- По умолчанию
- Больше
Khi biết cách đếm răng và đọc tên răng đúng cách, việc theo dõi và duy trì sức khỏe răng miệng sẽ đơn giản, thuận tiện hơn. Tuy nhiên, thường không có nhiều người quan tâm đến những kiến thức cơ bản này. Để giúp bạn biết thêm nhiều thông tin hữu ích và thú vị, nha khoa Shark đã chia sẻ bài viết sau đây, chỉ rõ cách đếm và đọc tên răng. Mời bạn cùng theo dõi.
Tìm hiểu sơ lược về 2 bộ răng của con người
Xuyên suốt quá trình phát triển, con người có tất cả 2 bộ răng: Bộ răng sữa và bộ răng vĩnh viễn. Mỗi bộ răng có sự khác biệt nhất định về số lượng răng và thời gian tồn tại. Trước khi tìm hiểu về cách đếm răng và đọc tên răng, nha khoa Shark mời bạn cùng tìm hiểu sơ lược về 2 bộ răng của con người.
Bộ răng sữa
Răng sữa chính là những chiếc răng đầu tiên xuất hiện trên cung hàm. Ngay từ khi chúng ta còn trong bụng mẹ, mầm răng sữa đã được hình thành. Mầm răng bắt đầu phát triển và mọc thành chiếc răng hoàn chỉnh khi trẻ được khoảng 6 tháng tuổi. Đến khi trẻ được khoảng 32 tháng tuổi, tổng cộng 20 chiếc răng sữa sẽ hoàn thiện trên cung hàm.
Thời gian mọc răng sữa ở mỗi đứa trẻ sẽ không giống nhau, do sự khác biệt về cơ địa cũng như hàm lượng chất dinh dưỡng được nạp vào cơ thể. Trẻ có thể mọc răng sữa sớm hoặc muộn, có sự chênh lệch nhất định với thời gian trung bình phía trên.
Sau khi tồn tại trên cung hàm 1 khoảng thời gian, những chiếc răng sữa sẽ bắt đầu rụng xuống lần lượt theo đúng thứ tự mà chúng đã mọc lên. Đến khi trẻ đủ 12 tuổi, toàn bộ răng sữa trên cung hàm đều đã được thay thế bằng răng vĩnh viễn. Và cách đếm răng sữa cũng tương tự như đếm răng vĩnh viễn.
Bộ răng vĩnh viễn
Bộ răng vĩnh viễn thay thế cho răng sữa, tồn tại mãi mãi cho đến khi chúng ta trưởng thành. Nếu răng vĩnh viễn bị mất đi, vị trí đó trên cung hàm sẽ mãi mãi bị khuyết thiếu.
Người trưởng thành có tổng cộng 28-32 chiếc răng vĩnh viễn. Sở dĩ có sự chênh lệch này là do không phải ai cũng có đủ 4 chiếc răng khôn (răng số 8), tùy theo cơ địa từng người.
Quá trình thay răng sữa sang răng vĩnh viễn bắt đầu diễn ra khi chúng ta được 6-7 tuổi. Đa số các vị trí răng đều thay thế bằng răng vĩnh viễn, chỉ có nhóm răng hàm lớn là không thay thế. Những chiếc răng này sẽ tồn tại xuyên suốt cùng các răng sữa khác và các răng vĩnh viễn xuất hiện sau đó. Quá trình thay răng vĩnh viễn sẽ hoàn tất khi chúng ta khoảng 12 tuổi.
Cách đếm răng trên cung hàm
Thực chất, cách đếm răng trên cung hàm không quá phức tạp: Chia toàn bộ răng trên cung hàm thành 4 phần, đồng nghĩa với việc chia răng trên 1 cung hàm thành 2 phần. Trong đó, cung hàm bên phải phía trên được gọi là hàm thứ nhất, sau đó lần lượt xác định các cung hàm khác theo chiều kim đồng hồ. Lần lượt là:
- Cung hàm bên phải phía trên là hàm thứ nhất (I).
- Cung hàm bên trái phía trên là hàm thứ 2 (II).
- Cung hàm bên trái phía dưới là hàm thứ 3 (III).
- Cung hàm bên phải phía dưới là hàm thứ 4 (IV).
Xác định 4 chiếc răng cửa lớn ở 4 cung hàm nhỏ là chiếc răng đầu tiên (mỗi cung hàm 1 răng cửa lớn). Sau đó, thứ tự các răng còn lại được xác định bằng cách tính từ ngoài vào trong.
Ví dụ: Trên hàm thứ nhất, răng cửa là răng số 1, kế tiếp là răng số 2, răng nanh là răng số 3,… thứ tự các răng cứ tăng dần cho đến chiếc răng cuối cùng là răng số 8 (răng khôn).
Cách đếm răng này áp dụng tương tự cho các cung hàm nhỏ khác.
Cách đọc răng trên cung hàm
Sau khi biết được cách đếm răng, cách đọc răng trên cung hàm sẽ trở nên dễ dàng hơn. Công thức đọc răng theo chuẩn quốc tế là: R + Phần cung hàm nhỏ + Thứ tự răng. Trong đó:
- R là viết tắt của chữ “Răng”.
- Phần cung hàm nhỏ được viết bằng số thường.
- Thứ tự răng đã được xác định trước đó.
Sau đây là 1 vài ví dụ cụ thể:
- Răng số 3 hàm trên bên phải được đọc là R13.
- Răng số 4 hàm trên bên trái được đọc là R24.
- Răng số 7 hàm dưới bên trái được đọc là R37.
- Răng số 6 hàm dưới bên phải được đọc là R46.
So với cách đọc răng vĩnh viễn, cách đọc răng sữa có sự khác biệt. Vì đối với hàm răng sữa, các cung hàm nhỏ 1, 2, 3, 4 sẽ được thay thế bằng 5, 6, 7, 8. Cụ thể hơn:
- Cung hàm răng vĩnh viễn số 1 được thay thế thành cung hàm số 5 ở răng sữa.
- Cung hàm răng vĩnh viễn số 2 được thay thế thành cung hàm số 6 ở răng sữa.
- Cung hàm răng vĩnh viễn số 3 được thay thế thành cung hàm số 7 ở răng sữa.
- Cung hàm răng vĩnh viễn số 4 được thay thế thành cung hàm số 8 ở răng sữa.
Như vậy, cách đọc răng sữa sẽ là:
- Răng sữa số 3 hàm trên bên phải được đọc là R53.
- Răng sữa số 4 hàm trên bên trái được đọc là R64.
- Răng sữa số 7 hàm dưới bên trái được đọc là R77.
- Răng sữa số 6 hàm dưới bên phải được đọc là R86.
Tên các răng trên cung hàm
Với những thông tin trước đó, bạn đã nắm được cách đếm răng và đọc tên răng theo chuẩn nha khoa. Ngoài ra, hàm răng của người trưởng thành còn được chia thành nhiều nhóm răng khác nhau, bao gồm: Răng cửa, răng nanh, răng cối nhỏ (hoặc răng hàm nhỏ), răng cối lớn (hoặc răng hàm lớn) và răng khôn.
- Răng cửa: Bao gồm tất cả răng cửa giữa và răng cửa bên, là các răng số 1 và số 2 ở mỗi cung hàm nhỏ. Theo tên gọi chuẩn quốc tế, các răng cửa ở toàn bộ cung hàm sẽ là R11, R12, R21, R22, R31, R32, R41, R42.
- Răng nanh: Là các chiếc răng thuộc vị trí số 3 trên các cung hàm nhỏ. Con người có tất cả 4 răng nanh, bao gồm: R13, R23, R33, R43.
- Răng cối nhỏ (hoặc răng hàm nhỏ): Là tất cả các răng thuộc vị trí số 4, số 5 ở mỗi cung hàm nhỏ. Trong đó, răng số 4 còn được gọi là răng cối nhỏ số 1, răng số 5 còn được gọi là răng cối nhỏ số 2. Tên gọi theo chuẩn quốc tế của những chiếc răng này lần lượt là: R14, R15, R24, R25, R34, R35, R44, R45.
- Răng cối lớn (hoặc răng hàm lớn): Là tất cả các răng thuộc vị trí số 6, số 7 ở mỗi cung hàm nhỏ. Trong đó, răng số 6 còn được gọi là răng cối lớn số 1, răng số 7 còn được gọi là răng cối lớn số 2. Những chiếc răng này đóng vai trò quan trọng trong hoạt động nhai và nghiền nát thức ăn. Tên gọi theo chuẩn quốc tế của những chiếc răng này lần lượt là: R16, R17, R26, R27, R36, R37, R46, R47.
- Răng khôn: Là những chiếc răng thuộc vị trí số 8 trên mỗi cung hàm nhỏ, chiếc răng này thường mọc lên khi con người bước sang độ tuổi từ 17-25. Tên gọi theo chuẩn quốc tế của răng khôn là: R18, R28, R38, R48. Tuy nhiên, tùy vào cơ địa khác nhau của mỗi người mà số lượng răng khôn mọc sẽ không giống nhau.
Với những thông tin vừa chia sẻ, nha khoa Shark hy vọng đã có thể giúp bạn biết được cách đếm răng và đọc tên răng chuẩn xác nhất. Đây là những thông tin về nha khoa rất thú vị và hữu ích, có thể bạn sẽ cần áp dụng đến nó trong tương lai. Nếu có bất cứ thắc mắc nào cần được giải đáp hoặc có nhu cầu thăm khám, điều trị sức khỏe răng miệng, hãy liên hệ với nha khoa Shark. Chúng tôi hoạt động vào tất cả các ngày trong tuần, và luôn sẵn sàng đồng hành cùng nụ cười của bạn.
Прокомментируйте статью