- 기본
- 더 크게
에나멜 결핍 là bệnh lý gây ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng, cũng như sinh hoạt hàng ngày. Trong bài viết này, 상어치과 sẽ chia sẻ những thông tin về nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị hiệu quả, các bạn độc giả cùng thêm kinh nghiệm hữu ích ngay nhé
Thiếu sản men răng là bệnh gì? Do đâu
Thiếu sản men răng là tình trạng men răng – lớp ngoài cùng của răng hình thành không đầy đủ hoặc có cấu trúc không bình thường. Điều này khiến răng mỏng manh, dễ bị mòn, sứt mẻ và đổi màu.
Tình trạng thiếu sản men sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của cả răng sữa và răng vĩnh viễn.
Hiện nay có hai dạng thiếu sản men cơ bản, đó là:
Thiếu sản men do di truyền
Hiện tượng này chỉ ảnh hưởng đến phần men răng và không tác động đến phần nội bì. Dạng này bao gồm những loại sau: thiếu sản men, kém khoáng hóa và kém trưởng thành.
Dạng thiếu sản men là trường hợp men răng xuất hiện những bất thường trong quá trình khung hữu cơ hình thành. Dạng kém khoáng hóa là tình trạng men răng gặp vấn đề trong quá trình khoáng hóa khung hữu cơ. Cuối cùng, dạng kém trưởng thành là trường hợp xuất hiện vấn đề khi khung hữu cơ đang ở trong giai đoạn trưởng thành.
Thiếu sản men do môi trường
Dạng này sẽ tác động đến men răng, gây ảnh hưởng tới cả răng sữa và răng hữu cơ.
Chúng hình thành do rất nhiều yếu tố khác nhau, ví dụ như phụ nữ không được cung cấp đủ canxi trong giai đoạn mang thai sẽ ảnh hưởng tới con, trẻ không được bổ sung đủ canxi, cơ thể thiếu hụt chất, mắc một số bệnh lý toàn thân, chăm sóc răng miệng không đúng cách,…
Bệnh có thể gặp ở cả trẻ em và người lớn. Việc men răng yếu bị mất đi sẽ rất khó phục hồi lại. Vì vậy, khi men răng có vấn đề bất thường, bạn nên sớm thăm khám nha khoa để có những biện pháp phòng ngừa những rủi ro nguy hiểm xảy ra.
Nguyên nhân gây thiếu sản ở men răng
Tình trạng thiếu sản men xảy ra do 2 nguyên nhân chính sau:
Yếu tố di truyền
Đây là nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng đến việc hình thành men răng.
Khi bố mẹ hoặc người thân trong gia đình gặp tình trạng này, thế hệ con cháu cũng có nguy cơ cao gặp phải bệnh lý thiếu sản men.
Yếu tố môi trường
Một số yếu tố khách quan từ bên ngoài môi trường ảnh hưởng đến bệnh lý:
- Trong quá trình mang thai, mẹ không bổ sung đầy đủ canxi và fluor, các bé sinh ra có khả năng cao bị thiếu sản men răng.
- Trẻ em không được bổ sung đầy đủ canxi và fluor trong chế độ ăn uống cũng sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
- Một số bệnh lý như hạ canxi máu, giang mai, sởi, thủy đậu, tinh hồng nhiệt,… cũng sẽ ảnh hưởng tới việc men răng phát triển.
- Tình trạng nhiễm trùng hoặc bị chấn thương trong quá trình răng phát triển cũng sẽ gây ra bệnh lý thiếu sản men.
- Đánh răng sai cách làm mòn men răng, sau đó lại không được bổ sung canxi và flour đầy đủ.
- Sử dụng quá nhiều thuốc kháng sinh.
- Ăn nhiều thức ăn đồ uống chứa nhiều đường và axit.
Dấu hiệu nhận biết tình trạng thiếu sản men răng
Dưới đây sẽ một số dấu hiệu nhận biết bệnh lý thiếu sản men, gây ảnh hưởng tới lớp men răng và làm răng yếu đi:
- Men răng thường mỏng và mềm, nên rất dễ bị vỡ. Khi vỡ lớp men răng, phần ngà răng sẽ dần lộ ra ngoài, răng lộ ngà sau một thời gian sinh hoạt sẽ dần lộ ra những đốm trắng đục trên bề mặt răng.
- Nhiều trường hợp xuất hiện đốm đen hoặc nâu nằm rải rác trên răng. Những đốm đen này có thể hình thành do sự tích tụ mảng bám, vi khuẩn, thức ăn thừa hoặc có thể do nhiễm Fluoride.
- Thường cảm thấy ê buốt răng mỗi khi đánh răng hoặc ăn đồ nóng, lạnh, chua, ngọt. Cơn ê buốt có thể xuất hiện trong thời gian ngắn hoặc có thể có thể kéo dài dai dẳng, gây khó chịu cho mọi người.
- Men răng là lớp bảo vệ của răng, giúp ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập gây sâu răng. Khi men răng bị thiếu hụt sẽ dễ gây ra bệnh lý sâu răng hơn. Bạn sẽ gặp phải những triệu chứng đau nhức, ê buốt, sưng tấy hoặc nặng hơn sẽ gây mất răng nếu như không được điều trị kịp thời.
Nếu bạn nghi ngờ mình có dấu hiệu của bệnh lý, hãy đến nha khoa để được bác sĩ sớm thăm khám, kiểm tra và được ra phương án điều trị phù hợp. Không nên chủ quan vì có thể gây ra các bệnh lý nguy hiểm tới sức khỏe răng miệng và tổng thể.
Những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh thiếu sản men răng
Đối với bệnh lý thiếu sản men, những trường hợp sau đây có nguy cơ mắc cao hơn so với người bình thường:
- Trẻ em có nguy cơ cao mắc phải các bệnh lý về men răng do bộ phận này ở trẻ đang trong giai đoạn phát triển.
- Phụ nữ mang thai thiếu hụt các chất dinh dưỡng thiết yếu như canxi, photpho cũng sẽ có nguy cơ cao khiến bé sinh ra mắc bệnh.
- Những người sử dụng thuốc kháng sinh tetracycline cũng có thể khiến răng đổi màu và gây thiếu sản men ở trẻ khi dùng thuốc từ khi còn nhỏ.
- Chế độ ăn uống hàng ngày cần đảm bảo đủ chất, trong đó có canxi, photpho, vitamin D. Khi thiếu những chất này, bạn đã tăng nguy cơ mắc các bệnh về men răng.
- Những người sống trong vùng có nồng độ Fluor trong nước sinh hoạt cao (ở người lớn > 4ml/l, trẻ em > 2mg/l) cũng gây ảnh hưởng rất lớn tới men răng.
- Một số bệnh lý như hội chứng Down, hội chứng Turner hoặc dị tật bất sản men răng cũng dễ gây ra các bệnh về men răng.
Những đối tượng này cần quan tâm nhiều hơn tới cách vệ sinh răng miệng, chế độ ăn uống hàng ngày để hạn chế tình trạng thiếu sản men xảy ra ở răng.
Cách điều trị tình trạng thiếu sản men răng
Phương pháp điều trị sẽ tùy thuộc vào từng nguyên nhân cụ thể cũng như mức độ nghiêm trọng của bệnh lý. Dưới đây sẽ là những cách điều trị phổ biến.
Đối với mức độ nhẹ
Ở trường hợp này, bác sĩ sẽ tiến hành bổ sung Fluor. Khi bổ sung toàn thân, bác sĩ sẽ thực hiện qua đường tiêu hóa, như sử dụng thuốc hoặc bổ sung qua chế độ ăn uống.
Tuy nhiên, không nên quá lạm dụng, bổ sung một lần quá nhiều vì có thể gây ra tình trạng ngộ độc.
Với cách bổ sung tại chỗ, bác sĩ sẽ thoa trực tiếp Fluor lên răng bằng cách sử dụng nước súc miệng hoặc kem đánh răng chứa Fluor. Thời gian sử dụng fluor trong các sản phẩm kem đánh răng và nước súc miệng sẽ khác nhau vì nồng độ ở mỗi loại sẽ có sự thay đổi.
Ngoài ra, cần hạn chế ăn các loại đồ ăn và thức thuốc có tính axit cao. Thay vào đó, ăn nhiều thực phẩm giàu canxi, photpho và vitamin D.
Đối với mức độ nặng
Lúc này sẽ đến sự can thiệp của các phương pháp nha khoa tại những cơ sở uy tín. Cụ thể như:
- 치과용 충전재: Phương pháp này sẽ giúp bù đắp phần men răng bị mất, giúp răng khỏe và có màu trắng sáng hơn. Bác sĩ sẽ sử dụng vật liệu trám để lấp đầy những chỗ bị khuyết men răng trên bề mặt răng
- Bọc răng sứ thẩm mỹ: Phương pháp này mang lại hiệu quả toàn diện và lâu dài và được thực hiện đối với những ai bị thiếu sản men răng mức độ nặng.
Bài viết trên đã chia sẻ chi tiết về bệnh lý thiếu sản men răng từ nguyên nhân, dấu hiệu tới cách điều trị. Với những kiến thức hữu ích này, mong rằng sẽ bạn chăm sóc sức khỏe răng miệng tốt nhất. Trong trường hợp muốn điều trị bệnh lý, lưu ý lựa chọn những địa chỉ nha khoa uy tín.
기사에 대한 댓글