- 기본
- 더 크게
Hơn 90% dân số Việt Nam mắc các bệnh lý về răng miệng. Trong đó, em bé bị sâu răng sữa chiếm phần lớn, đa phần từ 6-8 tuổi. Cần nhanh chóng tìm hiểu nguyên nhân răng sữa bị sâu và có phương án cải thiện hiệu quả nhất.
Răng sữa bị sâu là gì?
Hơn 85% trẻ em Việt Nam mắc phải tình trạng sâu răng. Đây được xem là vấn đề phổ biến và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, khả năng hấp thụ dinh dưỡng của các bé.
Sâu răng sữa được xem là hiện tượng các mô răng bị phân hủy do tác động của vi khuẩn, từ đó tạo ra những lỗ viêm nhiễm, ảnh hưởng đến thẩm mỹ lẫn chức năng ăn nhai. Có nhiều những nguyên nhân khác nhau khiến em bé bị sâu răng sữa, cần tìm hiểu và có phương án cải thiện nhanh chóng nhất.
Nguyên nhân răng sữa bị sâu do đâu?
Theo thống kê, có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến tình trạng sâu răng ở trẻ xuất hiện. Trong đó không thể không nhắc đến những tác nhân như:
- Lây từ mẹ sang con: Nếu trong giai đoạn mang thai, mẹ mắc những bệnh lý về răng miệng như viêm nha chu, viêm nướu thì có thể ảnh hưởng đến em bé. Từ đó trẻ sinh ra có nguy cơ bị sâu răng hoặc khuyếm khuyết về men răng.
- Chế độ ăn uống: Trẻ có thói quen ăn nhiều bánh kẹo, đồ ngọt, nước uống có ga nhưng không vệ sinh răng miệng thường xuyên dẫn đến vi khuẩn tấn công và gây ra hiện tượng sâu răng.
- Vê sinh răng miệng không đúng cách: Trẻ không thường xuyên đánh răng, đánh răng không chú trọng nhiều đến bên trong vùng nướu dễ dẫn đến vi khuẩn xâm nhiễm và gây sâu.
- Men răng sữa mỏng: So với những người trưởng thành, men của răng sữa yếu và mỏng hơn, dễ bị vi khuẩn tấn công, hình thành sâu răng.
- Răng mọc chen chúc, không cân xứng: Tình trạng răng mọc chen chúc gây cản trở quá trình vệ sinh răng miệng. Các vụn thức ăn dễ mắc ở các kẽ răng, gây nên tình trạng sâu răng sữa.
Những dấu hiệu răng sữa bị sâu
Thông thường, răng sữa sâu sẽ xuất hiện đi kèm với những dấu hiệu dễ nhận biết:
- Răng có viền chân bị đốm đen, lốm đốm những ảnh hưởng
- Miệng trẻ em có mùi hôi khó chịu.
- Phần thân của răng có lỗ sâu, vi khuẩn bám nhiều
- Răng đau nhức, ê buốt, ăn nhai khó khăn, gây sưng chân răng
Răng sữa bị sâu ảnh hưởng như thế nào?
Thông thường, nếu răng sữa bị sâu sẽ dẫn đến những tác hại lớn đến sức khỏe và giảm chất lượng sống của các bé.
- Sâu răng sữa ở trẻ em thường gây cảm giác ê buốt, đau nhức cực kỳ khó chịu. Trẻ thường quấy khóc, khó ăn uống, ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.
- Trẻ bị sâu răng sữa sẽ tác động xấu đến khả năng ăn nhai, nghiền thức ăn, gây hại cho hệ tiêu hóa
- Răng sữa sâu dẫn đến rụng răng sớm, làm cho răng vĩnh viễn mọc lệch
- Xuất hiện những dấu hiệu nhiễm trùng, viêm tủy răng
- Răng sâu còn khiến các động mạch não thu hẹp, từ đó tác động xấu đến trí não và IQ của bé.
Trẻ em bị sâu răng sữa phải làm sao?
Khi nhận thấy những dấu hiệu sâu răng sữa, cha mẹ cần dẫn bé đến các nha khoa uy tín để nhanh chóng thăm khám và có phương án cải thiện hiệu quả. Tùy theo từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp chữa sâu răng đúng đắn.
- Nếu như răng vừa mới bị sâu và chưa hình thành lỗ, bác sĩ sẽ tái khoáng, có nghĩa là sử dụng các hoạt chất như calcium, phosphate để trám vào phần răng bị sâu. Sau đó bé có thể sử dụng kem đánh răng chứa Flour tại nhà để chăm sóc, ngăn ngừa sâu răng tái diễn.
- Nếu như răng sữa bị sâu răng và hình thành các lỗ đen, có hiện tượng đau nhức và vỡ. Bác sĩ chuyên khoa sẽ kiểm tra tình trạng răng. Nếu như viêm tủy, bác sĩ sẽ tiến hành điều trị, sau đó mới trám lỗ.
- Nếu như tình trạng sâu răng quá nặng và không thể can thiệp bằng những phương pháp thông thường bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ sâu răng bằng cách nhổ bỏ để không gây ảnh hưởng đến những răng kế cận.
Cách phòng ngừa răng sữa bị sâu
Chăm sóc, phòng ngừa răng sữa bị sâu là vấn đề cần được quan tâm và thực hiện sớm. Để ngăn ngừa sâu răng sữa cần phải:
- Tập thói quen vệ sinh răng miệng đều đặn, thường xuyên cho các bé. Đánh răng sau khi ăn, chú ý đánh răng kỹ, sử dụng bàn chải lông mềm để hạn chế ảnh hưởng đến nướu.
- Súc miệng bằng nước muối để ngăn ngừa vi khuẩn và giúp bảo vệ răng sữa cho bé.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, không cho trẻ ăn uống quá ngọt. Sau khi ăn cần đánh răng, vệ sinh kỹ.
- Không cho bé ngậm đồ ăn trong miệng quá lâu vì có thể khiến vi khuẩn tấn công và gây ảnh hưởng
- Thường xuyên dắt bé đến nha khoa thăm khám định kỳ từ 3- 6 tháng. Nếu có những dấu hiệu sâu răng cần điều trị sớm.
Nha khoa Shark cung cấp đầy đủ những thông tin về dấu hiệu nhận biết, cách khắc phục tình trạng răng sữa bị sâu ở trẻ em. Mong rằng các bậc phụ huynh chú trọng hướng dẫn, chăm sóc, tạo thói quen tốt để trẻ có hàm răng chắc khỏe, hạn chế thấp nhất tình trạng răng sữa bị sâu xuất hiện.
기사에 대한 댓글