- По умолчанию
- Больше
Bọc răng sứ là phương pháp thẩm mỹ răng có độ bền khá cao nếu như được chăm sóc tốt. Vậy răng sứ có bị mòn không? Trong một số trường hợp răng sứ sẽ bị mòn do nhiều nguyên nhân khác nhau. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản nhất về cách ngăn chặn và khắc phục tình trạng mòn răng sứ hiệu quả và ăn toàn nhất. Hãy cùng Акула Стоматология tham khảo ngay nhé!
Răng sứ có bị mòn không?
Răng sứ có bị mòn không còn tùy thuộc vào cách chăm sóc răng miệng của người dùng và chế độ ăn uống hàng ngày. Răng sứ có thể bị mòn nếu người dùng không biết cách chăm sóc răng miệng hợp lý, chuẩn khoa học.
Nếu người dùng có cách chăm sóc răng miệng và ăn uống khoa học thì răng sứ sẽ ít bị mài mòn và ngược lại.
Khi răng sứ bị mòn, lớp ngoài cùng của răng sứ sẽ bị tổn thương, bề mặt răng sứ lúc này sẽ phẳng hơn so với thông thường, bạn sẽ nhận thấy điều này nếu quan sát kỹ.
Răng sứ bị mòn lâu ngày sẽ bị giảm tuổi thọ và chất lượng sử dụng, răng thật của người dùng sẽ bắt đầu trở nên nhạy cảm hơn.
Vì sao răng sứ bị mòn?
Vừa rồi là đáp án cho câu hỏi răng sứ có bị mòn không, nhưng răng sứ bị mòn là do đâu? Sau đây là những nguyên nhân khiến cho răng sứ bị mòn.
- Thường xuyên sử dụng nước ngọt có gas
Trong nước ngọt có gas có chứa thành phần Axit Citric và Axit Photphoric – đây là những chất có thể khiến cho răng sứ bị mòn. Những chất này có thể làm mòn cả răng sứ lẫn răng thật.
- Chỉ nhai thức ăn một bên
Những chiếc răng thường xuyên ăn nhai sẽ phải chịu lực ma sát lớn, lâu dần sẽ khiến cho những chiếc răng này bị mòn.
- Thói quen không tốt
Nghiến răng là một trong những thói quen có thể khiến cho răng sứ nhanh chóng bị mài mòn, bởi vì răng phải chịu tác động lớn từ lực ma sát.
- Vệ sinh răng miệng không đúng cách
Nếu sử dụng bàn chải có lông chải quá cứng, hoặc dùng lực chải răng quá mạnh thì răng sứ sẽ rất nhanh chóng bị mòn.
- Một số nguyên nhân khác
Răng sứ có bị mòn không phụ thuộc vào các nguyên nhân khác khiến cho răng sứ bị mòn như: Trào ngược dạ dày, sai khớp cắn, răng sứ bị xỉn màu do ăn nhiều trái cây chứa nhiều axit như: Cam, chanh, bưởi,…
Cách khắc phục răng sứ bị mòn
Để khắc phục tình trạng răng sứ bị mòn, bạn có thể thực hiện những cách sau đây.
- Bọc răng sứ mới
Nếu răng sứ bị mòn nhiều khiến cho bạn gặp khó khăn trong quá trình ăn uống, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính thẩm mỹ của hàm răng, thì cách khắc phục duy nhất trong trường hợp này chính là bọc răng sứ mới.
Bọc răng sứ mới sẽ giúp bạn bảo vệ răng tốt hơn, cải thiện khả năng ăn nhai và tính thẩm mỹ của hàm răng.
- Đeo máng nhai
Đeo máng nhai là cách khắc phục tình trạng răng sứ bị mòn do thói quen nghiến răng.
Máng nhai được chế tạo từ chất nhựa mềm lành tính, bạn có thể đeo vào buổi tối khi đi ngủ để hạn chế tác động nghiến răng.
Bên cạnh đó, đeo máng nhai còn là giải pháp lý tưởng dành cho những người bị trào ngược dịch vị, máng nhai sẽ giúp bạn cách ly giữa răng và axit dạ dày.
- Nhai đều
Nếu răng sứ bị mòn mặt nhai, điều bạn cần nhanh chóng thực hiện để khắc phục tình trạng này chính là thay đổi cách nhai thức ăn.
Hãy nhai đều cả 02 bên hàm thay vì chỉ nhai bằng 01 bên, chú ý cân chỉnh khớp cắn, hạn chế sử dụng thức ăn có dạng quá cứng như: Đậu phộng, càng ghẹ, càng cua,…
- Thay đổi cách chải răng
Thay đổi cách chải răng cũng là một trong những cách có thể giúp bạn khắc phục tình trạng răng sứ bị mòn.
Hãy ưu tiên sử dụng những loại bàn chải đánh răng có lông chải mềm, dùng lực chải răng nhẹ nhàng để răng sứ không bị mòn.
- Hạn chế thức ăn không lành mạnh
Răng sứ có bị mòn không phụ thuộc vào thói quen sử dụng những thức ăn không lành mạnh. Để khắc phục tình trạng này, bạn cần hạn chế sử dụng những thức ăn, thức uống như: Nước ngọt có gas, rượu bia, thức ăn chứa nhiều đường,…
- Sử dụng loại thuốc thích hợp
Nếu bạn đang cần phải sử dụng những loại thuốc có chứa axit hoặc sắt thì nên hạn chế sử dụng thuốc có dạng nhai hoặc ngậm quá lâu trong miệng, đây chính là cách khắc phục tình trạng răng sứ bị mòn hiệu quả.
>>> Xem thêm: Bọc răng sứ giá bao nhiêu tiền?
Vừa rồi là một số thông tin và lời khuyên về răng sứ có bị mòn không. Hy vọng bạn đã hiểu rõ hơn về vấn đề này và có thể chăm sóc răng sứ của mình tốt hơn. Chúc bạn luôn luôn có một nụ cười trắng sáng như mong đợi!
Прокомментируйте статью