- По умолчанию
- Больше
Sâu răng là bệnh lý phổ biến thường gặp trong giai đoạn phát triển răng ở trẻ em do lúc này trẻ chưa có thói quen chăm sóc và bảo vệ răng miệng. Khi trẻ bị sâu răng hàm sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới chức năng nhai cắn và sức khỏe răng miệng, thậm chí là bị mất răng vĩnh viễn. Do đó, nhiều phụ huynh thắc mắc nếu trẻ bị sâu răng hàm có mọc lại không và nên xử lý như thế nào?
Khi nào trẻ mọc răng hàm?
Trẻ bắt đầu mọc chiếc răng hàm đầu tiên (răng số 4) trong khoảng thời gian từ 13-19 tháng tuổi và mọc chiếc răng hàm thứ 2 (răng số 5) trong khoảng thời gian từ 25-33 tháng tuổi. Tùy vào cơ địa của từng trẻ, thời gian mọc răng hàm sẽ sớm hoặc muộn hơn.
Đến khi 24 tháng tuổi, trẻ sẽ có tổng cộng 8 chiếc răng hàm. Sau đó, trẻ bắt đầu quá trình thay răng sữa và mọc răng vĩnh viễn đến khi 12 tuổi. Trong khoảng thời gian này, trẻ sẽ mọc thêm 2 chiếc răng hàm số 6 và số 7. Lúc này, trên cung hàm của trẻ sẽ có tổng cộng là 16 chiếc răng hàm ở cả 2 hàm trên và dưới.
Giai đoạn từ 17-25 tuổi, trẻ sẽ mọc thêm chiếc răng hàm số 8 (răng khôn). Tổng số răng hàm của trẻ lúc này sẽ là 18 chiếc chia đều cả 2 hàm.
Nguyên nhân trẻ bị sâu răng hàm
Trẻ em dễ bị sâu răng, đặc biệt là vị trí răng hàm. Nguyên nhân chính gây nên tình trạng sâu răng hàm là do thói quen vệ răng miệng và chế độ ăn uống của trẻ.
Thói quen vệ sinh răng miệng
Đây là nguyên nhân chủ quan từ phía phụ huynh khi không theo dõi sát sao trẻ nhỏ trong quá trình vệ sinh răng miệng. Trẻ em thường chưa hình thành được ý thức, thói quen vệ sinh làm sạch răng miệng hàng ngày. Trong quá trình ăn uống, nhất là khi trẻ ăn nhiều đồ ngọt nếu không làm sạch cẩn thận răng miệng sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn tích tụ và phát triển, gây ra tình trạng sâu răng.
Chế độ ăn uống
Thói quen ăn đồ ngọt của trẻ là nguyên nhân chính gây nên tình trạng sâu răng. Mặc dù đường quan trọng với trẻ nhưng sử dụng quá nhiều sẽ làm ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng của trẻ.
Khi trẻ ăn các thực phẩm chứa nhiều đường sẽ làm mảng bám tích tụ trên bề mặt răng nhiều hơn. Vi khuẩn sẽ phát triển mạnh mẽ, tấn công men răng và cấu trúc răng. Từ đó xuất hiện các lỗ sâu trên răng gọi là sâu răng.
Trẻ bị sâu răng hàm có ảnh hưởng gì?
Trẻ bị sâu răng hàm sẽ tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển răng miệng. Một số tác hại khi trẻ bị sâu răng hàm mà cha mẹ cần lưu ý:
- Răng hàm có chức năng chính là nhai, xé và nghiền nát thức ăn trước khi đưa xuống hệ tiêu hóa. Do đó, khi bị sâu răng hàm sẽ ảnh hưởng tới chức năng nhai cắn của trẻ. Đồng thời, thức ăn không được nghiền nát kỹ sẽ khiến hệ tiêu hóa hoạt động nhiều hơn. Lâu dần sẽ gây ra một số vấn đề về hệ tiêu hóa.
- Răng hàm sữa sâu sẽ có xu hướng rụng sớm hơn, làm cho phần lợi của trẻ bị khô lại và dày hơn. Điều này khiến răng vĩnh viễn mọc sai hướng, mọc chậm và thậm chí là không thể mọc. Tình trạng này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới chức năng nhai cắn và thẩm mỹ khuôn mặt sau này của trẻ.
- Khi bị sâu răng hàm sẽ gây đau nhức kéo dài. Trẻ sẽ cảm thấy chán ăn và bỏ bữa nhiều hơn. Tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng nghiêm tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Trẻ có thể bị rối loạn tiêu hóa, sụt cân,…
- Trường hợp trẻ bị sâu răng hàm nếu không điều trị sớm sẽ khiến răng sâu nghiêm trọng hơn, gây ra nhiều biến chứng răng miệng nguy hiểm như: Viêm nha chu, viêm tủy, áp xe răng,…
Trẻ bị sâu răng hàm có mọc lại không?
Trong trường hợp trẻ bị sâu răng hàm số 4 và số 5 thì có thể mọc lại được. Bởi đây là 2 chiếc răng hàm thuộc bộ răng sữa và sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn trong khoảng từ 6-12 tuổi. Lưu ý, cha mẹ không nên tự ý nhổ bỏ răng hàm số 4 và số 5 của trẻ khi bị sâu vì có thể dẫn đến tình trạng mọc chậm răng. Cha mẹ hãy đưa con tới nha khoa uy tín để được bác sĩ điều trị.
Tuy nhiên, nếu trẻ bị sâu răng hàm số 6, số 7 và số 8 thì sẽ không thể mọc lại được. Đây là những chiếc răng hàm thuộc bộ răng vĩnh viễn, chỉ mọc 1 lần duy nhất trong đời và không thể thay thế bằng bất kỳ răng nào. Do đó, cha mẹ chú ý chăm sóc răng miệng cho trẻ thật tốt để tránh tình trạng sâu răng hàm.
Trẻ bị sâu răng hàm nên xử lý như nào?
Khi trẻ bị sâu răng hàm, cha mẹ cần đưa trẻ tới địa chỉ nha khoa uy tín để được bác sĩ kiểm tra và xử lý kịp thời, giúp bảo vệ tốt sức khỏe răng miệng cho trẻ và tránh những biến chứng nguy hiểm.
- Trường hợp sâu răng hàm số 4 và số 5: Bác sĩ sẽ điều trị triệt để tình trạng sâu răng ở trẻ bằng phương pháp hàn trám răng hoặc nhổ bỏ, giúp tránh lây lan sang các bên cạnh. Các răng hàm này sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn khi trẻ đến giai đoạn thay răng.
- Trường hợp sâu răng hàm số 6, số 7 và số 8: Trẻ cần được kiểm tra mức độ sâu răng cụ thể. Nếu bị sâu răng sữa nhẹ thì trẻ sẽ được khắc phục bằng phương pháp hàn trám răng. Trường hợp nặng hơn sẽ được bác sĩ chỉ định thực hiện điều trị nội nha. Trong một số trường hợp bắt buộc sẽ thực hiện nhổ bỏ, nhưng sau đó cần có biện pháp khôi phục chiếc răng đã mất để đảm bảo chức năng của răng trên cung hàm diễn ra tốt nhất.
Tham khảo thêm: Chi phí nhổ răng sâu bao nhiêu tiền?
Ngoài ra, cha mẹ nên cho trẻ thăm khám nha khoa định kỳ 6 tháng/lần để kiểm soát tốt những vấn đề răng miệng của trẻ.
Câu hỏi liên quan khi trẻ bị sâu răng
Dưới đây là một số câu hỏi bạn nên quan tâm khi trẻ bị sâu răng:
Trẻ 3 tuổi bị sâu răng hàm phải làm sao?
Đối với các bé 3 tuổi bị sâu răng hàm, bố mẹ cần đưa bé tới nha khoa để có những phương pháp điều trị hợp lý. Những phương pháp thường được sử dụng: tái khoáng men răng, hàn trám răng, nhổ răng. Cụ thể về từng cách điều trị như sau:
Điều trị tái khoáng men răng
Khi sâu răng ở giai đoạn đầu, vết sâu răng mới xuất hiện, bác sĩ sẽ thực hiện khôi phục khoáng chất cho răng. Phương pháp này thực hiện rất đơn giản với mục đích tái tạo lại mô răng bị hư hỏng. Trong quá trình thực hiện, bác sĩ sẽ thực hiện nhẹ nhàng, nhanh chóng để bé cảm thấy thoải mái.
Trám răng hàm sâu cho bé 3 tuổi
Khi răng xuất hiện những vết sâu đen, lỗ sâu nhỏ trên bề mặt răng, bác sĩ sẽ thực hiện hàn trám răng cho bé. Phương pháp này sẽ cải thiện tình trạng sâu răng hiệu quả. Đồng thời, bé không cần phải nhổ răng, duy trì sự an toàn tối đa cho toàn bộ hàm răng.
Quá trình hàn trám răng sẽ được thực hiện nhanh chóng, tạo cho bé những trải nghiệm thoải mái để không có những tâm lý lo sợ cho những lần tới nha khoa tiếp theo.
Bé 5 tuổi bị sâu răng hàm phải làm sao?
Khi 5 tuổi, trẻ vẫn giữ nguyên răng sữa, vì vậy vấn đề sâu răng thường xuất hiện ở răng sữa. Các chuyên gia nhấn mạnh vai trò quan trọng của răng sữa trong quá trình nhai thức ăn và hỗ trợ phát âm cho trẻ. Đặc biệt, với trẻ 5 tuổi, việc bảo tồn răng sữa một cách tối ưu là quan trọng, giúp chuẩn bị cho giai đoạn thay răng sẽ đến, khi đó bộ răng mới sẽ không bị lệch lạc, không khấp khểnh hay hô vẩu.
Trẻ 7 tuổi bị sâu răng hàm phải làm sao để điều trị triệt để?
Để điều trị triệt để tình trạng sâu răng hàm ở trẻ 7 tuổi, bác sĩ sẽ cần thăm khám kỹ lưỡng, xác định mức độ và xây dựng phác đồ điều trị thích hợp.
Bác sĩ sẽ chia tình trạng sâu răng hàm ở trẻ thành 3 mức độ: Sâu răng mới chớm, sâu răng nặng và sâu răng nghiêm trọng. Căn cứ vào mỗi mức độ khác nhau sẽ có cách điều trị khác nhau.
Khi sâu răng mới chớm
Sâu răng hàm mới chớm ở trẻ 7 tuổi được xếp vào mức độ nhẹ, khi phụ huynh đưa trẻ đến nha khoa thăm khám kịp thời sẽ có thể điều trị dứt điểm. Bác sĩ sẽ thực hiện phương pháp tái khoáng để giúp trẻ phục hồi men răng. Phương pháp này mạng lại cho trẻ nụ cười khỏe mạnh và tươi sáng như trước.
Khi sâu răng nặng
Trong trường hợp trẻ bị sâu răng hàm ở mức độ nặng, nếu những tổn thương chưa lan rộng thì phụ huynh không cần quá lo lắng. Để điều trị, bác sĩ sẽ tiến hành trám răng cho trẻ, đây là giải pháp hữu hiệu có thể giúp trẻ khôi phục lại thẩm mỹ của răng.
Tuy nhiên, sau khi trẻ trám răng, phụ huynh cần hạn chế cho trẻ ăn nhai các thực phẩm cứng để không làm miếng trám bị bong tróc.
Khi sâu răng nghiêm trọng
Trong trường hợp trẻ 7 tuổi bị sâu răng hàm nghiêm trọng, vi khuẩn đã lây lan đến tủy và chân răng, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ răng hàm bị sâu. Đây là cách điều trị duy nhất có thể thực hiện để bảo toàn các răng kế cận. Tuy nhiên, nếu nhổ răng sữa bị sâu, thì quá trình mọc răng vĩnh viễn của trẻ sẽ ít nhiều bị ảnh hưởng.
Như vậy, so với cách điều trị, cách phòng ngừa sâu răng hàm cho trẻ 7 tuổi có vai trò quan trọng hơn rất nhiều. Phụ huynh hãy chú trọng vào quá trình hướng dẫn trẻ chăm sóc răng miệng đúng cách, nhờ đó trẻ sẽ có được sức khỏe tốt trong giai đoạn đầu đời.
Bài viết đã giải đáp rõ cho các bạn đọc về vấn đề “Trẻ bị sâu răng hàm có mọc lại không?”. Răng hàm bị sâu sẽ có thể mọc lại hoặc không tùy theo từng vị trí răng. Do đó, bố mẹ cần chăm sóc sức khỏe của bé tốt nhất, đồng thời thường xuyên thăm khám nha khoa đình kỳ để hàm răng của bé đều đẹp, chắc khỏe trong tương lai
Прокомментируйте статью