- По умолчанию
- Больше
Hiện nay, tình trạng răng bị đen ở kẽ xảy ra phổ biến ở mọi độ tuổi, làm giảm tính thẩm mỹ và ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng.
Vậy nguyên nhân của tình trạng này do đâu? Có những phương pháp nào khắc phục hiệu quả? Tìm hiểu thông tin dưới đây của Акула Стоматология để giải đáp những thắc mắc này!
Tại sao răng bị xỉn đen ở kẽ
Răng bị đen ở kẽ là một trường hợp thường gặp khi bạn không vệ sinh đúng cách và thường xuyên. Trong tình trạng này, màu sắc của răng có sự chuyển biến rõ rệt, từ màu trắng tự nhiên chuyển thành màu nâu hoặc đen.
Trên thực tế, theo nghiên cứu của các chuyên gia trong lĩnh vực nha khoa, nguyên nhân cụ thể của tình trạng đen ở kẽ răng do những yếu tố sau:
- Do sâu răng
Khi bị sâu răng, bạn sẽ nhìn thấy được sự biến đổi rõ ràng nhất bằng mắt thường. Lúc này, vi khuẩn gây sâu sẽ tấn công vào bề mặt răng và tạo thành những đốm đen li ti.
Theo thời gian không được chữa trị thì những đốm đen đó sẽ lan rộng ra bề mặt răng và tạo thành những mảng đen.
Từ đó, dẫn đến hiện tượng răng bị đen ở kẽ và thậm chí gây viêm tủy và nhiễm trùng máu.
- Do cao răng
Cao răng cũng là một trong những nguyên nhân gây đen răng ở kẽ, khiến mọi người mất tự tin khi giao tiếp.
Sau mỗi bữa ăn, khi mọi người không vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đúng cách thì những mảng bám vẫn còn bám trên bề mặt răng.
Lâu ngày, mảng bám sẽ tạo thành lớp cao răng cứng ở trên bề mặt răng và gây ra hiện tượng đen ở kẽ răng.
- Răng bị đen ở kẽ do vệ sinh không đúng cách
Khi bạn đánh răng sơ sài, không tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ thì vô tình để lại lượng vi khuẩn lớn gây ảnh hưởng tới men răng và sức khỏe răng miệng.
Ngoài ra, trường hợp đánh răng quá nhanh cũng sẽ tác động xấu tới lớp men, làm chúng bị mài mòn nhanh trong một thời gian ngắn.
Từ đó có thể nhận thấy, khi bạn sai lệch kiến thức vệ sinh răng cũng sẽ dẫn đến răng đen ở kẽ.
- Do uống nhiều thuốc kháng sinh
Trong trường hợp bạn sử dụng các loại thuốc có nhiều màu sắc trong một thời gian dài như: Tetracycline, Chlorhexidine,…thì các thành phần kháng sinh trong thuốc sẽ tự tác động vào sâu bên trong răng làm bề mặt răng bị đổi màu.
Lúc này, các phương pháp tẩy trắng thông thường sẽ không thể cải thiện được. Để điều trị dứt điểm, bạn cần thực hiện tẩy trắng tại các nha khoa uy tín.
- Do hút thuốc
Trong thuốc lá có chứa nhiều hóa chất độc hại như Nicotine, chúng làm phá vỡ lớp màng bảo vệ răng, khiến men răng suy yếu và bị đổi màu từ vàng sang đen.
Bên cạnh đó, hút thuốc lá còn gây hôi miệng làm cuộc sống sinh hoạt của mọi người bị ảnh hưởng.
- Do di truyền
Nếu bố mẹ, ông bà có tình trạng răng đen ở kẽ thì khả năng rất cao bạn sẽ gặp tình trạng này. Đối với trường hợp này, các phương pháp tẩy trắng sẽ không có hiệu quả.
Để cải thiện, bạn sẽ được khuyến khích thực hiện phương pháp bọc sứ, giúp hàm răng trắng sáng và đều đẹp hơn.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng răng đen ở kẽ. Để điều trị hiệu quả, bạn phải biết được nguyên nhân gây ra.
Do đó, hãy thăm khám bác sĩ, họ sẽ kiểm tra để phát hiện nguyên nhân, từ đó đưa ra phương án điều trị phù hợp.
Răng bị đen ở kẽ có ảnh hưởng gì không?
Nếu bạn đang có dấu hiệu răng bị đen ở kẽ, nhưng lại chủ quan không điều trị thì sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng. Cụ thể bạn sẽ gặp phải những tình trạng sau:
- Gây kém thẩm mỹ
Răng đen ở kẽ là tình trạng xuất hiện những đốm đen ở trên bề mặt răng. Do đó, chúng gây mất thẩm mỹ và làm ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày, khiến bạn không tự tin trong mỗi cuộc giao tiếp.
- Gây hôi miệng
Thực tế, khi răng bị đen do những mảng bám thức ăn thừa thì ảnh hưởng đầu tiên là gây hôi miệng. Tình trạng này khiến bạn e ngại và tự ti với mọi người xung quanh.
- Gây ra một số bệnh lý
Ngoài gây hôi miệng, khi không được điều trị kịp thời thì tình trạng răng bị đen ở kẽ cũng sẽ gây ra một số bệnh lý về răng miệng như sâu răng, viêm tủy, chảy máu chân răng,…
Do đó, bạn cần phải có biện pháp xử lý kịp thời để cải thiện tình trạng răng đen ở kẽ hiệu quả. Ngoài ra, hãy tham khảo một số phương pháp phòng tránh để hạn chế tình trạng này xảy ra đối với bạn.
Các biện pháp khắc phục răng đen ở kẽ
Vậy trong trường hợp răng đen ở kẽ không có hướng tiến triển tích cực thì bạn cần làm gì để xử lý tình trạng này hiệu quả? Dưới đây là một số phương pháp cụ thể giúp mọi người có thể cải thiện tình trạng răng đen ở kẽ hiệu quả.
Lấy cao răng
Lớp cao răng đa phần thường rất cứng và khó có thể làm sạch bằng phương pháp thông thường. Tuy nhiên, với công nghệ hiện đại, các mảng bám cứng đầu sẽ được phá vỡ một cách dễ dàng và không gây đau nhức.
Từ đó cũng giúp ngăn chặn được các bệnh lý nguy hiểm cho sức khỏe răng miệng. Quá trình lấy cao răng trung bình khoảng 15 – 20 phút.
Отбеливание зубов
Đây cũng là một phương án mà bác sĩ hay thực hiện để cải thiện tình trạng răng bị đen ở kẽ. Hiện nay, tại các nha khoa đang phổ biến 2 phương pháp: dùng máng tẩy trắng và công nghệ WhiteMax.
Khi áp dụng hai phương pháp này, bạn sẽ duy trì được hàm răng trắng sáng trong vòng 3 – 5 năm. Ngoài ra, tẩy trắng răng cũng giúp ngăn ngừa sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu,… hiệu quả.
Фарфоровая зубная коронка
Đối với những trường hợp răng bị đen do yếu tố di truyền hoặc không thể cải thiện được bằng những phương pháp tẩy trắng hay lấy cao răng thì bọc sứ thẩm mỹ là phương án tối ưu nhất.
Bọc răng sứ giúp cải thiện chức năng ăn nhai và tăng tính thẩm mỹ trên gương mặt của bạn. Có 2 phương pháp bọc sứ mà bạn có thể lựa chọn là bọc sứ kim loại và bọc sứ toàn sứ.
Bọc sứ kim loại sẽ có tuổi thọ từ 5 – 7 năm, còn với bọc sứ toàn sứ có tuổi thọ lên tới 15 – 20 năm. Bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn ra phương pháp phù hợp. Ngoài ra, chi phí bọc răng sứ cũng sẽ có nhiều mức giá đa dạng để bạn lựa chọn.
Mỗi nguyên nhân sẽ có một phương án xử lý riêng. Do đó, để điều trị hiệu quả, hãy xác định đúng nguyên nhân mình gặp phải. Ngoài ra, cần thực hiện tại những cơ sở nha khoa uy tín để đảm bảo an toàn và chất lượng.
Những giải pháp khắc phục răng bị đen ở kẽ tại nhà
Trong trường hợp răng đen ở kẽ ở giai đoạn mới phát triển, chưa có nhiều nguy hiểm và bạn cũng chưa có thời gian để thăm khám bác sĩ. Tham khảo ngay những cách xử lý tại nhà dưới đây:
Sử dụng chanh
Trong chanh chứa hàm lượng lượng Vitamin C dồi dào, có khả năng làm sạch những mảng bám trên răng. Do đó, mọi người thường sử dụng để cải thiện răng bị đen và khắc phục hơi thở có mùi.
Để thực hiện, bạn làm theo những bước sau:
- Bước 1: Vắt lấy nước cốt 1 quả chanh.
- Bước 2: Cho một ít muối vào nước cốt chanh và khuấy đều.
- Bước 3: Ngấm đều bàn chải đánh răng và chải nhẹ nhàng lên mọi ngóc ngách trên bề mặt răng trong khoang 2 – 3 phút.
Lưu ý: Bạn chỉ nên áp dụng phương pháp này khoảng 2 – 3 lần/1 tuần để tránh làm tổn thương đến men răng. Sau một thời gian kiên trì thực hiện, những mảng bám trên răng sẽ được cải thiện hiệu quả.
Sử dụng muối và đường
Như các bạn đã biết, muối có khả năng tiêu diệt vi khuẩn và làm sạch răng một cách hiệu quả. Đặc biệt, khi muối kết hợp với đường sẽ giúp loại bỏ những mảng đen trên răng nhanh chóng.
Bạn trộn đều 1 thìa muối với một thìa đường, sau đó bôi lên răng. Lấy bàn chải đánh răng chà nhẹ nhàng để muối và đường tan ra cho ngấm đều trên bề mặt răng.
Cuối cùng, súc miệng lại với nước sạch để loại bỏ hết mảng bám sót lại trong khoang miệng.
Dùng Baking Soda để khắc phục răng bị đen ở kẽ
Baking Soda được biết đến với công dụng làm đẹp, ngoài ra chúng còn có khả năng tẩy trắng răng hiệu quả. Để áp dụng, bạn thực hiện theo những bước sau:
- Bước 1: Hòa tan baking soda vào nước
- Bước 2: Nhỏ thêm một vài giọt giấm trắng và muối vào hỗn hợp rồi trộn đều lên.
- Bước 3: Nhúng bàn chải đánh răng vào hỗn hợp vừa thu và chà khoảng 2 phút.
- Bước 4: Đánh răng lại với kem đánh răng thông thường để loại bỏ sạch mùi giấm trong khoang miệng.
Lưu ý: Phương pháp này nên thực hiện 2 – 3 lần một tuần. Không nên quá lạm dụng vì có thể gây ảnh hưởng tới men răng.
Sử dụng vỏ quýt khô
Trong vỏ quýt có chứa nhiều axit citric, có khả năng làm sạch mảng bám ố vàng, xỉn màu ở trên bề mặt răng, giúp răng trắng sáng hơn.
Nếu bạn ăn quýt, hãy giữ lại vỏ, sau đó đem đi phơi nắng cho khô rồi tán nhuyễn. Tiếp theo, lấy bột vỏ quýt vừa thu được trộn với kem đánh răng và chải nhẹ lên bề mặt răng.
Cuối cùng súc miệng lại với nước sạch để loại bỏ sạch mảng bám trên bề mặt răng.
Vì vỏ quýt là nguyên liệu tự nhiên, lành tính nên bạn có thể sử dụng hàng ngày để cho ra kết quả như mong đợi.
Một số lưu ý khi phòng tránh tình trạng đen ở kẽ răng
Để có một hàm răng trắng sáng, khỏe mạnh và không gặp phải tình trạng răng bị đen ở kẽ thì bạn cần có phương pháp chăm sóc răng miệng hiệu quả. Dưới đây là một số phương pháp giúp răng khỏe mạnh mỗi ngày mà bạn có thể tham khảo:
- Vệ sinh răng miệng đúng cách, khoa học
Bạn cần xây một lộ trình chăm sóc sức khỏe răng miệng theo hướng dẫn của bác sĩ. Đầu tiên, chải răng đúng cách 2 lần mỗi ngày.
Bên cạnh đó, kết hợp dùng chỉ nha khoa, nước súc miệng, tăm nước để giúp làm sạch mảng bám thức ăn thừa sau mỗi bữa ăn.
Lúc này vi khuẩn sẽ không có môi trường để phát triển nên răng sẽ khỏe mạnh hơn mỗi ngày.
- Chế độ ăn uống khoa học
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, hạn chế dùng những thực phẩm có màu đậm như cà phê, đồ uống có gas, trà hoặc chất kích thích. Bổ sung các loại thực phẩm có nhiều canxi và vitamin để răng khỏe mạnh và chắc khỏe hơn.
- Khám răng định kỳ
Theo chuyên gia trong nha khoa, mỗi người cần thăm khám sức khỏe răng miệng 2 lần mỗi năm. Điều này sẽ giúp kiểm tra tình trạng răng miệng thường xuyên, nếu có phát hiện vấn đề ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng thì các bác sĩ sẽ điều trị kịp thời.
Đừng quên lựa chọn những cơ sở nha khoa uy tín để thăm khám vì ở đó sẽ đảm bảo chăm sóc sức khỏe răng miệng của bạn tốt nhất.
Bên cạnh đó, hãy tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ về cách chăm sóc răng miệng để có một hàm răng trắng sáng và khỏe mạnh.
Như vậy, răng bị đen ở kẽ có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ mà còn gây ra nhiều bệnh lý về răng miệng. Để khắc phục hiệu quả, liên hệ với Акула Стоматология để được bác sĩ thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
Прокомментируйте статью