Nguyên nhân và cách khắc phục các vết đen trên răng hàm

Nguyên nhân và cách khắc phục các vết đen trên răng hàm

Запишитесь на консультацию
Размер шрифта
  • По умолчанию
  • Больше

Các vết đen trên răng hàm có thể xuất hiện ở bất kỳ độ tuổi, giới tính nào. Vấn đề này không chỉ ảnh hưởng thẩm mỹ nụ cười, mà còn kéo theo nhiều bệnh lý khó trị. Hãy cùng với Nha khoa Shark tìm hiểu về nguyên nhân và cách khắc phục trong bài viết sau.

vết đen trên răng hàm

Nguyên nhân gây nên vết đen trên răng hàm

Các vết đen xuất hiện trên răng hàm còn được gọi là cao răng đen, bắt nguồn từ mảng bám thông thường trên răng nhưng không được làm sạch. Các vết đen không chỉ làm ảnh hưởng thẩm mỹ hàm răng, mà còn có thể kéo theo nhiều bệnh lý răng miệng nguy hiểm khác.

Có 3 nguyên nhân chính làm cho răng hàm bị bám các vết đen, bao gồm: Mảng bám tích tụ lâu ngày, sâu răng và các thói quen không lành mạnh.

Mảng bám tích tụ

Khi răng miệng không được vệ sinh đúng cách trong thời gian dài, các mảng bám thông thường trên răng sẽ dần hóa cứng, hình thành cao răng. Theo thời gian, cao răng sẽ chuyển thành màu đen nếu không được loại bỏ. Đây chính là nguyên nhân chủ yếu tạo nên vết đen trên răng hàm.

Sâu răng

Cao răng thực chất là các mảng bám bị vôi hóa bởi Calcium Phosphate có trong nước bọt, thường bám chắc ở mặt trong của răng và quanh cổ chân răng. Cao răng chính là vị trí trú ngụ lý tưởng của vi khuẩn gây sâu răng.

Với sự tấn công của các vi khuẩn có hại, các vết đen sẽ dần xuất hiện trên răng hàm. Đối với tình trạng sâu răng khoáng hóa, vết đen sẽ xuất hiện ở đường trũng của mặt nhai. Riêng đối với sâu răng tiến triển, vết đen sẽ xuất hiện kèm theo lỗ thủng trên bề mặt.

Các vết đen ở trên răng hàm hình thành do sự tác động của vi khuẩn gây sâu răng
Các vết đen ở trên răng hàm hình thành do sự tác động của vi khuẩn gây sâu răng

Các nguyên nhân khác

Bên cạnh những nguyên nhân vừa đề cập, vết đen trên răng hàm còn có thể hình thành do sự hấp thụ sắc tố từ thực phẩm. Nếu bạn dùng nhiều thực phẩm có màu hoặc hút nhiều thuốc lá, mảng bám sẽ dần chuyển từ màu vàng nhạt sang nâu đen. Quá trình này sẽ diễn ra nhanh hơn nếu vệ sinh răng miệng không đạt chuẩn.

Ngoài ra, vết đen ở trên răng hàm còn hình thành do di truyền, hoặc do bạn dùng nhiều thuốc kháng sinh, uống nước có chứa quá nhiều Fluor.

Vết đen trên răng hàm gây ra ảnh hưởng gì?

Không riêng về thẩm mỹ nụ cười, các vết đen xuất hiện trên răng hàm còn có thể gây nên tình trạng hôi miệng, tụt nướu, viêm nha chu và tăng nguy cơ mất răng vĩnh viễn. Cụ thể như sau.

Hôi miệng

Cao răng có màu nâu đen chính là vị trí trú ngụ của nhiều loại vi khuẩn, trong đó có vi khuẩn kỵ khí. Loại vi khuẩn này chính là nguyên nhân chính khiến cho hơi thở của bạn có mùi hôi khó chịu. Hôi miệng tuy không tác động đến sức khỏe, nhưng có ảnh hưởng đáng kể đến sự tự tin và chất lượng cuộc sống.

Viêm nướu, viêm nha chu

Vết đen trên răng hàm có thể gây ra bệnh lý viêm nướu, viêm nha chu. Nguyên nhân xuất phát từ sự phá hủy men răng, vi khuẩn dần tấn công vào nướu. Nếu không được điều trị kịp thời và dứt điểm, tình trạng này sẽ tái phát liên tục.

Tụt nướu, mất răng vĩnh viễn

Vết đen xuất hiện ở chân răng sẽ làm gián đoạn sự liên kết giữa răng và nướu. Theo thời gian, vùng nướu sẽ dẫn bị trũng xuống, gây ra tình trạng tụt lợi.

Tụt lợi làm cho chân răng bị đen và xương hàm bị lộ ra ngoài, từ đó dễ bị vi khuẩn tấn công. Không điều trị kịp thời và đúng cách sẽ dẫn đến tình trạng tiêu xương hàm, tăng nguy cơ mất răng vĩnh viễn.

Ảnh hưởng thẩm mỹ

Các vết đen thường chỉ xuất hiện ở bề mặt răng, vì vậy có tác động rất lớn đến thẩm mỹ nụ cười. Vấn đề này có thể làm bạn trở nên tự ti, thậm chí không dám cười nhiều.

Những vết đen trên răng sẽ làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ nụ cười, khiến bạn thiếu tự tin
Những vết đen trên răng sẽ làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ nụ cười, khiến bạn thiếu tự tin

Cách khắc phục các vết đen trên răng hàm

Chỉ bác sĩ mới có thể chẩn đoán và xác định chính xác nguyên nhân xuất hiện các mảng bám đen trên răng. Vì vậy, bạn không nên tự ý điều trị tại nhà. Thay vào đó, hãy nhờ đến sự hỗ trợ của các bác sĩ nha khoa để được tư vấn và thăm khám kỹ lưỡng.

Để khắc phục vết đen trên răng hàm thật hiệu quả, bác sĩ cần căn cứ vào vị trí mọc của răng. Theo đó, cách khắc phục vết đen ở răng số 6, số 7 so với vết đen ở răng số 8 (răng khôn) sẽ có sự khác biệt.

Trường hợp vết đen ở răng hàm số 6, số 7

Trên cung hàm, răng số 6 và số 7 có vai trò chủ lực trong việc nhai và nghiền nát thức ăn. Vì vậy, bác sĩ sẽ ưu tiên phục hồi nếu những chiếc răng này xuất hiện vết đen trên bề mặt.

  • Nếu vết đen hình thành do cao răng, bác sĩ sẽ tiến hành khắc phục bằng cách cạo vôi răng. Đây là kỹ thuật đơn giản, sẽ nhanh chóng giúp răng của bạn trở lại trạng thái bình thường.
  • Nếu vết đen hình thành do sâu răng, bác sĩ sẽ loại bỏ hoàn toàn các mô răng bị ảnh hưởng. Sau đó, thân răng sẽ được phục hình bằng 2 phương pháp chính: Trám răng hoặc bọc răng sứ.

Trường hợp vết đen trên răng khôn

Răng khôn là chiếc răng thuộc vị trí số 8 trên cung hàm, thường gây ra tình trạng mọc ngầm, mọc lệch, mọc đâm vào răng số 7,… Răng khôn không có chức năng ăn nhai, vì vậy, bác sĩ thường không chỉ định bảo tồn răng khôn khi gặp phải bệnh lý.

Bác sĩ sẽ chỉ định nhổ hẳn răng khôn nếu vết đen trên thân răng hình thành do sâu răng. Đây là việc làm cần thiết để chiếc răng số 6, số 7 bên cạnh không bị ảnh hưởng.

Một số mẹo loại bỏ vết đen trên răng hàm tại nhà

Bạn có thể áp dụng 1 số mẹo để loại bỏ các vết đen ở trên răng hàm ngay tại nhà nếu chưa thể đến nha khoa thăm khám. Một số nguyên liệu đơn giản như chanh, muối và Baking Soda có thể mang lại hiệu quả loại bỏ vết đen trên răng đáng kinh ngạc.

Dùng chanh để tẩy

Trong chanh có Axit Citric, là hoạt chất có khả năng tẩy rửa mạnh, có thể làm mềm các mảng bám trên men răng, từ đó loại bỏ mảng bám dễ dàng.

Để loại bỏ vết đen ở trên răng hàm bằng chanh, bạn chỉ cần dùng nước cốt chanh để đánh răng (Hãy đảm bảo cho nước cốt chanh tiếp xúc đều với mọi bề mặt răng), sau đó súc miệng với nước sạch. Dùng chanh để tẩy vết đen trên răng chỉ nên thực hiện 1 tuần 1 lần để không làm ảnh hưởng men răng.

Hoạt chất Axit Citric có trong chanh sẽ có tính chất tẩy rửa mạnh, có thể làm mềm vết đen bám trên răng và loại bỏ dễ dàng
Hoạt chất Axit Citric có trong chanh sẽ có tính chất tẩy rửa mạnh, có thể làm mềm vết đen bám trên răng và loại bỏ dễ dàng

Dùng muối để tẩy

Muối là nguyên liệu phổ biến trong đời sống, có khả năng kháng khuẩn và tiêu viêm, hỗ trợ ngăn ngừa các bệnh lý răng miệng. Để loại bỏ vết đen trên răng hàm, bạn hãy sử dụng muối để chải răng (Có thể kết hợp cùng kem đánh răng để tăng hiệu quả làm sạch).

Lưu ý, bạn chỉ nên sử dụng muối mịn, vì những hạt muối to và cứng có thể làm tổn thương mô mềm trong khoang miệng. Chỉ sau vài lần thực hiện, vết đen trên răng sẽ được loại bỏ, trả lại cho bạn hàm răng trắng sáng và sạch sẽ.

Dùng Baking Soda để tẩy

Sử dụng Baking Soda cũng là cách loại bỏ các vết đen ở răng hàm tại nhà khá hiệu quả. Với tính tẩy mạnh và ăn mòn cao, Baking Soda có thể làm cao răng mềm hơn, nhờ đó dễ dàng loại bỏ.

Bạn có thể dùng Baking Soda hòa trộn cùng kem đánh răng, sau đó chải đều hỗn hợp thu được lên răng trong 2 phút và súc miệng thật sạch với nước. Bạn không nên quá lạm dụng Baking Soda, vì nguyên liệu này có thể gây hại men răng, vì vậy chỉ nên dùng 1 lần 1 tuần.

Điều trị dứt điểm vết đen trên răng hàm tại nha khoa

Để trị dứt điểm các vết đen trên răng, bạn cần được thăm khám tại các nha khoa uy tín. Tại đây, bác sĩ sẽ áp dụng 3 phương pháp chủ yếu để xử lý tình trạng này: Cạo vôi răng, trám răng hoặc bọc răng sứ.

  • Trám răng

Nếu những vết đen ở răng hàm hình thành do sâu răng trên bề mặt, bác sĩ sẽ chỉ định trám lỗ răng sâu. Với phương pháp này, những vết đen trên thân răng sẽ hoàn toàn biến mất.

  • Фарфоровая зубная коронка

Bọc răng sứ là phương pháp điều trị vết đen trên răng đặc biệt nghiêm trọng. Phương pháp này còn giúp cải thiện đáng kể thẩm mỹ nụ cười, mang lại hàm răng trắng sáng và đều đặn hơn. Với sự bảo vệ của mão răng sứ, nướu và răng thật bên trong sẽ tránh khỏi sự tấn công của vi khuẩn.

  • Скейлинг зубов

Nếu những vết đen trên răng hàm xuất hiện cho sự chuyển màu của cao răng, bác sĩ sẽ giúp bạn cạo vôi răng. Đây là cách điều trị đơn giản và hiệu quả, giúp răng trắng sáng và chắc khỏe nhanh chóng.

Nếu những vết đen trên răng không quá nghiêm trọng, bác sĩ sẽ chỉ định cạo vôi răng để điều trị
Nếu những vết đen trên răng không quá nghiêm trọng, bác sĩ sẽ chỉ định cạo vôi răng để điều trị

Một số lưu ý cần biết để hạn chế vết đen trên răng hàm

Để hạn chế sự hình thành của các vết đen ở trên răng hàm, bạn cần đặc biệt lưu ý 1 số vấn đề sau:

  • Không nên ăn quá nhiều chứa ăn có hàm lượng đường cao hoặc những thực phẩm sẫm màu như: Cà phê, trà, socola,… để tránh gây hại đến men răng và sức khỏe.
  • Hãy lưu ý vệ sinh răng miệng đúng cách, đánh răng tối thiểu 2 lần mỗi ngày để hạn chế sự hình thành mảng bám.
  • Kết hợp sử dụng chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước để tăng hiệu quả làm sạch răng miệng, loại bỏ triệt để sự tồn tại của mảng bám.
  • Hãy ăn nhiều rau củ quả và các loại trái cây để hỗ trợ làm sạch răng miệng.
  • Thăm khám nha khoa đúng định kỳ để lấy cao răng thường xuyên khoảng 6 tháng 1 lần. Điều này giúp bác sĩ giúp bạn theo dõi sát sao tình hình sức khỏe răng miệng, kịp thời phát hiện và xử lý các vấn đề phát sinh (nếu có).

Hy vọng với những thông tin vừa chia sẻ, bạn đã có được góc nhìn tổng quan hơn về các nguyên nhân cũng như cách xử lý những vết đen trên răng hàm. Để tìm hiểu thêm các khía cạnh liên quan đến vấn đề này, hãy liên hệ với nha khoa Shark để được tư vấn và hỗ trợ.

&nbsp

5/5 - (1 vote)

Прокомментируйте статью

Отправить комментарий отправлять

СВЯЗАННЫЕ ЗНАНИЯ

Похожие видео

фоновое видео значок - играть

Причины выбрать Акулу Дентал

Баннер статьи 1

Причины выбрать Акулу Дентал

Разместить баннер 1 мб
Связаться с врачом

ЗАПИСАТЬСЯ НА КОНСУЛЬТАЦИЮ,
БЕСПЛАТНОЕ ОБСЛЕДОВАНИЕ

Запишитесь на консультацию
Проконсультируйтесь сейчас
Назначить встречу
1800 2069
Dental Tourism Process

Х

ЗАПИСАТЬСЯ НА ВСТРЕЧУ

За лучший сервис

ЗАПИСАТЬСЯ НА ВСТРЕЧУ

Х

ВЫБЕРИТЕ ВРЕМЯ

Сегодня день

  • 8:00
  • 8:30
  • 9:00
  • 9:30
  • 10:00
  • 10:30
  • 11:00
  • 11:30
  • 12:00
  • 12:30
  • 13:00
  • 13:30
  • 14:00
  • 14:30
  • 15:00
  • 15:30
  • 16:00
  • 16:30
  • 17:00
  • 17:30
  • 18:00
  • 18:30
  • 19:00
  • 19:30

ФОРМА ЗАПИСИ

Назначить встречу

ЗАПИСАТЬСЯ НА КОНСУЛЬТАЦИЮ,
БЕСПЛАТНОЕ ОБСЛЕДОВАНИЕ

Запишитесь на консультацию

Х