- По умолчанию
- Больше
Khi mọi người không quan tâm nhiều đến sức khỏe răng miệng của mình thì tình trạng chảy máu răng rất dễ xảy ra.
Vậy khi nuốt máu răng có sao không? Nó có ảnh hưởng gì tới sức khỏe của bạn không? Акула Стоматология sẽ giúp các bạn giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây!
Tại sao gây ra tình trạng chảy máu chân răng
Chảy máu chân răng thường xảy ra khi tổn thương các mô mềm xung quanh răng như: lợi, xương ổ răng, dây chằng,…Vậy chẳng may nuốt máu răng có sao không?
Trước khi giải đáp thắc mắc này, chúng ta cùng đi tìm hiểu nguyên nhân gây ra tình trạng chảy máu răng. Cụ thể gồm những lý do sau:
- Vệ sinh răng miệng không đúng cách
Khi vệ sinh răng miệng sai cách, không thường xuyên sẽ tạo điều kiện để cho vi khuẩn phát triển giữa vùng nướu và răng.
Vi khuẩn sẽ tiết ra những độc tố gây ảnh hưởng tới hệ miễn dịch của cơ thể. Từ đó, chân răng bị sưng, viêm và dẫn đến chảy máu.
- Những tác động mạnh gây tổn thương răng
Khi bạn chải răng quá mạnh, dùng bàn chải quá to quá cứng hoặc bị va đập vào phần răng, cũng sẽ khiến nướu bị tổn thương và chảy máu.
- Viêm chu nha, viêm nướu
Trong trường hợp bạn không đi lấy cao răng định kỳ, bệnh lý viêm chu nha, viêm nướu sẽ rất dễ xảy ra. Lúc này, phần nướu sẽ bị sưng đỏ và viêm nhiễm, từ đó rất dễ chảy máu. Tình trạng viêm nướu càng nặng thì chân răng chảy máu càng nhiều.
- Răng mọc lệch và sai vị trí
Khi răng mọc sai vị trí sẽ gây khó khăn trong việc vệ sinh răng miệng. Lúc này, mảng bám thức ăn thừa giắt lại ở kẽ răng, lâu ngày sẽ dễ gây viêm nhiễm và chảy máu chân răng.
- Sự thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ
Trong giai đoạn dậy thì, mang thai hoặc tiền mãn kinh, phụ nữ sẽ có hiện tượng thay đổi nội tiết tố. Những sự thay đổi đột ngột này sẽ làm tăng lưu lượng máu đến lợi và gây chảy máu chân răng.
- Giảm tiểu cầu
Tiểu cầu có chức năng cầm máu, trong trường hợp mắc các bệnh lý về bạch cầu, sốt xuất huyết,…sẽ làm lượng máu tiểu cầu suy giảm. Lúc này, tình trạng chảy máu chân răng sẽ xuất hiện.
- Thiếu vitamin C, K
Vitamin C giúp phát triển và tái tạo mô, làm lành vết thương. Vitamin K giúp máu nhanh đông. Do đó, nếu bạn không cung cấp đủ 2 chất này sẽ dẫn đến tình trạng sưng, chảy máu nướu.
- Bệnh gan và thận
Thận và gan là 2 bộ phận tham gia vào quá trình làm đông máu từ vitamin K. Khi 2 bộ phận này gặp vấn đề sẽ dẫn đến máu không đông và gây chảy máu.
Bên cạnh đó, khi mắc các bệnh rối loạn máu không đông, bệnh bạch cầu, đa u tủy cũng sẽ khiến chảy máu chân răng trầm trọng.
Nếu bạn gặp phải dấu hiệu chảy máu chân răng, bên cạnh việc khám sức khỏe răng miệng, hãy thăm khám sức khỏe tổng quát để sớm phát hiện các bệnh lý mà bạn đang gặp phải. Từ đó kịp thời xử lý để không gây ảnh hưởng tới sức khỏe.
Nuốt máu răng có sao không?
Nuốt máu răng có sao không? Việc bạn nuốt phải máu răng có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa. Máu răng chứa nhiều chất gây kích thích dạ dày, tạo cảm giác khó chịu, đầy hơi và đau đớn.
Nếu bạn chẳng may nuốt phải lượng máu nhiều thì có thể gây ra tình trạng nôn mửa, từ đó ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa.
Cách điều trị chảy máu chân răng
Như vậy, vấn đề nuốt máu răng có sao không đã được giải đáp. Để hạn chế những ảnh hưởng mà nó mang lại thì bạn cần phải biết cách điều trị đúng lúc và kịp thời. Sau đây là một số cách giúp bạn xử lý hiệu quả:
Cầm máu ngay khi phát hiện chảy máu chân răng
Để xử lý hiệu quả tại nhà, bạn có thể thực hiện cầm máu bằng những cách đơn giản sau:
- Lấy nước ép lô hội (nha đam) thoa lên vùng nướu răng trong vòng 5 phút, sau đó súc miệng lại bằng nước sạch. Áp dụng phương pháp này 2 lần/1 ngày để đạt kết quả như mong muốn.
- Sử dụng tinh dầu đinh hương và bôi lên nướu khoảng 5 phút, sau đó súc miệng lại bằng nước để làm sạch khoang miệng.
- Sử dụng nước lá trà xanh tươi pha với mật ong, sau đó ngậm trong miệng 3 phút rồi nuốt xuống. Phương pháp này có thể thực hiện 2, 3 lần/ ngày.
Xem thêm: Chảy máu chân răng không cầm được phải làm sao?
Cần ăn gì khi chảy máu chân răng?
Trong trường hợp bạn bị chảy máu răng do thiếu Vitamin K, C hoặc Canxi, cần bổ sung thêm những nguồn thực phẩm có đầy đủ những chất này như: cam, chanh, bưởi, phô mai, các loại hạt, rau xanh,…
Bên cạnh đó, xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng để vết thương mau lành và duy trì ổn định các chức năng trong cơ thể.
Nên sử dụng thuốc gì khi chảy máu chân răng
Khi bị chảy máu răng, bạn không được tự ý sử dụng thuốc mua bên ngoài, cần tuân thủ sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Các loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định dùng:
- Nhóm thuốc Corticosteroid dùng để điều trị các triệu chứng sưng đỏ, đau răng.
- Nhóm thuốc kháng sinh dùng để tiêu diệt vi khuẩn.
- Nước súc miệng dùng để loại bỏ vi khuẩn ra khỏi khoang miệng.
- Thuốc kháng viêm giúp giảm viêm.
Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng mà cần phải dùng theo đúng đơn và liều lượng theo chỉ dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
Biện pháp phòng ngừa chảy máu chân răng
Với vấn đề nuốt máu răng có sao không thì đã có rất nhiều nguyên nhân xảy ra. Để có thể phòng ngừa hiệu quả, việc của bạn là ăn uống đủ chất và bổ sung thêm vitamin cho cơ thể, từ đó giúp tăng cường sức khỏe.
Ngoài ra, bạn cần chú ý tới một số vấn đề sau:
- Lựa chọn những bàn chải có đầu lông mềm và dùng lực vừa phải, chải nhẹ nhàng để tránh gây tổn thương lên vùng nướu.
- Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu bia và ngưng hút thuốc lá để bảo vệ sức khỏe răng miệng và sức khỏe tổng thể.
- Thường xuyên kiểm tra sức khỏe răng miệng và lấy vôi răng định kỳ 3 – 6 tháng/1 lần.
Hiện nay, số người mắc các bệnh lý về răng miệng ở Việt Nam khá nhiều. Điều này cho thấy mọi người chưa quan tâm tới tình trạng sức khỏe răng miệng của mình.
Từ đó, mọi người không thường xuyên đi thăm khám và kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ, nên từ đó dễ xảy ra các bệnh lý như chảy máu chân răng, viêm nướu, sâu răng.
Do đó, bạn cần thay đổi thói quen trong việc vệ sinh răng miệng và lựa chọn cho mình cơ sở nha khoa uy tín để chăm sóc sức khỏe răng miệng của bạn định kỳ.
Qua bài viết, vấn đề nuốt máu răng có sao không đã được giải đáp. Ngoài ra, bạn đọc còn được biết thêm về nguyên nhân, giải pháp và cách khắc phục hiệu quả. Nếu bạn muốn biết thêm những cách chăm sóc răng miệng, liên hệ với Акула Стоматология qua Hotline 1800 2069 để được tư vấn và hỗ trợ trực tiếp.
Прокомментируйте статью