- По умолчанию
- Больше
Trong nha khoa, khớp cắn đối đầu là thuật ngữ rất phổ biến. Đây là 1 dạng lệch khớp cắn ở mức độ nhẹ, nhưng nếu không điều trị, sức khỏe răng miệng và chất lượng đời sống của bạn sẽ bị ảnh hưởng đáng kể.
Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân, ảnh hưởng và cách khắc phục tình trạng này trong bài viết ngay sau đây.
Khớp cắn đối đầu là gì?
Khớp cắn đối đầu còn được gọi là khớp cắn đối đỉnh, đây là 1 dạng sai lệch khớp cắn phổ biến. Khớp cắn đối đỉnh làm cho 2 hàm răng mất đi sự tương quan: Nhóm răng cửa hàm trên và nhóm răng cửa hàm dưới chạm vào nhau ngay cả khi ở trạng thái nghỉ. Nhiều người thường lầm tưởng khớp cắn đối đỉnh là khớp cắn chuẩn.
Nhưng về bản chất, 2 dạng khớp cắn này hoàn toàn khác biệt nhau.
- Khớp cắn chuẩn
Khớp cắn được xác định là chuẩn xác khi nhóm răng cửa hàm trên trùm bên ngoài nhóm răng ở hàm dưới. Khi ở trạng thái nghỉ, răng hàm dưới tiếp xúc với ⅔ răng hàm trên.
Đồng thời, nhóm răng hàm sau ở cả 2 hàm sẽ tiếp xúc với nhau qua mặt ăn nhai. Trong lúc nhai thức ăn, 2 hàm răng khít chặt nên không gây cảm giác cộm cấn.
- Khớp cắn đối đầu
Ngược với khớp cắn chuẩn (Còn gọi là khớp cắn ngược loại 3), rìa răng 2 hàm khớp cắn đối đỉnh sẽ chạm vào nhau ở trạng thái nghỉ. Đặc biệt, rất khó để nhận ra khớp cắn đối đỉnh nếu nhìn trực diện.
Tuy nhiên, bạn sẽ nhận thấy môi hàm trên bị thụt vào trong khi nhìn ngang. Dạng sai lệch khớp cắn này làm cho quá trình ăn nhai của bạn gặp nhiều khó khăn.
Các nguyên nhân tạo ra khớp cắn đối đầu
Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra 5 nguyên nhân dẫn đến tình trạng khớp cắn đối đỉnh. Đó là: Di truyền, bị lệch hàm, 1 số thói quen xấu, mất răng, hoặc tổn thương và phẫu thuật ở mặt. Sau đây là thông tin chi tiết về từng nguyên nhân.
Do yếu tố di truyền
Hình dáng, màu sắc và trạng thái của răng là 1 trong các đặc điểm được di truyền từ ông bà, bố mẹ hoặc các người thân có cùng huyết thống trong gia đình. Vì vậy, nếu các thành viên trong gia đình của bạn có khớp cắn đối đầu, thì tỷ lệ bạn cũng gặp vấn đề tương tự sẽ rất cao.
Do xương hàm bị sai lệch
Trong giai đoạn phát triển, nếu răng và hàm không sinh trưởng đồng đều cùng nhau, khớp cắn của bạn sẽ bị sai lệch. Khi trưởng thành, bạn có thể gặp phải các tình trạng như: Khớp cắn đối đỉnh, răng hô, răng móm,…
Do thói quen không tốt lúc nhỏ
Một số thói quen rất dễ gặp khi còn nhỏ như: Mút tay, bú bình qua đêm, ngậm ti,… đều có thể là nguyên nhân làm cho khớp cắn bị lệch khi trưởng thành. Vì các thói quen vừa nêu có tác động trực tiếp đến cấu trúc của hàm và răng. Hơn nữa, chúng ta thường xem các hành động này là vô hại, nên xem nhẹ và không điều chỉnh.
Do bị mất răng
Bị mất răng trong thời gian dài mà không xử lý hoặc mất răng không đồng đều sẽ làm xuất hiện khoảng trống giữa các răng. Các răng còn lại trên khung hàm thường có xu hướng nghiêng về vị trí khuyết thiếu trên cung hàm, từ đó làm lệch khớp cắn.
Do tổn thương và phẫu thuật liên quan vùng mặt
Ngoài các nguyên nhân vừa đề cập, tình trạng khớp cắn đối đầu còn xảy ra do chấn thương hoặc phẫu thuật ở vùng mặt và hàm. Điều này cũng có thể làm cho khớp cắn bị xáo trộn, gây ra khớp cắn đối đỉnh hoặc khớp cắn hở, răng hô, răng móm,…
Các ảnh hưởng gây ra bởi khớp cắn đối đầu
Vì bác sĩ xác định khớp cắn đối đỉnh là dạng sai lệch khớp cắn nhẹ nên nhiều người thường chủ quan, không chủ động tìm cách khắc phục. Tuy nhiên, sai lệch khớp cắn dù nhẹ hay nặng cũng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, cả về sức khỏe răng miệng.
Khớp cắn đối đỉnh sẽ gây ra các ảnh hưởng sau đây:
- Cứng hàm, mỏi hàm, nhất là mỗi khi ăn nhai vì 2 hàm răng không khít chặt với nhau.
- Suy giảm khả năng ăn nhai rõ rệt, điều này gián tiếp gây ra các bệnh lý về dạ dày hoặc tá tràng,…
- Men răng yếu rất dễ bị mòn, đặc biệt là ở vị trí răng cửa. Lý do chủ yếu là vì lực nhai thức ăn phân bổ không đều. Mòn răng cửa làm cho nụ cười trông mất thẩm mỹ.
- Mòn men răng chính là cơ hội để cho các hại khuẩn dễ tấn công vào khoang miệng hơn. Lâu dần, răng của bạn sẽ bị tổn thương và mắc phải các bệnh lý như: Sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu,… nguy cơ rụng răng vĩnh viễn rất cao.
- Lệch khớp cắn gây ra cảm giác khó chịu, ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng giao tiếp và cuộc sống.
Để cải thiện sức khỏe và thẩm mỹ hàm răng, bạn cần đến bệnh viện hoặc nha khoa uy tín để khắc phục tình trạng khớp cắn đối đầu. Tuyệt đối không tự thực hiện các biện pháp khắc phục tại nhà để phòng ngừa các rủi ro ngoài ý muốn.
Cách khắc phục khớp cắn đối đầu
Khi có nhu cầu khắc phục tình trạng khớp cắn đối đỉnh, bạn cần đến các đơn vị đáng tin cậy. Tại nha khoa, có 3 phương pháp được bác sĩ áp dụng để cải thiện vấn đề sai lệch ở khớp cắn: Bọc răng sứ, niềng răng hoặc phẫu thuật.
Фарфоровая зубная коронка
Nếu bạn bị khớp cắn đối đầu ở mức nhẹ, có thể khắc phục bằng cách bọc răng sứ. Bằng cách điều chỉnh dáng răng, 2 hàm răng của bạn sẽ đều với nhau trở lại. Bọc răng sứ được bác sĩ đánh giá cao với những ưu điểm sau:
- Thời gian thực hiện rất nhanh chóng.
- Bọc răng sứ giúp điều chỉnh màu sắc và hình dáng của răng như ý muốn. Phương pháp này cũng thích hợp với những người bị vàng răng, không thể отбеливание зубов để khắc phục.
- Thẩm mỹ của răng sứ giống như răng thật, mang lại cho bạn nụ cười tự nhiên.
- Độ bền và khả năng chịu lực của răng sứ cao gấp 3-4 lần so với răng thật của con người. Bạn có thể sử dụng răng sứ đến 15 năm mà không phải lo lắng về tình trạng răng sứt mẻ, gãy vỡ.
скобка
Áp dụng phương pháp niềng răng để chỉnh khớp cắn đối đầu cũng tương tự khi chỉnh răng hô, răng móm, răng khấp khểnh,… Thông qua lực siết của các khí cụ chỉnh nha, răng bị lệch sẽ dần dịch chuyển đến vị trí chuẩn khớp cắn trên cung hàm: Kéo răng hàm dưới lùi lại, đẩy răng hàm trên ra xa hơn.
Hiện nay, có 2 phương pháp niềng răng chủ yếu: Niềng răng mắc cài và niềng răng trong suốt. Niềng răng mắc cài sử dụng các khí cụ chỉnh nha bao gồm: Dây cung, mắc cài, thun buộc,…
Niềng răng trong suốt sử dụng khay niềng có khả năng tháo lắp. Tùy vào nhu cầu và điều kiện tài chính, bác sĩ sẽ tư vấn, giúp bạn phương pháp niềng răng thích hợp nhất với mình.
Bằng ảnh hưởng của các lực siết từ khí cụ theo thời gian, tình trạng khớp cắn đối đỉnh sẽ dần được cải thiện. Niềng răng không chỉ chỉnh khớp cắn đều đặn hơn, mà còn góp phần cải thiện tỷ lệ gương mặt.
Phẫu thuật
Riêng với các trường hợp khớp cắn đối đầu do xương hàm bị lệch, không thể cải thiện bằng các phương pháp thông thường như bọc răng sứ hay niềng răng. Thay vào đó, bác sĩ sẽ chỉ định can thiệp phẫu thuật: Cắt và gọt xương hàm.
Trước khi phẫu thuật, bác sĩ phải thăm khám kỹ lưỡng, chụp phim X-quang để xác định cấu trúc của xương hàm. Sau khi phẫu thuật hoàn tất, tình trạng lệch khớp cắn do xương sẽ được khắc phục dứt điểm.
Niềng răng chữa khớp cắn đối đầu mất bao lâu?
Cải thiện khớp cắn đối đỉnh bằng niềng răng là giải pháp không xâm lấn vào cấu trúc xương hàm, vì vậy cần có thời gian để đạt hiệu quả như mong muốn. Thời gian niềng răng thường kéo dài khoảng 18-24 tháng, tùy vào mức độ răng bị lệch. Riêng với những trường hợp đặc biệt nghiêm trọng có thể mất đến 36 tháng để hoàn tất quy trình niềng răng.
Điều chỉnh khớp cắn đối đầu an toàn tại nha khoa Shark
Là một dạng khớp cắn nhẹ, nên việc điều chỉnh khớp cắn đối đầu sẽ khá nhanh chóng và an toàn. Tuy nhiên, bạn phải tìm hiểu và điều trị tại nha khoa uy tín. Акула Стоматология – Hệ thống nha khoa thẩm mỹ chuẩn quốc tế hàng đầu Việt Nam chính là nơi bạn có thể trao gửi niềm tin.
Nha khoa Shark địa chỉ niềng răng uy tín tphcm áp dụng nhiều kỹ thuật niềng răng khác nhau, từ niềng răng mắc cài cho đến niềng răng trong suốt. Tất cả các ca niềng răng đều được trực tiếp thực hiện bởi bác sĩ giỏi, có hơn 15 năm kinh nghiệm chỉnh nha.
Bác sĩ nha khoa Shark được đào tạo chuyên sâu tại các trường y khoa danh tiếng, tay nghề thành thạo, mang đến cho khách hàng sự yên tâm tuyệt đối trong quy trình điều trị.
Hy vọng với thông tin vừa chia sẻ trong bài viết vừa rồi, nha khoa Shark đã có thể giúp bạn hiểu hơn về tình trạng khớp cắn đối đầu. Nếu bạn vẫn còn có các thắc mắc liên quan cần được giải đáp, hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay. Đội ngũ bác sĩ và nhân viên chuyên nghiệp luôn sẵn sàng trả lời các câu hỏi và hỗ trợ giải tỏa lo lắng của bạn.
Прокомментируйте статью