- По умолчанию
- Больше
Thức ăn dai, dẻo chưa hẳn là nguyên nhân chính gây ra tình trạng dắt thức ăn sau khi ăn. Mà điều này còn xảy ra do các nguyên nhân như: Tiêu xương hàm, cấy trụ Implant sai vị trí, tình trạng hở nhú lợi,… Hãy cùng nha khoa Shark tìm hiểu về nguyên nhân làm răng Implant bị dắt thức ăn và các cách khắc phục hiệu quả trong bài viết sau đây.
Răng Implant bị dắt thức ăn – Nguyên nhân do đâu?
Hiện nay, trồng răng Implant là giải pháp phục hình răng tiên tiến nhất. Phương pháp này giúp bạn sở hữu chiếc răng nhân tạo hoàn chỉnh từ hình dáng cho đến khả năng ăn nhai. Chân răng đã mất sẽ được thay thế bởi trụ Implant làm từ Titanium lành tính, an toàn với cơ thể.
Sau khi trồng răng Implant hoàn tất, bạn có thể gặp phải một số trường hợp bị dắt thức ăn ở chân răng. Có 5 nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng này.
Do trụ Implant bị dịch chuyển
Mặc dù trụ Implant thay thế vị trí và chức năng của chân răng, nhưng xung quanh nó không có bất cứ gì chằng nào. Vì vậy, răng Implant không hề dịch chuyển, hoàn toàn khác với răng thật sẽ dịch chuyển khi ăn nhai. Thời gian sử dụng càng lâu, khe hở giữa răng Implant và rất thật sẽ càng rõ. Đây chính là nguyên nhân gây ra tình trạng dắt thức ăn ở răng Implant.
Do bị hở nhú lợi
Răng Implant bị dắt thức ăn còn do tình trạng hở nhú lợi. Trường hợp này xảy ra khi kích thước của chân răng thật lớn hơn trụ Implant. Vì vậy, giữa lỗ trống răng thật và răng Implant sẽ có khoảng cách, vị trí này rất dễ bị dắt lại thức ăn dư thừa.
Do bị tiêu xương
Tiêu xương hàm là biến chứng nguy hiểm khi bị mất răng vĩnh viễn trong thời gian dài. Điều này sẽ làm cho khoảng cách tiếp cận giữa các răng bị thay đổi. Do đó, thức ăn thừa và mảng bám cũng dễ bị dắt lại ở chân răng nhiều hơn.
Do lực cắn bất thường
Thời gian bị mất răng càng lâu, khớp cắn càng bất thường. Bạn sẽ phải đối mặt với các vấn đề như: Răng bị nghiêng lệch nhiều, cài răng lược, múi chui,… Đây cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến làm răng Implant bị dắt thức ăn.
Do cấy trụ Implant sai vị trí
Để thực hiện cấy ghép Implant thành công, bác sĩ cần xây dựng các kế hoạch chi tiết, chính xác. Kế hoạch này bao gồm hình ảnh mô phỏng của răng Implant trong tương lai và vị trí cấy trụ Implant chuẩn xác. Nếu kế hoạch có sai sót, bác sĩ sẽ cấy trụ Implant sai vị trí. Đây là lý do làm cho răng bên cạnh bị xô lệch và dẫn đến nguy cơ dắt lại thức ăn thừa ở răng.
Ảnh hưởng khi răng Implant bị dắt thức ăn
Bị dắt thức ăn ở răng Implant không thể tự làm sạch thông qua cơ chế của dòng chảy nước bọt hay đánh răng thông thường. Khi gặp phải tình trạng này, bạn sẽ cảm thấy vướng víu và khó chịu.
Mặt khác, thức ăn dư thừa bị dắt lại ở khoang miệng còn là điều kiện để vi khuẩn tích tụ và sinh sôi. Nếu không xử lý, bạn sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị viêm nhiễm. Cũng vì vậy, răng Implant không thể bền chắc trên cung hàm trong thời gian dài, thậm chí làm ảnh hưởng đến những chiếc răng kế cận.
Cách khắc phục tình trạng răng Implant bị dắt thức ăn
Như vậy, có rất nhiều nguyên nhân làm cho thức ăn bị dắt lại ở răng Implant. Để đạt được hiệu quả phục tốt, bạn cần dựa vào từng nguyên nhân nhất định. Sau đây là thông tin chi tiết được chia sẻ bởi các bác sĩ tại nha khoa Shark.
Khắc phục điểm tiếp xúc giữa răng Implant và răng thật
Để thức ăn không còn bị dắt lại ở răng Implant, bác sĩ sẽ tháo răng Implant và đặt thêm sứ ở vị trí tiếp xúc giữa chiếc răng này với răng thật. Cách khắc phục này được áp dụng khi giữa răng Implant và nướu răng tồn tại một khoảng trống.
Theo ý kiến của bác sĩ, bạn nên trồng răng Implant bằng cách bắt vít thay vì gắn Cement để thuận tiện hơn trong việc khắc phục tình trạng dắt thức ăn ở răng Implant.
Khắc phục tình trạng hở nhú lợi
Nếu răng Implant bị dắt thức ăn do tình trạng hở nướu lợi, bác sĩ cần phải khắc phục vấn đề này. Với các trường hợp có kiểu hình lợi mỏng, bác sĩ sẽ cấy lợi hơi âm xuống dưới mức xương, chế tạo Abutment. Sau đó, bác sĩ tiến hành tạo hình để khắc phục tình trạng nghiêng đổ của các răng bên cạnh, bo kín để tạo thêm không gian trống. Đây được gọi là kỹ thuật lấp kín nhú lợi.
Theo ý kiến của nhiều bác sĩ, kỹ thuật này là thách thức không nhỏ. Để có thể thực hiện, bác sĩ phải có tay nghề cao và thành thạo kiến thức chuyên môn. Nếu không sẽ gây ra các hậu quả khó lường.
Khắc phục tình trạng tiêu xương quanh răng Implant
Nếu nguyên nhân làm cho răng Implant bị dắt thức ăn là do tình trạng tiêu xương hàm, bác sĩ sẽ tháo bỏ răng Implant để thực hiện thủ thuật cấy ghép xương hàm. Sau đó, bác sĩ tiến hành trồng răng Implant lại từ đầu.
Khắc phục lực cắn khớp bất thường
Đối với những trường hợp có khớp cắn lộn xộn, bác sĩ cần xây dựng kế hoạch tái lập lại khớp cắn trước khi trồng răng Implant. Lúc này, bác sĩ sẽ áp dụng các kỹ thuật điều trị gồm: Đánh lún răng trồi, dựng trục răng nghiêng đổ. Đối với trường hợp bị mất răng hàm dưới và vị trí đối diện bị lõm xuống sẽ gây ra tình trạng gài khớp cắn và nhồi nhét thức ăn. Nếu không xử lý sẽ làm ảnh hưởng chất lượng của răng Implant lẫn răng thật kế cận.
Khắc phục răng Implant sai vị trí
Trong kỹ thuật trồng răng Implant, vị trí đặt trụ Implant chuẩn xác có ý nghĩa rất quan trọng. Vì nếu trụ Implant không được đặt ở vị trí trung tâm hoặc ở đường thẳng trực sẽ gây ra tình trạng răng Implant bị dắt thức ăn.
Để khắc phục, bác sĩ sẽ cấy ngang mức xương đối với khách hàng có phần nướu dày. Riêng với những trường hợp có mô lợi mỏng khoảng 2-3mm, bác sĩ cần áp dụng kỹ thuật cấy Implant âm xương để nướng dày hơn. Sau khi xử lý xong, bạn sẽ không còn gặp phải tình trạng bị dắt thức ăn ở chân răng Implant nữa.
Thông qua những chia sẻ trong bài viết vừa rồi, nha khoa Shark hy vọng mọi người đã hiểu rõ hơn về các nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng răng Implant bị dắt thức ăn. Khi gặp phải tình trạng này, bạn cần nhanh chóng liên hệ với bác sĩ để được thăm khám và tư vấn cách xử lý thích hợp. Trong thời gian này, bạn cũng cần ăn uống theo chế độ thích hợp và thực hiện vệ sinh răng miệng cẩn thận. Ngoài ra, hãy đến nha khoa thăm khám định kỳ từ 3-6 tháng 1 lần để bác sĩ hỗ trợ bạn theo dõi tình hình răng miệng thật sát sao. Nếu có bất cứ vấn đề phát sinh nào, bác sĩ sẽ phát hiện kịp thời và có hướng xử lý thật hiệu quả.
Прокомментируйте статью