- По умолчанию
- Больше
Đặt thun tách kẽ răng được coi là một kỹ thuật không thể thiếu trong quá trình niềng răng. Đóng vai trò quan trọng giúp quá trình chỉnh nha diễn ra dễ dàng hơn.
Để tìm hiểu rõ hơn về công dụng của kỹ thuật này, cùng đến với những thông tin trong bài viết dưới đây!
Vì sao phải đặt thun tách kẽ răng?
Đặt thun tách kẽ được thực hiện trước khi niềng răng với mục đích tạo khoảng trống giữa các răng, giúp quá trình chỉnh nha diễn ra thuận lợi hơn.
Trước tiên, đặt thun tách kẽ giúp tạo khoảng trống cho việc gắn mắc cài. Đây là loại khí cụ quan trọng trong quá trình niềng răng, giúp răng dịch chuyển về đúng vị trí như mong muốn. Thun tách kẽ sẽ giúp nới rộng khoảng cách giữa các răng, giúp quá trình gắn mắc cài diễn ra thuận lợi và chính xác.
Khi nào cần đặt thun tách kẽ răng?
Không phải trường hợp nào cũng cần đặt thun tách kẽ, kỹ thuật này chỉ phù hợp với một số trường hợp nhất định và chủ yếu dành cho niềng răng mắc cài.
- Răng mọc chen chúc và khấp khểnh: Khi các răng mọc chen chúc, khấp khểnh và không đủ khoảng trống để gắn mắc cài. Sử dụng thun tách kẽ là cần thiết để tạo ra khoảng trống giúp răng dịch chuyển về đúng vị trí.
- Răng mọc lệch lạc: Lúc này, việc đặt thun tách kẽ giúp tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình dịch chuyển răng như mong muốn.
- Chuẩn bị cho việc gắn mắc cài mặt trong: Khi gắn mắc cài vào mặt trong của răng, các khoảng trống giữa các răng cần có để quá trình gắn diễn ra chuẩn xác.
Quy trình gắn thun tách kẽ răng
Cách gắn thun tách kẽ răng được thực hiện rất đơn giản và nhanh chóng. Cụ thể, bạn có thể làm 1 trong 2 cách sau:
- Cách 1: Sử dụng kìm
Chuẩn bị kìm nha khoa và thun tách kẽ. Sau đó, bác sĩ sẽ lấy kìm để kẹp vào 2 đầu của thun. Từ từ kéo thun dãn về hai phía trong một khoảng nhất định và đưa vào kẽ răng cần gắn. Lặp lại quy trình cho tới khi gắn hết thun lên kẽ răng.
- Cách 2: Sử dụng chỉ nha khoa
Để thực hiện, bác sĩ chuẩn bị 1 đoạn chỉ nha khoa, sau đó luồn thun tách kẽ vào trong và gập đôi đoạn chỉ nha khoa lại. Chèn chỉ nha khoa vào trong kẽ răng, thực hiện từ từ cho tới khi thun nằm ở giữa kẽ răng. Sau đó kéo chỉ nha khoa ra khỏi kẽ răng là hoàn thành.
Đặt thun tách kẽ răng mất bao lâu?
Thời gian đặt thun tách kẽ diễn ra khá nhanh chóng, chỉ mất khoảng 3 – 5 phút cho cả hàm răng. Tuy thời gian thực hiện ngắn, nhưng sẽ có thể gây khó chịu và ê buốt nhẹ trong vài ngày đầu tiên do vị trí của răng bị nới rộng ra. Nhưng bạn cũng không cần quá lo lắng vì sự khó chịu sẽ giảm bớt trong thời gian ngắn.
Thông thường, thun tách kẽ được giữ nguyên trong hàm răng từ 5 – 7 ngày để tạo đủ khoảng trống cho việc gắn mắc cài lên răng. Sau khoảng thời gian này, bạn cần tới nha khoa để thay thun mới nếu cần thiết.
Đặt thun tách kẽ răng có đau không?
Sau khi đặt thun tách kẽ, chắc chắn cảm giác lạ lẫm và khó chịu sẽ xảy ra. Bạn sẽ cảm thấy cộm, vướng víu và ê buốt tại vùng kẽ răng có thun. Bạn có thể hiểu rằng, khi đặt thun tách kẽ, răng cần phải di chuyển liên tục trên cung hàm, nên bạn sẽ cảm thấy đau nhức, giống với cảm giác có thức ăn giắt ở kẽ răng.
Cảm giác đau nhức sẽ không kéo dài quá lâu, thường chỉ mất từ 1 – 2 ngày. Trong quá trình này, bạn cần chăm sóc răng miệng đúng cách để đau nhức thuyên giảm nhanh chóng và không ảnh hưởng tới quá trình niềng răng.
Cách giảm đau khi gắn thun tách kẽ
Có thể nói rằng, đặt thun tách kẽ là một bước quan trọng trong quy trình niềng răng. Tuy nhiên, một số người cảm thấy đau nhức và khó chịu sau khi gắn thun.
Và để giảm đau hiệu quả, bạn có thể áp dụng những cách sau:
- Chườm đá lạnh lên vùng má tại vị trí đau nhức trong khoảng 10 phút. Hơi lạnh từ đá sẽ giúp bạn giảm cảm giác đau nhức và sưng tấy.
- Uống thuốc giảm đau được bác sĩ kê đơn để giảm đau nhức. Hoặc uống thuốc không kê đơn như Paracetamol và Ibuprofen.
- Sử dụng sáp nha khoa che phủ thun tách kẽ để giảm bớt lực ma sát vào nướu và mô mềm trong khoang miệng. Trên thị trường, loại sáp này được bán phổ biến trên thị trường nên bạn có thể dễ dàng mua sử dụng.
Ngoài ra, mọi người có thể massage nhẹ nhàng vùng nướu chỗ vùng đặt thun tách kẽ để giúp máu lưu thông tốt hơn. Điều này góp phần giảm đau và sưng sau khi đặt thun tách kẽ.
Lưu ý về cách chăm sóc răng miệng khi đặt thun tách kẽ
Sau khi đeo thun tách kẽ, việc chăm sóc sức khỏe răng miệng sẽ bị ảnh hưởng. Lúc này, bạn cần chú ý hơn trong cách vệ sinh răng miệng để không ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng và hiệu quả niềng răng.
Đầu tiên, cần vệ sinh răng miệng đúng cách. Thực hiện bằng cách vệ sinh răng miệng ít nhất 2 lần mỗi ngày và mỗi lần thực hiện 2 phút. Kết hợp sử dụng bàn chải lông mềm, đầu nhỏ và kem đánh răng có chứa Fluoride. Bên cạnh đó, sử dụng thêm nước súc miệng và chỉ nha khoa để loại bỏ mọi mảng bám thức ăn thừa dắt ở kẽ răng.
Đừng quên xây dựng chế độ ăn uống hợp lý và khoa học. Nên ăn thức ăn mềm và dễ nhai trong một vài ngày đầu tiên sau khi gắn thun tách kẽ răng để tránh gây áp lực lên răng. Đồng thời, cắt thức ăn thành những miếng nhỏ và nhai kĩ bằng cả hai hàm trong quá trình ăn uống. Cùng với đó, tránh ăn những thức ăn dai, cứng để không tác động quá lớn lên răng niềng.
Tránh vận động mạnh như các môn thể thao có khả năng va đập mạnh vào mặt. Và loại bỏ những thói quen xấu như cắn bút, móng tay hay nhai đá. Vì lúc này răng đang yếu, dễ bị ảnh hưởng.
Cuối cùng, thăm khám nha khoa định kỳ để bác sĩ kiểm tra tình trạng răng miệng và điều chỉnh thun tách kẽ nếu cần thiết.
Một số câu hỏi liên quan
Một số vấn đề liên quan tới cách đặt thun tách kẽ răng được nhiều người thắc mắc:
Khi niềng răng không đặt thun tách kẽ được không?
Không phải tất cả các trường hợp đều cần đeo thun kẽ trong quá trình niềng răng. Đối với những ai có răng thưa, có đủ khoảng trống thể răng dịch chuyển răng thì không bắt buộc phải gắn thun tách kẽ.
Ngoài thun tách kẽ, bạn cũng có thể sử dụng cắm minivis để thay thế trong những trường răng quá sát khít vào nhau trong quá trình niềng. Tuy nhiên, để đưa ra sự lựa chọn chính xác, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Khi thun tách kẽ răng rớt phải làm sao?
Khi thun tách kẽ bị rớt, bạn cần giữ bình tĩnh và liên hệ ngay tới bác sĩ để được thăm khám và hướng dẫn cách xử lý. Lưu ý, không được tự ý sử dụng các vật dụng sắc nhọn để lấy thun tách kẽ vì có thể gây ảnh hưởng tới răng và nướu.
Nuốt thun tách kẽ răng có sao không?
Việc nuốt thun tách kẽ sẽ không quá nguy hiểm tới sức khỏe như bạn nghĩ. Bởi thun tách kẽ được làm từ chất liệu cao su an toàn, có thể tự tiêu hóa và đào thải ra ngoài cơ thể theo đường tiêu hóa. Tuy nhiên, không nên nuốt quá nhiều lần vì có thể xảy ra một số triệu chứng bất thường như đau bụng, khó tiêu, táo bón,…
Như vậy, đặt thun tách kẽ răng là một kỹ thuật rất cần thiết trong quá trình niềng răng, giúp rút ngắn thời gian niềng và mang lại hiệu quả niềng như mong muốn. Ngoài ra, nếu bạn còn thắc mắc về những vấn đề liên quan tới thun tách kẽ, có thể liên hệ với Акула Стоматология để được giải đáp chi tiết hơn.
Прокомментируйте статью