- По умолчанию
- Больше
Bựa răng là mảng bám ở răng mà hầu như ai cũng gặp phải. Dấu hiệu này có thể gây nên các bệnh lý răng miệng nếu không sớm điều trị. Bạn hãy cùng Nha Khoa Shark tìm hiểu nguyên nhân, tác hại của tình trạng này để có hướng khắc phục khi xem thông tin được chia sẻ ở bài viết sau.
Bựa răng là gì?
Hiểu đơn giản thì bựa răng là mảng bám ở trên răng. Đây là lớp màng vi khuẩn dính, có màu hơi ngà hoặc không màu, được tạo ra bởi sự kết hợp của nước bọt, vi khuẩn, thức ăn thừa lâu ngày. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, cứ trên 1mg mảng bám ở răng sẽ chứa từ 200 – 300 triệu vi khuẩn. Chúng bám chắc trên bề mặt răng và sẵn sàng gây bệnh lý răng miệng khi có điều kiện môi trường thích hợp.
Các nguyên nhân hình thành bựa răng phổ biến
Bạn đã biết được mảng bám trên răng là gì vậy vì sao lại xuất hiện dấu hiệu này? Có nguyên nguyên nhân dẫn đến sự hình thành bựa răng mà bạn cần phải biết để khắc phục từ sớm. Tiêu biểu như:
Thói quen ăn đồ ngọt thường xuyên
Trong các đồ ngọt (sữa, bánh kẹo,…) chứa hàm lượng carbohydrate. Thành phần này khi dính vào răng và không được làm sạch sẽ tạo cơ hội để vi khuẩn trong khoang miệng bám vào.
Chúng sẽ tạo ra mảng bám và môi trường có chứa axit có hại cho răng. Nhất là tình trạng sâu răng.
Vệ sinh răng không sạch
Đánh răng mỗi ngày sẽ giúp loại bỏ tới 60% bựa răng. Nếu kết hợp với dùng chỉ nha khoa hay tăm nước sẽ có hiệu quả làm sạch mảng bám đen trên răng rất hiệu quả.
Nhưng nếu bạn lười đánh răng hay làm sạch răng không kỹ sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển và hình thành mảng bám trên răng.
Thói quen hút thuốc lá
Không khó để nhận ra, hầu hết những người có thói quen hút thuốc lá đều sẽ có bựa răng. Thậm chí, bề mặt răng còn có dấu hiệu ố vàng hay xỉn màu đen rất kém thẩm mỹ. B
ởi trong thuốc lá có nicotin và hắc ín. Khi thành phần này thuốc ra ngoài từ khói thuốc sẽ khiến răng xuất hiện mảng bám và đổi màu. Nhiều trường hợp còn kèm theo các bệnh lý như: hôi miệng, viêm nha chu, ung thu vòm miệng,…
Bựa răng gây ảnh hưởng như thế nào?
Bựa răng nếu để lâu ngày không làm sạch sẽ hình thành vôi răng. Yếu tố này sẽ gây nên nhiều ảnh hưởng đối với sức khỏe răng miệng. Cụ thể như:
- Các mảng bám tích tụ lâu ngày sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn hình thành và gây sâu răng, viêm tủy hay áp xe chân răng,…
- Nguy cơ răng bị viêm nha chu, viêm chân răng,… hay thậm chí là mất răng sẽ diễn ra khi mảng bám lâu ngày trên răng không làm sạch.
- Lớp bựa răng này sẽ khiến bề mặt răng đổi màu, ảnh hưởng tới thẩm mỹ của hàm răng và khiến bạn tự ti khi giao tiếp.
- Màng bám sẽ tạo cơ hội để vi khuẩn tồn tại trên răng. Chúng sẽ phân hủy thức ăn chưa được làm sạch và gây nên tình trạng hôi miệng. Điều này có thể ảnh hưởng đến việc giao tiếp và các bệnh lý khác trong khoang miệng.
- Nếu để mảng bám này lâu ngày không chỉ gây nên bệnh lý về răng miệng. Nó có thể xuất hiện các biến chứng về sức khỏe như: tăng huyết áp, tim mạch,…
Giải pháp khắc phục hình thành bựa răng hiệu quả
Nếu đã biết nguyên nhân và tác hại của mảng bám trên răng là gì thì việc tìm cách khắc phục vấn đề này càng sớm càng tốt là điều cần thiết.
Dưới đây là 3 phương pháp bạn có thể tham khảo để áp dụng ngay giúp giữ hàm răng sạch mảng bám và ngăn ngừa các bệnh lý răng miệng 1 cách hiệu quả.
Vệ sinh răng đúng cách
Khi bựa răng chưa hình thành vôi răng thì bạn cần chú ý việc vệ sinh răng miệng mỗi ngày đúng cách.
Điều này cũng giúp ngăn ngừa nguy cơ gây nên các bệnh lý ở răng rất hiệu quả. Điển hình như:
- Đánh răng sạch ở các thời điểm như: buổi tối trước khi ngủ, buổi sáng khi thức dậy và sau khi ăn khoảng 30 phút.
- Dùng bàn chải lông mềm để vệ sinh răng sạch, nhẹ nhàng, không làm tổn thương tới phần nướu.
- Dùng kem đánh răng chứa nhiều Fluoride giúp bảo vệ men răng và loại bỏ mảng bám rất tốt.
- Bạn nên kết hợp thêm nước súc miệng, tăm nước hay chỉ nha khoa để có kết quả loại bỏ bựa răng, thức ăn thừa, vi khuẩn hiệu quả mỗi ngày.
Có chế độ ăn uống lành mạnh
Nếu bạn muốn ngăn ngừa hình thành bựa răng thì cần áp dụng thực đơn khoa học mỗi ngày. Tiêu biểu như:
- Ăn nhiều rau củ, trái cây và ưu tiên các thực phẩm chứa nhiều canxi như: tôm, cua,… để răng chắc khỏe hơn.
- Hạn chế tối đa thói quen ăn đồ ngọt, uống nước ngọt hay cà phê, thức uống có ga,…
- Nên hạn chế những thực phẩm có độ dính hay dễ mắc vào kẽ răng, nhất là các loại thịt dai,…
Khám răng định kỳ
Nếu bựa răng đã chuyển hóa thành cao răng thì bạn cần khám định kỳ tại các nha khoa để được kiểm tra sớm. Việc lấy cao răng định kỳ 06 tháng/lần là điều cần thiết để tránh phát sinh các bệnh lý ở răng miệng.
Lưu ý, việc khám răng cần liên hệ nha khoa uy tín để đảm bảo quá trình kiểm tra kỹ càng, phát hiện sớm các vấn đề ở răng miệng.
Mách bạn 1 số cách loại trừ bựa răng ngay tại nhà
Nếu bạn không muốn bựa răng để lâu ngày hình thành cao răng và gây các bệnh lý như: sâu răng, viêm chân răng,… thì nên tìm hiểu cách loại bỏ mảng bám này từ sớm.
Cùng với việc vệ sinh răng sạch sẽ, bạn có thể tham khảo thêm 1 vài cách sau:
Dùng muối để làm sạch bựa răng
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, muối không chỉ giúp cân bằng pH trong khoang miệng mà còn có hiệu quả phá vỡ các liên kết của mảng bám trên răng. Phương pháp này sẽ ức chế vi khuẩn phát triển và hình mảng bám 1 cách hiệu quả. Bạn có thể áp dụng cách ngày mỗi ngày để muối phát huy tốt công dụng.
Với phương pháp loại bỏ mảng bám này, bạn cần tiến hành theo 3 bước sau:
- Bước 1: Dùng khoảng 1 muỗng cafe muối trắng hòa trong 500ml nước sạch. (nên sử dụng nước đun sôi để nguội để đảm bảo sạch vi khuẩn).
- Bước 2: Ngậm nước muối trong khoảng 05 phút.
- Bước 3: Vệ sinh lại bằng cách súc miệng với nước sạch hoặc đánh răng.
Sử dụng chanh để làm sạch mảng bám
Bên trong chanh có vitamin C và acid citric. Cả 2 thành phần này sẽ có hiệu quả cao trong việc loại bỏ bựa răng. Theo đó, acid citric giúp mài mòn các mảng bám lâu ngày trên răng để tránh tình trạng lớp mảng này vôi hóa.
Ngoài ra, vitamin C sẽ giúp làm sạch các vết ố vàng để răng sạch và sáng bóng hơn. Bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn sau để loại bỏ bựa trên răng hiệu quả.
- Bước 1: Bạn dùng nửa quả chanh tươi và vắt lấy nước cốt.
- Bước 2: Hòa nước cốt vừa vắt cho vào 50ml nước ấm.
- Bước 3: Súc miệng với hỗn hợp vừa tạo ra.
- Bước 4: Nên đánh răng để làm sạch khoang miệng sau bước trên.
Dùng baking soda để làm sạch bựa răng
Nhiều người đã chọn cách này để đánh bay các mảng bám ở trên răng 1 cách hiệu quả. Baking soda có tính kiềm, phản ứng trực tiếp với những chất trong bựa răng.
Chúng sẽ khiến lớp mảng bám này mềm đi để làm sạch dễ dàng hơn. Bạn có thể dùng baking soda với kem đánh răng hay muối, chanh, giấm,… để có hiệu quả làm sạch tối ưu hơn.
Giải đáp các thắc mắc về bựa răng
Có không ít thắc mắc được đặt ra liên quan đến bựa răng. Để hiểu rõ hơn về tình trạng này, bạn sẽ xem 1 số giải đáp ở dưới đây.
Bựa răng có phải là cao răng không?
Thực ra, cao răng là do bựa răng vôi hóa các mảng bám mà tạo thành. Như vậy, lớp bựa này chính là tiền đề hình thành nên cao răng nếu không được làm sạch từ sớm. Thực tế, lớp bựa trên răng sẽ có độ bám không chắc như cao răng. Vì vậy, khả năng làm sạch và loại bỏ cũng dễ dàng hơn.
Bựa răng có gây hôi miệng hay không?
Câu trả lời là có. Khi mảng bám này tích tụ lâu ngày và có 1 lượng đáng kể ở trên răng, nướu,… sẽ dẫn đến sự tập trung của vi khuẩn. Chúng sẽ thực hiện quá trình phân hủy thức ăn thừa ở răng. Lượng vi khuẩn càng nhiều thì mùi hôi sẽ càng rõ rệt.
Trên đây là tất tần tật thông tin về bựa răng mà bạn cần biết để có thêm kiến thức hữu ích về tình trạng này. Nếu bạn thấy răng xuất hiện nhiều mảng bám hay có các phát sinh bất thường, hãy liên hệ Nha Khoa Shark mọi lúc. Với công nghệ khám, điều trị răng hiện đại, chúng tôi sẽ giúp bạn làm sạch vôi răng và khắc phục các bệnh lý răng miệng từ sớm. Lựa chọn này sẽ giúp bạn yên tâm về sức khỏe răng miệng mỗi ngày.
Прокомментируйте статью