Bác sĩ giải đáp: Bị tiểu đường có nhổ răng được không?

Bác sĩ giải đáp: Bị tiểu đường có nhổ răng được không?

상담을 신청하세요
글꼴 크기
  • 기본
  • 더 크게

Bệnh tiểu đường và sức khỏe răng miệng có mối liên hệ mật thiết với nhau. Khi lượng đường trong máu không được kiểm soát tốt, bạn rất dễ bị sâu răng, viêm nướu, nhiễm nấm miệng,… Do đó, có nhiều người thắc mắc liệu bị tiểu đường có nhổ răng được không? Làm thế nào để chăm sóc tốt răng miệng của người bị tiểu đường? Kiến Thức Nha Khoa mời bạn theo dõi bài viết sau đây để tìm câu trả lời chính xác nhất.

Bị tiểu đường có nhổ răng được không?

Người mắc bệnh tiểu đường vẫn có thể nhổ răng. Nhưng trước khi nhổ răng, bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm máu để kiểm tra mức đường huyết cũng như tình trạng sức khỏe. Đây là việc làm cần thiết để đảm bảo an toàn cho bạn.

Để có thể nhổ răng, người bị bệnh tiểu đường phải duy trì lượng đường huyết khoảng 7-10 mmol/l. Nếu lượng đường huyết vượt ngưỡng cho phép, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách điều chỉnh chế độ ăn uống kết hợp dùng thuốc để kéo mức đường huyết ổn định trở lại.

Lượng đường trong máu cao sẽ làm ảnh hưởng khả năng đông máu tự nhiên. Vì vậy, người bị bệnh tiểu đường cần có nhiều thời gian để bình phục hơn sau khi nhổ răng. Song song đó, vì thường xuyên gặp nhiều các vấn đề về răng miệng và có sức đề kháng yếu, nên nếu không chăm sóc sức khỏe tốt, người bị bệnh tiểu đường rất dễ gặp nhiều biến chứng.

Sau khi nhổ răng, bác sĩ sẽ kê cho bệnh nhân tiểu đường thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh,… sau đó sẽ theo dõi tình hình trong khoảng 2 tuần để đảm bảo lượng đường huyết duy trì ở mức ổn định. Quy trình nhổ răng cho người có sức để kháng yếu tương đối phức tạp, vì vậy cần được thực hiện bởi bác sĩ có tay nghề giỏi, chuyên môn sâu rộng.

Bệnh tiểu đường có nhổ răng được không
Bệnh nhân tiểu đường vẫn có thể nhổ răng nếu lượng đường huyết đảm bảo ở mức an toàn

Các biến chứng răng miệng ở người bị tiểu đường

Không chỉ riêng về vấn đề người bị tiểu đường có nhổ răng được không, còn có rất nhiều vấn đề về sức khỏe răng miệng liên quan bạn cần quan tâm khi mắc phải bệnh tiểu đường. Cụ thể, người bị bệnh tiểu đường rất dễ gặp phải một số biến chứng ở răng miệng:

  • Hôi miệng

Hơi thở của người bị tiểu đường thường có mùi hôi khó chịu, nguyên nhân là do bị nhiễm toan Ceton. Ceton trong cơ thể sẽ tạo điều kiện hình thành chất thải, gây ra tình trạng hôi miệng.

  • 충치

Lượng đường huyết trong cơ thể tăng làm tăng lượng Glucose trong nước bọt. Đây chính là cơ hội để vi khuẩn tích tụ, sinh sôi mạnh mẽ, làm hình thành mảng bám cứng đầu trên răng. Mảng bám tích tụ lâu ngày là nguyên nhân hàng đầu gây sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu,…

  • Khô miệng

Người bị bệnh tiểu đường rất dễ bị khô miệng vì lượng nước bọt trong khoang miệng bị giảm. Chứng khô miệng có thể gây ra cảm giác đau nhức, lở loét, thậm chí là nhiễm trùng,…

Người mắc bệnh tiểu đường rất dễ mắc phải chứng khô miệng, hôi miệng, sâu răng,...
Người mắc bệnh tiểu đường rất dễ mắc phải chứng khô miệng, hôi miệng, sâu răng,…
  • Viêm nướu, viêm nha chu

Những người có hàm lượng đường trong máu cao rất dễ bị tổn thương mạch máu, kéo theo đó là sự thiếu hụt Oxy và dinh dưỡng cung cấp cho nướu răng. Vì vậy, nướu răng của người bị bệnh tiểu đường rất dễ nhiễm trùng. Nếu lượng đường huyết không được kiểm soát mà tiếp tục tăng cao, vi khuẩn sẽ phát triển mạnh mẽ gây viêm nướu, viêm nha chu,…

  • Kéo dài thời gian lành thương

Người bị bệnh tiểu đường có thể nhổ răng, nhưng cần có nhiều thời gian hơn để lành thương so với người bình thường. Vì lưu lượng máu không đủ để đến với các vùng cần lành thương.

  • Bị tưa lưỡi

Nguyên nhân gây bệnh tưa miệng là do sự phát triển và tấn công của nấm Candida, chúng làm tổn thương khoang miệng, cổ họng cùng các bộ phận khác của cơ thể. Lượng Glucose cao trong nước bọt của người bệnh tiểu đường chính là điều kiện phát triển của nấm gây bệnh. Ngoài bệnh nhân tiểu đường, bệnh tưa miệng còn dễ mắc phải ở người thường xuyên đeo răng giả, trẻ em dưới 1 tháng tuổi, người già trên 65 tuổi,…

Bị tưa miệng
Bị tưa miệng là chứng bệnh dễ gặp ở những người bị mắc bệnh tiểu đường

Cách chăm sóc răng miệng cho người bị tiểu đường

Ngoài câu hỏi bị tiểu đường có nhổ răng được không, bạn còn cần quan tâm cách chăm sóc răng miệng cho người bị mắc bệnh tiểu đường. Sau đây là một vài gợi ý hữu ích của các bác sĩ tại nha khoa Shark.

Kiểm soát lượng đường huyết

Người bị mắc bệnh tiểu đường cần thường xuyên theo dõi lượng đường huyết để đảm bảo tỷ lệ đường trong máu luôn ở mức ổn định. Khi kiểm soát tốt lượng đường huyết trong cơ thể, quá trình nhổ răng sẽ đảm bảo an toàn hơn. Đây cũng là tiêu chí quan trọng để rút ngắn thời gian lành thương sau khi nhổ răng, đồng thời giúp bạn ngăn ngừa hiệu quả các biến chứng ngoài ý muốn.

Giữ gìn vệ sinh răng miệng

Việc giữ gìn vệ sinh răng miệng hàng ngày rất quan trọng, nhất là đối với những người mắc bệnh tiểu đường. Mỗi ngày, bạn cần đảm bảo tần suất đánh răng tối thiểu 2 lần vào buổi sáng và tối. Bác sĩ khuyên bạn nên sử dụng kem đánh răng có chứa hàm lượng Fluor thích hợp để tăng cường hiệu quả bảo vệ răng.

Bàn chải đánh răng được sử dụng cần là bàn chải có lông mềm mảnh để tránh làm tổn thương nướu răng. Cách chải răng đúng chuẩn là chải răng theo chuyển động tròn hoặc theo chiều dọc, không nên chải răng theo chiều ngang để hạn chế làm mòn men răng. Nên lưu ý dùng lực chải răng nhẹ nhàng, vì bệnh nhân bị tiểu đường có sức khỏe răng miệng rất yếu.

Chăm sóc sức khoẻ răng miệng
Bạn cần giữ gìn vệ sinh răng miệng thật tốt để bảo vệ cho sức khỏe răng miệng cũng như sức khỏe toàn thân

Dùng chỉ nha khoa

Bạn không nên dùng tăm xỉa để làm sạch kẽ răng, thay vào đó hãy sử dụng chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước. Đây là các dụng cụ hỗ trợ làm sạch răng miệng tốt, không gây tổn thương cho các mô mềm.

Chỉ nha khoa hỗ trợ làm sạch các mảnh vụn thức ăn bị giắt lại ở kẽ răng, nhờ đó loại bỏ phần lớn vi khuẩn gây hại đang trú ngụ. Cách thức này giúp bạn bảo vệ sức khỏe răng miệng của mình tốt hơn, nhất là đối với những trường hợp đang mắc bệnh tiểu đường.

Bên cạnh chỉ nha khoa, máy tăm nước cũng mang lại hiệu quả làm sạch kẽ răng tương tự, thậm chí có phần vượt trội hơn. Máy tăm nước không chỉ làm sạch kẽ răng, mà còn hỗ trợ cải thiện sức khỏe nướu răng tốt hơn, rất thích hợp cho những người mắc bệnh tiểu đường hoặc có răng miệng nhạy cảm.

Thăm khám răng miệng định kỳ

Mỗi 3-6 tháng, bạn cần đến nha khoa để bác sĩ kiểm tra răng miệng 1 lần. Việc làm này giúp bác sĩ theo dõi tình hình sức khỏe răng miệng của bạn thật sát sao, nếu có bất cứ vấn đề nào phát sinh, bác sĩ sẽ kịp thời can thiệp.

Việc làm này cũng rất cần thiết đối với những người có thể trạng bình thường, dù bạn có mắc bệnh tiểu đường hay không đều cần khám răng thường xuyên. Bạn cần tìm hiểu và đến nha khoa uy tín để khám răng an toàn.

Thăm khám răng miệng định kỳ
Thăm khám răng miệng định kỳ là việc làm quan trọng để giữ cho sức khỏe răng miệng của bạn luôn ở mức ổn định, đẩy lùi các tác nhân xấu

Cải thiện các thói quen xấu

Ngoài lưu ý chăm sóc sức khỏe răng miệng, người mắc bệnh tiểu đường còn cần phải hạn chế các thói quen xấu để tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Một trong những thói quen xấu thường gặp nhất chính là hút thuốc lá.

Những bệnh nhân tiểu đường có thói quen hút thuốc lá sẽ có tỷ lệ mắc chứng tưa miệng, viêm nha chu cao hơn 20 lần so với người mắc bệnh tiểu đường nhưng không hút thuốc lá. Ngoài ra, hút thuốc lá còn làm kéo dài thời gian lành thương sau khi nhổ răng, thậm chí làm cho vết thương bị nhiễm trùng. Vì vậy, bạn cần loại bỏ thói quen không tốt này càng sớm càng tốt.

Thông qua nội dung trong bài viết vừa rồi, nha khoa Shark đã giúp bạn giải đáp thắc mắc người bị tiểu đường có nhổ răng được không. Tuy người mắc bệnh tiểu đường vẫn có thể nhổ răng được, nhưng cần tìm đến bác sĩ giỏi để đảm bảo an toàn. Nha khoa Shark chính là đơn vị nhổ răng an toàn, uy tín để bạn tin tưởng. Với bất cứ thắc mắc nào cần được giải đáp, bạn hãy liên hệ với nha khoa Shark, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn.

&nbsp

기사 평가

기사에 대한 댓글

의견 제출 보내다

관련 지식

관련 동영상

배경 비디오 아이콘--재생

Shark Dental을 선택하는 이유

기사 배너 1

Shark Dental을 선택하는 이유

포스트 배너 1mb
의사에게 연락하세요

상담 등록,
무료 검사

상담을 신청하세요
지금 상담하세요
약속을 잡으세요
1800 2069

엑스

약속을 예약하세요

최고의 서비스를 위해

약속을 예약하세요

엑스

시간을 선택하세요

오늘, 하루

  • 8:00
  • 8:30
  • 9:00
  • 9:30
  • 10:00
  • 10:30
  • 11:00
  • 11:30
  • 12:00
  • 12:30
  • 13:00
  • 13:30
  • 14:00
  • 14:30
  • 15:00
  • 15:30
  • 16:00
  • 16:30
  • 17:00
  • 17:30
  • 18:00
  • 18:30
  • 19:00
  • 19:30

임명 양식

약속을 잡으세요

상담 등록,
무료 검사

상담을 신청하세요

엑스