- По умолчанию
- Больше
Kẽ răng có mùi hôi là một vấn đề khiến nhiều người e ngại trong giao tiếp và cuộc sống thường ngày. Mùi hôi này không chỉ ảnh hưởng đến sự tự tin mà còn tiềm ẩn nguy cơ cho sức khỏe răng miệng. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này và làm thế nào để điều trị hiệu quả? Tham khảo ngay bài viết dưới đây!
Nguyên nhân khiến kẽ răng có mùi hôi
Hơi thở xuất hiện mùi hôi do rất nhiều yếu tố, ví dụ như vệ sinh răng miệng không đúng cách, gặp phải các bệnh lý về răng miệng, chế độ ăn uống không khoa học, thường xuyên hút thuốc lá,…. Cùng đi tìm hiểu chi tiết từng nguyên nhân để có hướng khắc phục hiệu quả nhất.
Vệ sinh răng miệng sai cách
Việc vệ sinh răng miệng sai cách là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh hôi miệng. Nhiều người cho rằng, việc đánh răng 2 lần mỗi ngày là đủ để giữ cho khoang miệng sạch sẽ. Tuy nhiên, thực tế không như vậy. Chải răng chỉ tiếp xúc với bề mặt răng, nhưng không mang lại hiệu quả trong việc làm sạch kẽ.
Những mảng bám thức ăn thừa còn giắt lại kẽ răng trong quá trình ăn uống khi không được vệ sinh sạch sẽ sẽ khiến kẽ răng bị hôi. Điều này vừa ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng, vừa làm bạn thiếu sự tự tin khi giao tiếp với mọi người.
Mắc các bệnh lý về răng miệng
Muốn điều trị mùi hôi ở kẽ răng, bạn cũng cần quan tâm tới các bệnh lý về răng miệng mình đang mắc phải. Bởi vi khuẩn trong các bệnh lý này sẽ khiến hơi thở có mùi. Một số bệnh lý thường gặp như sâu răng, viêm lợi gây hôi miệng, chảy máu chân răng, khạc ra hạt màu vàng có mùi hôi. Khi bệnh không được điều trị dứt điểm, chúng sẽ tiến triển nặng hơn. Điều này mang lại nhiều khó khăn trong việc điều trị hôi kẽ răng.
Chế độ ăn uống không khoa học
Chế độ ăn uống hàng ngày ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe răng miệng. Khi ăn uống không đúng cách, khoa học, tình trạng kẽ răng bị hôi rất dễ xảy ra. Một số món ăn có mùi nồng, vị mạnh như cà ri, sầu riêng, đậu hũ thối,… nên được hạn chế ăn hàng ngày. Nếu đã ăn, cần vệ sinh răng miệng thật kỹ để loại bỏ mùi khỏi khoang miệng.
Bên cạnh đó, không nên ăn quá nhiều thức ăn cay, nóng, hoặc uống chất có gas, tạo màu,.. vì sẽ không tốt cho hoạt động của tuyến nước bọt, khiến mất đi sự cân bằng của lợi khuẩn và vi khuẩn trong khoang miệng. Trong trường hợp vi khuẩn phát triển mạnh mẽ sẽ tạo ra mùi hôi trong khoang miệng và gây ra các bệnh lý về răng miệng nguy hiểm.
Thói quen hút thuốc lá
Như các bạn đã biết, hút thuốc lá sẽ không tốt cho sức khỏe tổng thể, ảnh hưởng đến tim mạch, phổi và gây ra nhiều bệnh lý khác. Không những vậy, việc hút thuốc lá thường xuyên cũng ảnh hưởng rất nghiêm trọng tới sức khỏe răng miệng. Gây ra một số bệnh như vàng răng, hôi miệng, viêm nha chu,…
Kẽ răng có mùi hôi ảnh hưởng gì tới chất lượng sống?
Việc hơi thở có mùi sẽ ảnh hưởng tới cuộc sống của bạn theo nhiều cách khác nhau.
- Về mặt tâm lý
Mùi hôi từ kẽ răng khiến bạn cảm thấy e ngại, không tự tin trong giao tiếp, đặc biệt khi nói chuyện gần gũi với mọi người. Lúc này, bạn sẽ thu mình lại, hạn chế giao tiếp với mọi người xung quanh. Việc này ảnh hưởng trực tiếp tới các mối quan hệ cá nhân và công việc. Trong những trường hợp hôi miệng nặng, bạn có thể bị mặc cảm do tâm lý bị ảnh hưởng.
- Đối với mặt sức khỏe
Hôi miệng, hôi kẽ răng là dấu hiệu của các bệnh lý về răng miệng như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu. Nếu không được điều trị kijo thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, điển hình như mất răng. Khi mất răng, chức năng ăn nhai gặp nhiều khó khăn và bạn sẽ gặp phải tình trạng tiêu xương hàm.
Theo một số nghiên cứu của chuyên gia, hôi miệng do kẽ răng có thể liên quan tới các bệnh lý tổng thể như tim mạch, đột quỵ, tiểu đường, ung thư phổi.
Ngoài ra, tình trạng hôi miệng còn làm mọi người xung quanh e ngại khi tiếp xúc với bạn, gây ảnh hưởng rất lớn tới các mối quan hệ hiện tại của bạn. Do đó, nếu bị hôi miệng, bạn nên sớm tìm cách khắc phục để cải thiện chất lượng cuộc sống của bản thân tốt hơn.
Cách điều trị kẽ răng có mùi hôi hiệu quả
Nếu bị hôi miệng, hôi kẽ răng, bạn có thể tham khảo một số cách điều trị tại nhà sau đây. Khi thực hiện đúng cách sẽ mang lại hiệu quả tối ưu.
Súc miệng bằng nước muối pha loãng
Nước muối pha loãng không chỉ kháng khuẩn tốt, mà còn giúp cân bằng độ pH trong khoang miệng. Điều này giúp hạn chế sự phát triển của vi khuẩn trong miệng. Đồng thời, súc miệng bằng nước muối cũng giúp giảm sự hình thành của mảng bám trong khoang miệng. Từ đó giảm thiểu kẽ răng bị hôi hiệu quả.
Cách pha nước muối súc miệng rất đơn giản, bạn chỉ cần chuẩn bị một cốc nước ấm, pha lượng muối theo tỷ lệ đúng. Sau đó, thực hiện súc miệng sau mỗi lần đánh răng. Thực hiện đều đặn từ 2 – 3 lần mỗi ngày để mang lại hiệu quả tối ưu nhất.
Dùng chanh tươi
Thành phần chủ yếu có trong chanh tươi là vitamin C, axit ascorbic – đây là những chất giúp hạn chế sự phát triển của vi khuẩn, nấm mốc trong khoang miệng. Cùng với đó, chanh còn giúp kích thích tiết nước bọt, nên dễ dàng cân bằng hệ vi sinh trong khoang miệng. Hơi thở của bạn sẽ được cải thiện hiệu quả khi thực hiện đúng cách.
Bạn chỉ cần chuẩn bị hai quả chanh tươi, vắt lấy nước. Sau đó hòa với 300ml nước lọc. Khi đã pha được hỗn hợp đạt chuẩn tỉ lệ, bạn dùng để súc miệng sau mỗi lần chải răng. Cách thực hiện rất đơn giản và mọi người đều có thể làm hiệu quả.
Sử dụng gừng tươi để chữa hôi miệng
Gừng tươi là nguyên liệu tự nhiên có công dụng điều trị hôi miệng. Gừng chứa nhiều hoạt chất có đặc tính kháng khuẩn, chống viêm và khử mùi. Nên có công dụng tiêu diệt vi khuẩn gây hôi miệng và làm sạch khoang miệng hiệu quả.
Cách trị hôi miệng bằng gừng tươi rất đơn giản, bạn chuẩn bị 1 củ gừng tươi và ½ thìa muối. Đầu tiên, rửa sạch gừng và đem xay nhuyễn cùng một ít nước, muối. Sau đó lọc lấy nước cốt và dùng để súc miệng sau khi đánh răng. Để giảm vị cay của gừng, bạn có thể pha thêm với một ít nước ấm trước khi súc miệng.
Dùng giấm táo
Giấm táo mang nhiều công dụng cho sức khỏe răng miệng như làm trắng răng, giảm hôi miệng. Bởi thành phần chính trong giấm táo là axit axetic.
Bạn chỉ cần chuẩn bị một cốc nước lọc và 2 thìa giấm táo. Sau đó hòa tan với nhau để tạo thành giấm táo pha loãng dùng để súc miệng. Súc miệng trong vòng 30 giây và thực hiện đều đặn từ 2 – 3 lần mỗi ngày để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Khi nào cần đến nha khoa để điều trị mùi hôi trong kẽ răng?
Kẽ răng có mùi hôi xảy ra do rất nhiều nguyên nhân, nhưng khi bạn đã vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đúng cách. Kết hợp cùng các phương pháp chữa trị tại nhà nhưng mùi hôi vẫn không thuyên giảm. Lúc này, bạn cần tới thăm khám nha khoa uy tín để chẩn đoán và bác sĩ đưa ra hướng điều trị phù hợp nhất.
Bạn cần đến thăm khám nha khoa khi nhận thấy mình có những triệu chứng sau:
- Kẽ răng bị hôi kéo dài liên tục và không thuyên giảm khi đã vệ sinh răng miệng và thực hiện các mẹo chữa trị tại nhà.
- Ảnh hưởng trực tiếp đến vị giác, làm quá trình ăn uống bị gián đoạn.
- Kèm theo nhiều triệu chứng như chảy máu chân răng, đau nhức kéo dài.
- Răng có dấu hiệu lung lay và lợi có biểu hiện tụt.
Đây là biểu hiện của các bệnh lý về răng miệng nguy hiểm, như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu,… Do đó, việc tới bác sĩ là cần thiết để cải thiện sức khỏe răng miệng, giúp hơi thở không còn mùi hôi. Từ đó giúp cuộc sống hàng ngày được cải thiện tốt hơn.
Cách phòng ngừa kẽ răng có mùi hôi
Mùi hôi từ kẽ răng có thể ngăn ngừa hiệu quả nếu như bạn chăm sóc răng miệng đúng cách. Vậy bạn đã vệ sinh răng miệng đúng cách chưa? Dưới đây là những cách phòng ngừa mùi hôi bạn có thể tham khảo:
- Đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày. Lựa chọn kem đánh răng và bàn chải phù hợp để không ảnh hưởng tới sức khỏe của răng và nướu. Cùng với đó, đánh răng nhẹ nhàng, cẩn thận để không tổn thương nướu và không tạo điều cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển.
- Bên cạnh đánh răng hàng ngày, kết hợp với dùng nước súc miệng, chỉ nha khoa để chăm sóc răng miệng tốt hơn. Sử dụng chỉ nha khoa cũng giúp loại bỏ sạch vi khuẩn còn sót lại ở kẽ răng, nên ngăn ngừa được mùi hôi kẽ xảy ra. Đối với nước súc miệng, nên chọn loại phù hợp và thực hiện theo hướng dẫn để mang lại hiệu quả tối ưu nhất.
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, ưu tiên lựa chọn các thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất tốt cho cơ thể như rau củ, trái cây tươi. Cùng với đó, hạn chế ăn đồ ăn ngọt trước khi đi ngủ để tránh mảng bám giắt vào kẽ răng, gây sâu răng hôi miệng.
- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày. Tuy nhiên tránh uống quá nhiều rượu bia, đồ uống chứa cồn, gas hoặc chất kích thích vì sẽ ảnh hưởng không tốt tới tuyến nước bọt. Đặc biệt, uống nhiều rượu bia còn gây ra hôi miệng và khiến men răng bị hư hỏng.
- Thay đổi thói quen sống khoa học, lạch mạnh. Loại bỏ những thói quen xấu như hút thuốc lá, uống rượu bia. Thay vào đó, kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ tại những cơ sở nha khoa uy tín để cải thiện chất lượng cuộc sống và ngăn ngừa các bệnh lý về răng miệng.
Kẽ răng có mùi hôi là vấn đề có thể khắc phục được nếu bạn biết cách chăm sóc răng miệng đúng cách. Hãy áp dụng những biện pháp điều trị và phòng ngừa được nha khoa Shark chia sẻ ở bài viết trên để lấy lại sự tự tin và nụ cười rạng rỡ.
Прокомментируйте статью