Mặt lệch, thiếu cân đối là nỗi lắng lo của nhiều người, khiến họ tự ti, ngại ngùng trong giao tiếp, từ đó làm suy giảm chất lượng cuộc sống, ảnh hưởng hiệu suất công việc. Có nhiều cách để chữa mặt lệch, trong đó ngậm đũa có chữa lệch mặt được không là vấn đề được đông đảo mọi người quan tâm. Trong bài viết sau, nha khoa Shark sẽ giúp bạn có được đáp án chính xác cho câu hỏi này.
Ngậm đũa có chữa lệch mặt được không?
Tình trạng mặt lệch biểu hiện qua sự không hài hòa giữa các đặc điểm như mắt, mũi, miệng và đường nét xương hàm, cằm. Trong một số trường hợp, tình trạng mất cân đối này trở nên dễ nhận thấy hơn khi người đó cười. Có nhiều yếu tố có thể dẫn đến mặt lệch, bao gồm cả nguyên nhân bẩm sinh di truyền, những tập quán sinh hoạt hàng ngày, tác động từ bệnh tật, hoặc là di chứng sau tai nạn hay phẫu thuật thẩm mỹ không thành công.
Khả năng cải thiện mặt lệch bằng bài tập ngậm đũa
Các chuyên gia trong lĩnh vực răng hàm mặt nhìn nhận rằng, những trường hợp mặt lệch do yếu tố bẩm sinh hoặc tai nạn nghiêm trọng thường khó có thể tự điều chỉnh. Tuy nhiên, đối với tình trạng lệch mặt phát sinh từ thói quen sinh hoạt chưa tốt hoặc do chấn thương nhẹ, việc thực hiện bài tập ngậm đũa có thể mang lại một số lợi ích. Cụ thể, phương pháp này có thể hỗ trợ trong các tình huống sau:
- Lệch mặt do thói quen không tốt: Bài tập cắn đũa giúp điều chỉnh lại thói quen nhai, hướng tới sự cân bằng lực khi cắn, qua đó hỗ trợ sự phát triển đồng đều và hài hòa của răng. Điều này có thể góp phần cải thiện tình trạng lệch mặt gây ra bởi các thói quen như nghiến răng khi ngủ, nằm ngủ nghiêng một bên lâu ngày, hoặc chỉ nhai thức ăn bằng một bên hàm.
- Lệch mặt do mất răng: Việc cắn giữ đũa có thể tạo ra kích thích nhẹ lên xương hàm, có khả năng thúc đẩy sự phát triển và bù đắp phần nào sự thiếu hụt xương hàm do mất răng gây ra, từ đó hỗ trợ giảm tình trạng lệch mặt.

Những trường hợp ngậm đũa không hiệu quả
Phương pháp này sẽ không mang lại kết quả đối với:
- Lệch mặt do dị tật cấu trúc bẩm sinh: Bài tập này không thể can thiệp vào cấu trúc xương hàm đã định hình từ khi sinh ra, do đó không thể khắc phục được sự mất cân đối có nguồn gốc bẩm sinh.
- Lệch mặt do chấn thương nặng: Ngậm đũa chỉ có thể xem là biện pháp hỗ trợ rất nhỏ đối với các tổn thương nhẹ. Khi khuôn mặt bị lệch do chấn thương nghiêm trọng ảnh hưởng đến xương, can thiệp phẫu thuật để tái cấu trúc xương hàm thường là phương án cần thiết và hiệu quả hơn.
Về cơ bản, khi thực hiện động tác ngậm đũa, các cơ trên mặt được vận động và kéo giãn, điều này có thể kích thích sự phát triển và hoạt động của chúng, từ đó góp phần tạo ra sự cân bằng tốt hơn cho tổng thể khuôn mặt.
Bật mí cách ngậm đũa chữa lệch mặt hiệu quả
Bài tập ngậm đũa chữa lệch mặt đã được áp dụng rộng rãi từ nhiều năm về trước, đặc biệt là với những người làm nghề tiếp viên hàng không, diễn viên, người mẫu,…. Dưới đây là 3 bước ngậm đũa đúng cách để chữa mặt lệch mà bạn nên tham khảo:
Bước 1: Đầu tiên, bạn cần cười thật tươi
Bạn hãy đứng trước gương, nở nụ cười tươi và thật tự nhiên, chú ý không để cho môi hoặc khuôn miệng bị gồng, gây cảm giác gượng ép. Bạn cố gắng cười tươi cho đến khi hai má bắt đầu có dấu hiệu căng tức thì dừng lại.
Đối với động tác này, bạn nên cười tự nhiên khoảng 3 – 5 giây, sau đó mím miệng và tiếp tục cười. Việc tập luyện cách cười đẹp, cười tươi hàng ngày sẽ giúp cơ miệng giãn nở tự nhiên, từ đó giúp bạn có nụ cười tươi tắn, tự tin.
Bước 2: Ngậm đũa để khắc phục mặt lệch
Sau khi đã biết cách cười tươi, tự nhiên thì bạn bắt đầu sử dụng đến đũa. Hãy ngậm đũa và cười tươi như bước 1, thời gian cười kéo dài khoảng 10 – 15 phút để khuôn miệng dần dần trở nên cân đối như mong muốn.
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý vệ sinh đũa sạch sẽ trước khi ngậm vào miệng để tránh vi khuẩn, tác nhân gây bệnh xâm nhập vào khoang miệng. Ngoài ra, bạn cũng nên lựa chọn chiếc đũa có kích thước vừa vặn với khuôn miệng của mình.
Bước 3: Ổn định cơ mặt
Sau khi bỏ đũa ra ngoài, bạn hãy tiếp tục giữ khuôn miệng ở đúng vị trí ban đầu. Sau đó, bạn có thể thả lỏng cơ mặt một cách từ từ và tiếp tục cười tươi như bước 1 khoảng 4 – 5 lần nữa và kết thúc buổi tập.
Phương pháp ngậm đũa chữa mặt lệch có các bước thực hiện tương đối đơn giản nhưng chắc chắn sẽ đem lại hiệu quả tích cực và khiến bạn bất ngờ. Tuy nhiên, cách làm này khá tốn kém thời gian, bởi vậy bạn cần kiên trì thực hiện mới đem lại hiệu quả như mong muốn nhé!

Ngậm đũa để chữa mặt lệch cần bao lâu thời gian?
Đối với trường hợp mặt bị lệch nhẹ do thói quen sinh hoạt hàng ngày thì cần kiên trì ngậm đũa trong khoảng 3 – 6 tháng mới đạt được kết quả như ý. Đây là thời gian tham khảo và chắc chắn sẽ có sự khác nhau ở từng người.
Ngoài việc ngậm đũa để chữa lệch mặt, bạn cũng nên chú ý bỏ các thói quen xấu như nghiến răng, cắn móng tay, ngủ nghiêng một bên,….. để giúp gương mặt trở nên cân đối hơn.
Cần lưu ý gì khi chữa mặt lệch bằng cách ngậm đũa?
Ngậm đũa không thể giúp khắc phục tất cả các trường hợp mặt lệch. Bởi vậy, nếu muốn nhanh chóng sở hữu gương mặt cân đối, đẹp tự nhiên thì bạn nên tham khảo phương pháp phẫu thuật.
Bên cạnh đó, trong quá trình khắc phục tình trạng lệch mặt, bạn cần chú ý một số vấn đề như sau:
- Khi thực hiện phương pháp ngậm đũa để chữa lệch mặt thì bạn phải luôn luôn quan sát mọi chuyển động của khóe miệng. Chẳng hạn, nếu miệng bị căng quá mức, lệch hẳn sang một bên thì bạn nên ngừng tập luyện và báo ngay cho bác sĩ để được tư vấn hướng xử lý mặt lệch bên trái hay bên phải hiệu quả, an toàn.
- Trước bước ngậm đũa, bạn nên khởi động bằng việc tập phát âm chữ I. Âm I giúp cho cơ hàm quen với việc ngậm đũa và trở nên linh hoạt hơn trong quá trình tập luyện.
- Dù thực hiện bất kỳ bài tập chữa lệch mặt nào thì bạn cũng cần phải khởi động kỹ lưỡng cơ miệng để hạn chế tình trạng biến dạng mặt, sai lệch khớp cắn, căng cơ miệng.
- Nếu nguyên nhân gây lệch mặt không phải do thói quen sinh hoạt hàng ngày mà xuất phát từ vấn đề bệnh lý răng miệng thì bạn không nên thực hiện phương pháp ngậm đũa. Lúc này, bạn nên đến các phòng khám nha khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám và tư vấn hướng khắc phục hiệu quả, đảm bảo an toàn.
- Nếu bạn cảm thấy gương mặt đã cân đối và dần ổn định sau một thời gian thực hiện phương pháp ngậm đũa thì đừng ngừng tập đột ngột. Bởi việc ngừng tập bất ngờ có thể khiến cho gương mặt trở lại trạng thái ban đầu. Hãy kiên trì tập luyện thêm cho đến khi gương mặt thật sự tự nhiên và hài hòa bạn nhé!

Ngoài phương pháp ngậm đũa thì đối với trường hợp lệch mặt mức độ nhẹ, bạn có thể tham khảo thêm một số biện pháp hữu ích khác như bấm huyệt, bài tập mewing cho mặt lệch, massage,… Tuy nhiên, các phương pháp này chỉ tác động lực lên phần mô mềm và hoàn toàn không thể thay đổi cấu trúc xương hàm bên trong.
Bởi vậy, tốt hơn hết, nếu bạn cảm thấy gương mặt của mình có dấu hiệu bị lệch thì hãy tìm hiểu, đến các nha khoa uy tín. Bằng kinh nghiệm chuyên môn lâu năm cùng sự hỗ trợ của hệ thống máy móc hiện đại, bác sĩ sẽ giúp bạn chẩn đoán nguyên nhân gây lệch mặt, sau đó tư vấn phương pháp khắc phục hiệu quả, ngăn ngừa mọi biến chứng có liên quan.
Bài viết trên, nha khoa Shark đã thông tin đến bạn đọc câu trả lời cho băn khoăn: “Ngậm đũa có chữa lệch mặt được không và cần lưu ý những gì?”. Đây là phương pháp chữa lệch mặt tự nhiên, tốn kém thời gian và chỉ phù hợp với những người mặt lệch nhẹ. Nếu bạn còn bất kỳ băn khoăn nào thì vấn đề này thì hãy liên hệ với chuyên gia nha khoa Shark để được tư vấn nhé!
Прокомментируйте статью