- По умолчанию
- Больше
Trong quá trình phát triển răng của trẻ, răng sữa và răng vĩnh viễn sẽ mọc đan xen nhau. Có nhiều phụ huynh nghĩ rằng răng cấm cũng sẽ được thay mới. Nhưng thực sự răng cấm của trẻ có thay không? Акула Стоматология sẽ giải đáp chi tiết vấn đề này qua bài viết dưới đây.
Răng cấm của trẻ có thay không?
Răng cấm của trẻ khi mọc lên đã là răng vĩnh viễn, chỉ mọc duy nhất 1 lần trong đời và không thay thế bằng bất kỳ chiếc răng nào khác.
Răng cấm là tên gọi khác của răng hàm số 6 và số 7, đảm nhiệm vai trò quan trọng trong quá trình ăn nhai và có liên kết chặt chẽ với hệ thống dây thần kinh. Do đó, không được đụng chạm hay nhổ bỏ răng cấm vì sẽ làm ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng.
Trẻ em chưa có ý thức về tầm quan trọng của răng cấm, vì vậy phụ huynh nên hướng dẫn trẻ chăm sóc răng miệng đúng cách và xây dựng chế độ ăn uống khoa học. Đây là việc làm cần thiết để hạn chế các bệnh lý có thể làm ảnh hưởng răng cấm, giúp duy trì tốt sức khỏe răng miệng.
Nếu răng cấm bị hư hại thì phải làm sao?
Răng cấm tham gia vào quá trình nhai cắn thức ăn và chịu áp lực lớn hơn so với các răng còn lại nên dễ sứt, mẻ. Ngoài ra, trẻ có thói quen ăn đồ ngọt và không vệ sinh răng miệng thường xuyên nên có nguy cơ cao mắc các bệnh lý răng miệng. Đây là điều cần quan tâm bên cạnh vấn đề trẻ em có thay răng cấm không.
Khi đó, phụ huynh cần đưa trẻ tới nha khoa uy tín để được bác sĩ kiểm tra chỉ định giải pháp điều trị phù hợp. Mỗi trường hợp răng cấm của trẻ bị hư hại sẽ tương ứng với 1 cách khắc phục khác nhau.
Trường hợp răng cấm bị bệnh lý
Sau khi khám tổng quát và xác định bệnh lý ở răng cấm của trẻ, bác sĩ sẽ điều trị theo loại bệnh và mức độ ảnh hưởng của bệnh:
- Răng cấm bị sâu nhẹ: Bác sĩ sẽ gây tê rồi dùng khoan siêu tốc mài bỏ phần mô răng cấm bị sâu. Sau đó sẽ trám bít lại răng cấm để điều trị dứt điểm tình trạng sâu răng, tránh bị sâu răng nặng hơn.
- Răng cấm bị sâu nặng: Trong trường hợp răng cấm bị tổn thương quá nặng, trẻ cần phải nhổ bỏ răng cấm để ngăn chặn vi khuẩn tấn công vào xương ổ răng.
- Răng cấm bị sứt mẻ: Trẻ sẽ được hàm trám răng Inlay/Onlay để bù đắp phần răng bị khuyết, khôi phục lại khả năng ăn nhai.
- Răng cấm bị viêm nha chu, viêm nướu: Bác sĩ sẽ cạo vôi răng, loại bỏ mô nướu và nạo túi nha chu. Sau đó sử dụng biện pháp hỗ trợ kích thích nướu bám dính và ôm sát cổ răng chắc chắn hơn.
Trường hợp rụng răng cấm
Trẻ bị rụng răng cấm có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau: Tai nạn, chấn thương, nhai cắn thức ăn quá cứng, bệnh lý răng miệng,… Vấn đề này làm suy giảm khả năng ăn nhai và ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng của trẻ.
Trong trường hợp này, trẻ sẽ được bác sĩ cho đeo hàm giả tháo lắp để khắc phục tạm thời, duy trì chức năng nhai cắn. Khi trẻ đã ổn định cấu trúc xương hàm và răng (khoảng từ 18 tuổi trở lên) có thể thực hiện các giải pháp phục hình răng khác: Bọc răng sứ hoặc cấy ghép Implant.
Đăng ký thăm khám và tư vấn ngay hôm nay!
Hướng dẫn chăm sóc răng cấm đúng cách cho trẻ
Răng cấm chỉ mọc 1 lần duy nhất và giữ vai trò ăn nhai chủ lực nên phụ huynh cần hướng dẫn trẻ chăm sóc răng miệng kỹ lưỡng. Bạn có thể cho trẻ thực hiện những cách sau đây:
- Đánh răng đều đặn ít nhất 2 lần/ngày, nhất là sau khi ăn. Sử dụng bàn chải lông mềm và kem đánh răng chứa flour giúp ngăn ngừa sâu răng. Đồng thời, cho trẻ dùng chỉ nha khoa kết hợp với nước súc miệng hoặc nước muối sinh lý để loại bỏ triệt để mảng bám, vụn thức ăn còn sót lại trên răng.
- Cho trẻ ăn uống theo chế độ khoa học. Bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin C và canxi hàng ngày. Hạn chế tiêu thụ đồ ăn ngọt, chứa nhiều đường và nước uống có gas.
- Nếu có thói quen nghiến răng khi ngủ, nên đeo máng bảo vệ hàm cho trẻ.
- Đưa trẻ thăm khám nha khoa định kỳ 6 tháng/lần tại địa chỉ nha khoa uy tín để có thể phát hiện và xử lý kịp thời các vấn đề răng miệng (nếu có).
Hy vọng bài viết trên đã giúp các quý phụ huynh hiểu rõ được vấn đề “Răng cấm của trẻ có thay không?” và biết thêm cách bảo vệ tốt sức khỏe răng miệng cho trẻ. Điều quan trọng là cha mẹ cần theo dõi sát sao và đưa trẻ đến nha sĩ để đảm bảo rằng quá trình thay răng diễn ra suôn sẻ và không gây ra các vấn đề về răng miệng sau này
Прокомментируйте статью