chứng, rủi ro. Do đó, hãy đưa bé tới nha khoa nhổ răng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
기사에 대한 댓글