- По умолчанию
- Больше
Mọi người đến với chinh nha với mục đích cải thiện hàm răng, giúp đều đẹp và tự tin trong giao tiếp. Tuy nhiên, không phải phương pháp nào cũng đảm bảo an toàn, đôi khi cũng gặp rủi ro và niềng răng cũng vậy. Trong bài viết này, Акула Стоматология sẽ chia sẻ tới các bạn những biến chứng niềng răng có thể gặp phải, cùng tìm hiểu nhé!
Nguyên nhân xảy ra các biến chứng khi niềng răng
Niềng răng – chỉnh nha giúp cải thiện tình trạng răng mọc lệch hiệu quả, đảm bảo an toàn cho sức khỏe răng miệng bởi vì không xâm lấn vào răng thật. Tuy nhiên, niềng răng có kỹ thuật thực hiện phức tạp như siết răng, nhổ răng, cắm vỉ nên yêu cầu bác sĩ có nhiều kinh nghiệm và tay nghề cao.
Tác hại niềng răng xảy ra sẽ có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến.
- Đầu tiên là kỹ thuật của bác sĩ niềng răng, cùng với hệ thống máy móc hỗ trợ. Khi bác sĩ có chuyên môn kém, tay nghề chưa vững chắc, hay các dụng cụ nha khoa đảm bảo chất lượng thì sẽ xảy ra các biến chứng: bật chân răng, tiêu chân răng,…
- Bên cạnh đó, do thói quen chăm sóc và cách sinh hoạt của bạn sau niềng răng. Khi bạn vệ sinh răng miệng không đúng cách và thường có thói quen xấu như: đẩy lưỡi, cắn bút chỉ thì sẽ gây ra các biến chứng: sâu răng, viêm nhiễm, mất khoáng men răng,…
Do đó, để quá trình trong và sau niềng diễn ra an toàn và đạt kết quả như mong muốn, cần sự phối hợp ăn ý giữa khách hàng và bác sĩ. Ngoài ra, lựa chọn những cơ sở nha khoa uy tín để đảm bảo an toàn và chất lượng niềng răng.
Những biến chứng khi niềng răng bạn có thể gặp phải
Niềng răng là một phương pháp chỉnh nha phổ biến và được nhiều khách hàng lựa chọn để cải thiện khiếm khuyết trên răng. Phương pháp chỉnh nha – niềng răng an toàn và mang lại hiệu quả cao.
Tuy nhiên, do nhiều yếu tố về bác sĩ, cơ sở vật chất, chất lượng mắc cài,… nên có nhiều biến chứng khi niềng răng gây nên niềng răng hỏng mà khách hàng có thể gặp phải. Cụ thể là những trường hợp sau:
Sâu răng, viêm lợi
Tình trạng sâu răng, viêm lợi đã quá quen thuộc với mọi người dù có không niềng răng. Trong quá trình đeo mắc cài, việc vệ sinh răng miệng cũng sẽ gặp nhiều khó khăn.
Nếu bạn không vệ sinh đúng cách theo hướng dẫn của bác sĩ thì các mảng bám thức ăn thừa dễ mắc lại trên dây cung và mắc cài. Từ đó, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và lâu dần gây ra tình trạng sâu răng và sưng lợi khi niềng răng.
Dị ứng
Hiện nay, tỷ lệ người dị ứng với cao su chiếm phần trăm rất ít, do đó, tình trạng dị ứng trong niềng răng rất ít xảy ra. Nếu bạn không may nằm trong trường hợp bị dị ứng với cao su, hãy trao đổi với bác sĩ để xem xét lựa chọn phương án niềng răng phù hợp nhất.
Do đó, bạn không cần quá lo lắng bởi vì hiện nay với công nghệ phát triển, tại các nha khoa cung cấp đa dạng phương pháp niềng răng.
Xước mô mềm, nhiệt miệng
Nếu bạn đã từng niềng răng thì đã không còn xa lạ với tình trạng xước mô mềm và nhiệt miệng. Niềng răng bị nhiệt miệng là biến chứng niềng răng trong khoảng thời gian đầu, khi khoang miệng chưa kịp thích nghi với mắc cài, dẫn tới bị ma sát vào các mô mềm phần má, môi, từ đó bị nhiệt miệng.
Trong khoảng thời gian đầu sau niềng răng, để hạn chế trường hợp này xảy ra, bạn có thể sử dụng sáp nha khoa.
Tiêu chân răng
Khi cơ sở nha khoa kém chất lượng, bác sĩ không đủ chuyên môn nên không thể kiểm soát được lực kéo răng, từ đó dẫn đến tình trạng niềng răng sai cách. Lúc này, răng bị kéo với lực quá mạnh nên dễ khiến răng lung lay và chân răng bật ra, làm mất răng và tiêu xương khi niềng.
Mất khoáng men răng
Trong quá trình chăm sóc răng miệng sau niềng, mọi người thường lầm tưởng rằng, chải răng mạnh sẽ giúp răng sạch hơn. Tuy nhiên, điều này không đúng, răng sạch hay không là nhờ vào kỹ thuật chải chứ không phải lực chải mạnh.
Khi bạn chải răng quá mạnh sẽ làm mất khoáng trên bề mặt men răng trong quá trình niềng răng.
Răng không thể di chuyển do cứng khớp
Tình trạng cứng khớp làm răng không thể di chuyển không phải là do yếu tố về nha khoa hay bác sĩ. Theo thống kê từ các nha khoa, rủi ro khi niềng răng này rất ít khi xảy ra, đa phần xảy ra ở những người có tiểu sử chấn thương. Khi khớp cứng, răng không thể di chuyển làm răng không thể căn chỉnh được trong lúc niềng.
Bật chân răng
Khi bác sĩ niềng răng sai cách với lực kéo quá mạnh có thể gây ra hiện tượng niềng răng bị hở chân răng. Tình trạng bật chân răng ở mỗi người sẽ khác nhau. Người răng yếu, xương răng mỏng hoặc răng sâu nhiều sẽ thường rất dễ xảy ra tình trạng bật chân răng khi niềng răng.
Do đó, hãy tham khảo ý kiến của các bác sĩ nha khoa có chuyên môn cao, họ sẽ đưa cho bạn những lời khuyên hữu ích về tình trạng của bạn có nên niềng răng hay không.
Gây rối loạn khớp thái dương
Trên thực tế, phương pháp niềng răng giúp bạn cải thiện được khớp cắn và khắc phục chứng rối loạn khớp Thái Dương hiệu quả. Tuy nhiên, ở Việt Nam, tỷ lệ rối loạn khớp Thái Dương khá cao, biến chứng niềng răng này thường xảy ra do quá trình ăn nhai của khớp cắn lệch lạc kéo dài.
Khi bạn rối loạn khớp Thái Dương, hãy điều trị dứt điểm trước khi thực hiện niềng răng. Điều này sẽ giúp quá trình chỉnh nha của bạn thuận lợi và an toàn hơn.
Tái phát sau niềng răng
Ngoài ra, sau khi tháo niềng răng, tình trạng răng của bạn sẽ trở lại vị trí răng xô lệch như ban đầu. Nguyên nhân chủ yếu là do thói quen xấu và không đeo hàm duy trì.
Sau niềng răng, bạn cần loại bỏ thói quen đẩy lưỡi, dùng răng mở nắp chai hay khui đồ. Bên cạnh đó, bác sĩ thường chỉ định đeo hàm duy trì từ 6 – 12 tháng sau niềng. Việc của bạn là tuân thủ theo chỉ định đó để răng ổn định trên cung hàm.
Mỗi rủi ro khi niềng răng sẽ là một yếu tố dẫn đến tình trạng răng miệng của các bạn xấu hơn. Do đó, bạn cần tìm hiểu được các biến chứng có thể xảy ra để từ đó có phương pháp phòng tránh phù hợp.
Biện pháp khắc phục các biến chứng niềng răng hiệu quả
Niềng răng thành công hay không phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, do đó bạn cần có biện pháp phòng ngừa để khắc phục những biến chứng niềng răng xảy ra trong và sau quá trình niềng. Cụ thể bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín
Niềng răng là phương pháp chỉnh nha cần kỹ thuật chuẩn xác để hạn chế tối đa trường hợp mất răng sau khi niềng. Do đó, bạn cần phải lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín để có thể niềng răng an toàn. Bởi vì tại những cơ sở uy tín sẽ quy tụ đội ngũ bác sĩ dày dặn kinh nghiệm cùng với sự hỗ trợ của hệ thống máy móc hiện đại.
- Lựa chọn đúng phương pháp niềng răng
Dựa vào sức khỏe và tình trạng độ phức tạp của răng để lựa chọn ra phương pháp phù hợp. Điều này giúp kết quả niềng răng đạt hiệu quả cao hơn.
- Tái khám đúng hẹn
Sau khi niềng răng, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách chăm sóc răng miệng và hẹn lịch tái khám. Việc của bạn là duy trì lịch tái khám để bác sĩ nắm bắt được tốc độ dịch chuyển của răng, từ đó căn chỉnh lực kéo hợp lý. Bên cạnh đó, nếu phát hiện ra có các rủi ro khi niềng răng, bác sĩ cũng kịp thời xử lý.
- Chế độ ăn uống
Sau khi niềng răng, bạn cần chú ý vào chế độ ăn để cân bằng dinh dưỡng cho mỗi bữa ăn trong ngày. Bởi vì thời gian đầu sau niềng, bạn sẽ gặp khó khăn trong việc ăn nhai nên sẽ rất dễ bị sụt cân. Nên lựa chọn những món mềm, dễ nhai. Tránh ăn những món dai, cứng, và thức uống có gas.
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ
Bạn cần đánh răng đúng cách 2 lần mỗi ngày để vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Trong quá trình niềng răng, những mảng bám thức ăn thừa sẽ dễ giắt vào mắc cài, dó đó đánh răng thôi là chưa đủ.
Bạn cần kết hợp sử dụng nước súc miệng, tăm chải kẽ, máy tăm nước để loại bỏ sạch những mảng bám trên răng sau mỗi bữa ăn.
Bên cạnh đó, đừng quên lựa chọn những cơ sở nha khoa uy tín để thực hiện niềng răng. Điều này sẽ giúp hạn chế tối đa những biến chứng niềng răng có thể xảy ra trong quá trình niềng răng.
Có thể thấy khi thực hiện chỉnh nha không đúng kỹ thuật và không đảm bảo an toàn thì sẽ gây ra rất nhiều biến chứng niềng răng. Do đó, để hạn chế những biến chứng chỉnh nha xảy ra, hãy đến với Nha Khoa Shark, nơi đây sẽ đảm bảo sức khỏe răng miệng cho bạn và giúp bạn có hàm răng đều đẹp, tự tin trong giao tiếp.
Прокомментируйте статью