- 기본
- 더 크게
Răng sữa là một phần quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ. Tuy nhiên, đến một độ tuổi nhất định, răng sữa sẽ lung lay và rụng đi để nhường chỗ cho răng vĩnh viễn. Vậy, có nên nhổ răng sữa chưa lung lay hay không? Đây là câu hỏi mà rất nhiều bố mẹ quan tâm. Cùng giải đáp thắc mắc trong bài viết dưới đây của Nha Khoa Shark.
Trình tự thay răng sữa ở trẻ
Trẻ em thường bắt đầu thay răng sữa từ 6 đến 7 tuổi và quá trình này có thể kéo dài đến 13 tuổi. Thông thường, thứ tự thay răng sẽ diễn ra theo trình tự sau:
Ở hàm trên
- Răng cửa giữa: 6-8 tuổi
- Răng cửa bên: 7-8 tuổi
- Răng tiền cối thứ nhất: 9-11 tuổi
- Răng nanh: 11-12 tuổi
- Răng tiền cối thứ hai: 12-13 tuổi
- Răng hàm thứ nhất: 6-7 tuổi
- Răng hàm thứ hai: 12-13 tuổi
Ở hàm dưới
- Răng cửa giữa: 6-8 tuổi
- Răng cửa bên: 7-8 tuổi
- Răng nanh: 10-12 tuổi
- Răng tiền cối thứ nhất: 9-11 tuổi
- Răng tiền cối thứ hai: 10-12 tuổi
- Răng hàm thứ nhất: 6-7 tuổi
- Răng hàm thứ hai: 12-13 tuổi
Lưu ý rằng đây chỉ là mốc thời gian chung và thời điểm thay răng ở trẻ thực tế có thể khác nhau. Một số trẻ có thể bắt đầu thay răng sớm hơn hoặc muộn hơn một vài tháng so với mốc thời gian trên. Ngoài ra, thứ tự thay răng cũng có thể khác nhau ở mỗi trẻ.
Khi nào trẻ cần nhổ răng sữa
Việc nhổ răng sữa cho bé chỉ nên thực hiện tự 6 tuổi trở lên, khi thấy răng có dấu hiệu lung lay và rời khỏi nướu. Thông thường, trẻ không cần nhổ răng sữa vì chúng sẽ tự rụng và nhường chỗ cho răng vĩnh viễn mọc lên. Tuy nhiên, có một số trường hợp ngoại lệ khi bác sĩ nha khoa có thể khuyên nhổ răng sữa:
- Răng sữa lung lay do tai nạn, chấn thương.
- Răng sữa bị sâu hoặc viêm nướu.
- Răng sữa không tự lung lay hoặc tự rụng khi đã đến tuổi thay răng.
- Dành chỗ cho răng vĩnh viễn mọc lên.
Có nên nhổ răng sữa chưa lung lay?
Không nên nhổ răng sữa khi chưa lung lay bởi điều này sẽ ảnh hưởng tới khả năng ăn nhai của bé. Ngoài ra, răng sữa đóng vai trò quan trọng trong việc giữ chỗ cho răng vĩnh viễn mọc lên. Nếu nhổ răng sữa quá sớm, có thể dẫn đến tình trạng răng vĩnh viễn mọc lệch, khấp khểnh hoặc mọc ngầm.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, việc nhổ răng sữa chưa bị lung lay có thể cần thiết như răng sữa bị sâu nặng, răng sữa của bị bị vỡ lớn, răng sữa mọc lệch, mọc ngầm.
Như vậy, để xác định chính xác có nên nhổ hay không với trường hợp của bé, bố mẹ nên đưa trẻ tới nha khoa thăm khám. Tại đây, bác sĩ sẽ đánh giá trình trạng răng và đưa ra lời khuyên phù hợp nhất.
Nhổ răng sữa chưa lung lay có sao không?
Đối với những trường hợp răng sữa chưa lung lay và chắc khỏe bình thường, việc nhổ răng sữa không được bác sĩ khuyến khích thực hiện bởi gây ra những biến chứng sau:
- Răng sữa chưa lung lay thường có nhiều mạch máu xung quanh, do đó việc nhổ răng có thể dẫn đến chảy máu nhiều và khó kiểm soát.
- Nếu việc nhổ răng không được thực hiện đúng cách, có thể dẫn đến nhiễm trùng nướu hoặc ổ răng.
- Việc nhổ răng có thể gây đau nhức cho trẻ, đặc biệt là nếu trẻ không được tiêm thuốc tê trước khi nhổ.
- Trẻ em thường lo lắng và sợ hãi khi đi khám nha khoa, đặc biệt là khi phải nhổ răng. Việc nhổ răng sữa chưa bị lung lay có thể khiến trẻ càng thêm lo lắng và sợ hãi, ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ sau này.
Nhổ răng sữa chưa lung lay có đau không?
Khi nhổ răng sữa chưa bị lung lay, trẻ sẽ gặp phải tình trạng đau nhức và cần phải gây tê trước khi nhổ. Thông thường, khi răng đã lung lay và tách rời với nướu, việc nhổ răng hoàn toàn không gây đau nhức, nhưng khi chưa lung lay thì ngược lại, nên bố mẹ cần lưu ý.
Tình trạng đau nhức trong quá trình nhổ răng chưa lung lay cho bé do những nguyên nhân sau:
- Răng sữa chưa lung lay vẫn bám chặt vào nướu và xương hàm. Việc tác động lực để nhổ răng có thể gây tổn thương đến nướu và các mô xung quanh, dẫn đến cảm giác đau nhức.
- Trẻ em thường có ít khả năng chịu đựng cơn đau hơn người lớn. Do đó, trẻ có thể cảm thấy đau hơn khi nhổ răng sữa so với người lớn.
- Việc nhổ răng sữa chưa bị lung lay có thể khó khăn hơn so với răng sữa đã lung lay. Do đó, bác sĩ có thể cần sử dụng nhiều lực hơn để nhổ răng, gây ra nhiều đau đớn hơn cho trẻ.
Bên cạnh đó, mức độ đau nhức khi nhổ răng sữa chưa bị lung lay còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: kỹ thuật của bác sĩ, tình trạng răng miệng ở trẻ, tâm lý của bé. Tốt nhất, bạn nên lựa chọn những địa chỉ nha khoa uy tín nhổ răng cho bé để giảm cảm giác đau nhức xuống mức thấp nhất.
Nhổ răng sữa chưa lung lay cần được cân nhắc kỹ lưỡng và chỉ nên thực hiện khi có chỉ định của bác sĩ. Cha mẹ cần chăm sóc răng miệng tốt cho trẻ để giúp trẻ có được hàm răng khỏe mạnh và tránh được những vấn đề về răng miệng trong tương lai. Ngoài ra, bố mẹ hãy đưa con bạn đến nha sĩ khám định kỳ để được kiểm tra sức khỏe răng miệng và phát hiện sớm các vấn đề về răng miệng. Đồng thời, bố mẹ cũng nên trang bị kiến thức về chăm sóc răng miệng cho trẻ để có thể chăm sóc tốt cho sức khỏe răng miệng của con mình.
기사에 대한 댓글