[Góc giải đáp] Thực hiện lấy tủy răng mấy lần mới xong?

[Góc giải đáp] Thực hiện lấy tủy răng mấy lần mới xong?

bác sĩ Lâm
Tư vấn chuyên môn bài viết Bác sĩ VĂN THÀNH LÂM
Bác sĩ điều trị tổng quát

Tủy răng viêm nhiễm không những gây đau nhức mà còn ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt. Lấy tủy răng mấy lần mới xong để cải thiện những dấu hiệu viêm tủy, bác sĩ chuyên khoa sẽ thăm khám, đánh giá mức độ cũng như đưa ra số lần lấy tủy phù hợp nhất cho mỗi người.

Tại sao cần phải lấy tủy răng?

Đau nhức răng không chỉ là cơn ác mộng mà còn là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề răng miệng nghiêm trọng. Nhiều người thắc mắc liệu viêm tủy răng có tự hết không, câu trả lời là không. Nếu để tình trạng viêm tủy răng kéo dài sẽ gây đau nhức, sưng tấy, hơi thở có mùi, khó khăn khi ăn uống. Thậm chí viêm tủy răng lây lan sang các răng kế cận, ảnh hưởng đến sinh hoạt cũng như sức khỏe. Lấy tủy răng là cách nhanh nhất để chấm dứt những biến chứng nguy hiểm của viêm tủy răng như áp xe, hạn chế lây lan sang các răng kế cận, ngăn ngừa tình trạng mất răng. Viêm tủy răng càng nặng, nên lấy tủy răng càng sớm.

Lấy tủy răng để ngăn chặn dấu hiệu viêm tủy và những ảnh hưởng lớn đến cấu trúc răng
Lấy tủy răng để ngăn chặn dấu hiệu viêm tủy và những ảnh hưởng lớn đến cấu trúc răng

Lấy tủy răng mấy lần mới xong?

Thời gian chính xác lấy tủy răng mấy lần mới xong tùy thuộc vào các trường hợp cụ thể. Thông thường bác sĩ chuyên khoa sẽ lấy tủy răng trong một lần, răng sau đó ổn định và phục hồi, ăn uống như bình thường.

Tuy nhiên những trường hợp răng nhiễm khuẩn, ảnh hưởng nhiều, lấy tủy răng có thể 2 đến 3 lần. Nguyên nhân có thể răng nhiều ống tủy, bác sĩ không lấy sạch hết một lần.

Tại sao phải lấy tủy răng nhiều lần?

Một số những trường hợp bắt buộc lấy tủy răng nhiều lần do những nguyên nhân cơ bản như

Hình dạng bất thường của ống tủy

Có một số trường hợp ống tủy bất thường, dị dạng, nhiều nhánh phụ hoặc bị cong dẫn đến quá trình lấy tủy răng khó khăn.

Bác sĩ buộc phải lấy tủy nhiều lần, xử lý kỹ mới loại hết được những vi khuẩn, làm sạch đường ống và hạn chế viêm nhiễm.

Ống tủy bất thường có thể khiến việc lấy tủy răng diễn ra nhiều lần
Ống tủy bất thường có thể khiến việc lấy tủy răng diễn ra nhiều lần

Phương pháp lấy tủy thủ công

Quy trình lấy tủy răng đòi hỏi máy móc, công nghệ hiện đại. Tuy nhiên những trường hợp lấy tủy nhiều lần có thể là do áp dụng các phương pháp thủ công, thực hiện bằng tay lấy tủy nên không làm sạch hết các ngóc ngách bên trong, dẫn đến tình trạng lấy đi lấy lại nhiều lần.

Mức độ viêm nhiễm của tủy răng

Tủy răng viêm nhiễm nặng, bác sĩ sẽ lấy tủy không thể làm sạch hoàn toàn một lần. Khi thực hiện bác sĩ sẽ đặt thuốc khử trùng, sau đó tiến hành theo dõi những tình trạng, làm sạch mô tủy để ngăn ngừa viêm nhiễm cho những lần tiếp theo. Đó là lý do quá trình lấy tủy răng phải áp dụng nhiều lần.

Phương pháp bảo vệ răng sau điều trị

Ngoài việc lấy tủy, sau khi thực hiện bác sĩ sẽ thăm khám, xem xét các phương pháp áp dụng sau khi lấy tủy như bọc răng sứ, trám răng.

Tùy theo mức độ bác sĩ sẽ có những lần hẹn để kiểm tra, đánh giá mức độ hồi phục, điều chỉnh mão sứ để đảm bảo chức năng ăn nhai và sinh hoạt như bình thường.

Có thể bạn quan tâm: Thuốc diệt tủy răng có hiệu quả không?

Lấy tủy răng lần 2 có đau không?

Các bác sĩ chuyên khoa cho rằng, lấy tủy răng lần đầu sẽ đơn giản, dễ dàng hơn so với lần 2. Tuy nhiên nếu như lấy tủy răng lần 2, các bác sĩ vẫn cho thuốc tê và giảm đau nhức trước khi thực hiện. Do đó bạn sẽ có cảm giác thoải mái, không có bất cứ ảnh hưởng nào.

Trường hợp sau khi lấy tủy răng vẫn còn viêm nhiễm, các cơn đau sẽ tiếp diễn cho đến khi răng được lấy sạch tủy và có thể sinh hoạt như bình thường. Nếu lo lắng về tình trạng khó chịu này, bạn nên tham khảo qua các cách giảm đau răng sau khi lấy tủy để tự trấn an bản thân nhé!

Lấy tủy răng an toàn, ít đau đớn, không ảnh hưởng quá nhiều
Lấy tủy răng an toàn, ít đau đớn, không ảnh hưởng quá nhiều

Xem thêm:

Sau khi lấy tủy răng nên làm gì để bảo vệ răng?

Sau khi lấy tủy răng xong, răng cần được bảo vệ và chăm sóc vì lúc này vô cùng nhạy cảm, dễ bị ảnh hưởng và xuất hiện các tổn thương:

  • Theo dõi các triệu chứng sau khi lấy tủy răng bất thường, nếu nhận thấy dấu hiệu sưng đau hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ
  • Vệ sinh răng miệng nhẹ nhàng, sử dụng những bàn chải lông mềm để tránh gây thương tổn, đảm bảo răng được làm sạch trong khoang miệng
  • Hạn chế những tác động bên ngoài đến răng, chú ý không ăn đồ cứng và dai. Dùng những món mềm, dễ tiêu hóa, tăng cường các loại rau xanh để hỗ trợ hồi phục cho răng.
  • Nên chú ý hàn trám răng hoặc bọc sứ để bảo vệ răng khỏi vi khuẩn và giúp tăng độ bền như mong muốn.
  • Thăm khám răng định kỳ, đến nha sĩ để kiểm tra sức khỏe, theo dõi tình trạng răng và sớm phát hiện nếu có những ảnh hưởng bất thường.
Chăm sóc răng miệng đúng cách để bảo vệ răng sau khi lấy tủy
Chăm sóc răng miệng đúng cách để bảo vệ răng sau khi lấy tủy

Cách chăm sóc răng sau khi lấy tủy

Chăm sóc răng sau khi lấy tủy là công đoạn quan trọng giúp bảo vệ răng, tránh xuất hiện các biến chứng và ảnh hưởng.

Thực hiện vệ sinh răng miệng đúng cách

  • Vệ sinh răng miệng đều đặn bằng cách đánh răng ít nhất 2 lần/ ngày vào sáng và tối. Dùng những loại kem đánh răng có chứa florie để làm sạch mảng bám. Trong quá trình đánh răng nên sử dụng bàn chải lông mềm, dùng lông bàn chải dịu nhẹ để bảo vệ nướu và hạn chế các ảnh hưởng.
  • Vệ sinh răng miệng bằng chỉ nha khoa hoặc sử dụng tăm nước để loại bỏ các mảng bám trên kẽ răng, ngăn vi khuẩn tích tụ
  • Súc miệng bằng nước muối hoặc các loại kháng khuẩn để loại bỏ mảng bám, vi khuẩn gây hại.
Dùng chỉ nha khoa để chăm sóc răng miệng, loại bỏ các thức ăn sau khi lấy tủy
Dùng chỉ nha khoa để chăm sóc răng miệng, loại bỏ các thức ăn sau khi lấy tủy

Chế độ ăn uống hợp lý

  • Ăn các món mềm, loãng, hạn chế ăn đồ quá cứng và quá dai vì có thể gây ảnh hưởng đến răng
  • Không nên dùng các đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh vì có thể khiến răng nhạy cảm
  • Hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc lá, các chất kích thích để không ảnh hưởng đến bề mặt răng
  • Ăn uống đa dạng bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng như canxi, vitamin D để giúp răng chắc khỏe.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý, ăn những món mềm, hạn chế nhai đồ cứng để không ảnh hưởng đến răng
Chế độ dinh dưỡng hợp lý, ăn những món mềm, hạn chế nhai đồ cứng để không ảnh hưởng đến răng

Thăm khám nha khoa theo định kỳ

  • Thăm khám nha sĩ định kỳ 3- 6 tháng để sớm phát hiện các ảnh hưởng bất thường và có phương pháp xử lý nhanh nhất
  • Trường hợp răng vỡ, nét, có dấu hiệu nhiễm trùng, hãy nhanh chóng liên hệ với nha sĩ để được xử lý nhanh.

Tất cả những thông tin từ bài viết đã giúp quý khách hàng có được câu trả lời cho việc lấy tủy răng mấy lần mới xong. Thực tế, lấy tủy răng là phương pháp đơn giản nhưng đòi hỏi việc thực hiện tỉ mỉ để hạn chế thấp nhất những ảnh hưởng. Nếu còn băn khoăn nào về lấy tủy răng, hãy đến với Nha khoa Shark để bác sĩ thăm khám tư vấn và sớm cải thiện răng viêm nhiễm nhanh nhất.

Tham khảo: Mẹ bỉm cho con bú có điều trị tủy răng được không?

&nbsp

5/5 - (1 vote)

Прокомментируйте статью

Отправить комментарий отправлять

СВЯЗАННЫЕ ЗНАНИЯ

Связаться с врачом

ЗАПИСАТЬСЯ НА КОНСУЛЬТАЦИЮ,
БЕСПЛАТНОЕ ОБСЛЕДОВАНИЕ

Запишитесь на консультацию
Проконсультируйтесь сейчас
Назначить встречу
1800 2069
Dental Tourism Process

Х

ЗАПИСАТЬСЯ НА ВСТРЕЧУ

За лучший сервис

ЗАПИСАТЬСЯ НА ВСТРЕЧУ

Х

ВЫБЕРИТЕ ВРЕМЯ

Сегодня день

  • 8:00
  • 8:30
  • 9:00
  • 9:30
  • 10:00
  • 10:30
  • 11:00
  • 11:30
  • 12:00
  • 12:30
  • 13:00
  • 13:30
  • 14:00
  • 14:30
  • 15:00
  • 15:30
  • 16:00
  • 16:30
  • 17:00
  • 17:30
  • 18:00
  • 18:30
  • 19:00
  • 19:30

ФОРМА ЗАПИСИ

Назначить встречу

ЗАПИСАТЬСЯ НА КОНСУЛЬТАЦИЮ,
БЕСПЛАТНОЕ ОБСЛЕДОВАНИЕ

Запишитесь на консультацию

Х